Nỗi buồn của một người thầy trong ngày nhà giáo

Thứ tư - 19/11/2014 20:22

Nỗi buồn của một người thầy trong ngày nhà giáo

Có thêm một ngày ‘tết’, cũng có nghĩa là thêm một ngày nghỉ với cộng hưởng rất nhiều niềm vui, riêng tôi, bao giờ đến ngày này, cũng là quẩn quanh những chuyện càng nghĩ càng thấy rõ bóng dáng của nỗi buồn…
Đăng Bởi- 17:54 19-11-2014
Minh họa.

Minh họa.
Bạn đã bao giờ chịu khó quan sát cảnh hàng đoàn học sinh tiểu học tíu tít, vội vã và nhọc nhằn mải miết ‘bơi’ trong mưa (ngày 20.11 thường là một ngày mưa gió não nề) để cho kịp ngày, kịp giờ đến ‘điểm danh’ với thầy, với cô bởi cha mẹ chúng nói với chúng rằng không có mặt ở nhà thầy cô trong ngày đó là một trong những điều không thể được.

Ngày đó, những đứa trẻ tội nghiệp ‘của tôi’ chưa đi chợ, mua bán bao giờ, rủ nhau chung tiền lại, mua quà cho các thầy cô. Cuốn sổ hay bó hoa giá thật chỉ mươi ngàn đồng, được những kẻ đang mài dao chực chờ sẵn, ‘chém’ không thương tiếc. Kết quả là thầy cô rẻ rúng những món quà bọt bèo đó (với lũ trẻ là ngược lại) còn hàng ngàn, hàng vạn đứa trẻ khác ướt lướt thướt, bụng lép kẹp, chẳng khác chi cảnh “mệt lử cò bợ” của những thân cò trong chiều mưa gió bấc sụt sùi…

Thời @ còn có thêm một nỗi buồn: Trang face hay mail nhận được hàng trăm lời chúc tụng mà, xem ra, người được chúc chỉ là một kẻ ăn theo đáng thương, tội nghiệp đến não nề. Tôi đã xóa hàng trăm lá thư như thế ngay trong buổi trưa ngày 19.11. 

Tôn vinh và hạnh phúc nếu không đến cùng một lần thì thực sự là nỗi đau. Người Nhật có câu rằng: “Sự xúc động chân thành trước nỗi bất hạnh là cội nguồn của cái đẹp”. Nếu trong ngày ‘tết’ rất đáng được nhắc nhở và lưu tâm ấy, sự làm phiền quả thực là món khai vị nhạt nhẽo những bọt bèo như sóng từ mái chèo quẫy mãi những chuyến đó ngang.

 

Có tàn nhẫn và độc ác quá không? Có lẽ là có bởi dù sao, cũng nên cảm ơn vì cái sự được ăn theo. Chẳng hạn: Chúc mừng Tr.T.V và 39 người khác – tên tôi nằm trong cái số 39 người bùng nhùng đó. Nếu như có tâm, có tình mà không muốn mất công, chỉ muốn hoàn thành một thủ tục gọi là của cái gọi là thì có đáng được coi là tình cảm thật sự hay không?

 

Đức Bodhidharma dạy: Trên đời này có ba điều không thể bán mua là thời gian sống, hiểu biết và sự chân thành. Tôi không muốn nhận một lời chúc ăn theo, đành phải viết và nói rằng cho tôi gửi lời xin lỗi, đành rằng hơi kiêu ngạo nhưng thật sự là rất buồn bởi tôi ăn theo các thầy cô trẻ thua tôi hàng chục tuổi, tội nghiệp quá cho tôi.

Cách đây gần 20 năm, Khoa lịch sử, trường Đại học Khoa học Huế chúng tôi đã tạo ra một ‘tục lệ’ tuyệt vời: ngày 20 tháng 11, cấm SV đến nhà các thầy cô mà khoa chỉ nhận lời chúc mừng tại khoa, chung cho tất cả các cô thầy. Tôi nghĩ và tin đó là cách làm hay vì cái chung đó là cần thiết (khác hẳn khi gửi mail riêng nhưng lại chung ăn theo): nó loại trừ mọi sự phiền hà cho cả hai phía; nó chấm dứt hẳn cái cảnh thở dài và mong ngóng xót xa; nó đem đến sự tin yêu thật sự cho cả thầy và trò; nó khẳng định rằng dù xã hội có nhiễu nhương thế nào chăng nữa vẫn còn đó những bến bờ thật đẹp, thật sáng trong cho con người yêu thương và trân trọng lẫn nhau; nó chấm dứt mọi phiền muộn khi thầy phải tiếp trò trong căn phòng mười mấy mét vuông chẳng có chỗ để ngồi; nó minh định rằng, có SV nào đó không thể đến, không thể ‘trình làng’ có thể yên tâm với cái lẽ bình thường…

Tôn vinh và hạnh phúc nếu không đến cùng một lần thì thực sự là nỗi đau. Người Nhật có câu rằng: “Sự xúc động chân thành trước nỗi bất hạnh là cội nguồn của cái đẹp”. Nếu trong ngày ‘tết’ rất đáng được nhắc nhở và lưu tâm ấy, sự làm phiền quả thực là món khai vị nhạt nhẽo những bọt bèo như sóng từ mái chèo quẫy mãi những chuyến đó ngang. Tại sao phải ‘đi’, phải ‘chạy’ trong cái khoảnh khắc mà sự thăng hoa của tâm hồn và trí tuệ khai mở cho nhiều lắm những tinh hoa của dân tộc, giống nòi? Sinh viên đích thực là tinh hoa của cả giống nòi.

Thời @ còn đem đến muôn nỗi xót xa. Ngày trước, ‘thuở xưa’ thầy nói chưa chắc đã đúng nhưng SV không thể chứng minh. Thời nay, chỉ một vài thao tác cỏn con, mọi sự dốt nát và lạc hậu của thầy, cô không có chốn nương thân. Ấy vậy mà vẫn còn đó những con người mang danh thầy cô “dũng cảm’ hơn cả kẻ đốt đền: Họ cứ rao giảng mớ kiến thức cũ rích sai bét be mà chưa thấy xấu hổ và nao núng, bao giờ! Cầu mong cho đội ngũ thầy cô ngày mai, ngày kia ít dần đi những nỗi đau trên không ít các giảng đường…

Ngày ‘tết’ chỉ có người chập cheng mới đem kể những câu chuyện buồn. Nhưng cái sự buồn đó có lẽ, ít nhiều tác động đến những niềm vui. Bởi cái lẽ hiển nhiên và tự nhiên hơn cả chuyện đất, chuyện trời: Sao cứ nói mãi về một vài ngành nghề vinh quang nào đó, tức là gián tiếp chê bai vô số những nghề không sánh được với ‘vinh quang’?

Hãy nghĩ và tin rằng, nghề dạy học cũng như nhiều nghề nghiệp khác, luôn có không ít niềm vui đan chẻ vô số những nỗi buồn. Hãy dạy hay làm bất cứ điều gì mà mình thích, mình muốn theo đúng bổn phận, đó là sự vinh quang không thể thảng thốt lẫm lần…

Huế, 19.11.2014
 

Tác giả bài viết: Hà Văn Thịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập85
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm84
  • Hôm nay10,887
  • Tháng hiện tại274,049
  • Tổng lượt truy cập35,920,394
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây