Nước mắt rơi trong diễn văn của Đức Giáo Hoàng tại Quốc Hội Mỹ .

Thứ tư - 30/09/2015 10:47

Nước mắt rơi trong diễn văn của Đức Giáo Hoàng tại Quốc Hội Mỹ .

WASHINGTON DC - Đức Giáo Hoàng Francis hôm Thứ Năm thách thức nước Mỹ việc đón nhận hàng triệu di dân bất hợp pháp và tham gia chiến dịch toàn cầu chống biến đổi khí hậu và nghèo đói.

 
Thursday, September 24, 2015 6:46:59 PM 


 
Đức Giáo Hoàng Francis nói chuyện tại Quốc Hội Hoa Kỳ, sau lưng ngài là Phó Tổng Thống Joe Biden (trái) và Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner. (Hình: AP/Carolyn Kaster)
 

Theo CNN, qua bài diễn văn có lẽ làm hài lòng giới cấp tiến, ngài còn kêu gọi một nền kinh tế công bình trên toàn thế giới, hủy bỏ án tử hình, bảo vệ chủng tộc và tôn giáo của dân thiểu số, đặt ngoài vòng pháp luật việc mua bán vũ khí và bảo vệ gia đình.
Bài diễn văn cho thấy sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng Francis như là một lãnh đạo chính trị toàn cầu, thay vì chỉ là tiếng nói tâm linh hay đạo đức.
Lời lẽ táo bạo của ngài định mức cho những vấn đề đè nặng nhất trên đất nước Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng đến Quốc Hội và cuộc chạy đua vào ghế tổng thống trong những tháng tới.
Thực hành như lời thuyết giảng, vị giáo hoàng của đại chúng, cầu nguyện và ăn uống với người vô gia cư, kể cả đứng gần với đám đông ngưỡng mộ ngài để họ có thể chụp “selfie.”
Đức Giáo Hoàng, người được reo hò khi bước vào sàn Quốc Hội và nhiều lần được toàn thể các vị dân cử đứng dậy vỗ tay ngợi ca trong khi ngài đọc diễn văn, đã không quở trách các nhà làm luật.
Âm vang lời lẽ của ngài như đang thuyết giảng hoặc nói chuyện tâm tình. Nhưng ngài không tránh né đưa ra những thông điệp chính trị một cách thẳng thừng.
Ngài ngầm phản bác quan điểm của một số người bảo thủ, trong đó có ứng cử viên tổng thống dẫn đầu đảng Cộng Hòa, Donald Trump, người tuyên bố rằng cần phải trục xuất hơn 10 triệu di dân bất hợp pháp.
Ngài ngụ ý rằng làm như thế sẽ xóa hết mục đích của nước Mỹ thời lập quốc như là một đất nước của những di dân đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngài nói, trong khi Phó Tổng Thống Joe Biden và Chủ Tịch Hạ Viện, cả hai đều là người Công Giáo, chăm chú nhìn: “Chúng ta, người của lục địa này, không sợ người ngoại quốc, vì hầu hết chúng ta đều từng là người ngoại quốc.”
Trước một cử tọa gồm các dân cử, chỉ huy quân đội, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện và quan chức chính phủ, Đức Giáo Hoàng nói: “Tôi nói điều này với tư cách là con của những di dân, ý thức được rằng rất nhiều người trong số quí vị cũng là hậu duệ của di dân.”
Ngài khẳng định rõ ràng sự liên hệ giữa di dân bất hợp pháp ở Mỹ với sự đổ xô ồ ạt vào Âu Châu của dân Syria và của các nước khác để tránh nạn chiến tranh đang dày xéo ở Trung Đông.
Đề cập đến di dân từ Trung và Nam Mỹ, ngài tiếp: “Trên lục địa này cũng vậy, hàng ngàn người di chuyển lên hướng Bắc để tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính họ và cho người thân yêu của họ, để mưu tìm một cơ hội to lớn hơn.”
Theo ngài, họ cần được đối xử như người đi tìm nơi nương náu thay vì như những kẻ lợi dụng biên giới thiếu canh phòng chặt chẽ để thâm nhập vào.
Như trách móc những chính trị gia mạnh mẽ chỉ trích các đợt di dân bất hợp pháp, ngài nói: “Chúng ta chớ nên kinh sợ họ qua những con số mà hãy xem họ như con người, hãy nhìn vào mặt họ và lắng nghe câu chuyện của họ.”
Kế đó, trích dẫn Thánh Kinh, Đức Giáo Hoàng nói: “Hãy nhớ Nguyên Tắc Vàng Ngọc: 'Hãy đối xử với người khác như họ làm với chính con.”
Ngài kêu gọi các dân cử vốn thường gấu ó nhau hãy noi gương các bậc anh hùng vĩ đại của đất nước, như Martin Luther King Jr và Abraham Lincoln.
Người ta nhận thấy bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng gây xúc động mạnh nơi các dân cử Mỹ. Chủ Tịch Hạ Viện, John Boehner, người có đôi mắt đẹp nổi tiếng, chùi nước mắt trong khi lắng nghe Giáo Hoàng thuyết giảng.
Đức Giáo Hoàng có vẻ như muốn nhắc lại những tin về bạo động chủng tộc mà giới truyền thông nói đến nhiều hồi năm ngoái và sự tranh luận về vị trí của người Hồi Giáo ở xã hội Mỹ, vừa trở thành đề tài trong thời gian gần đây.
Đề cập đến những xáo trộn làm phân rã Trung Đông, ngài cảnh cáo rằng thế giới đang ngày mỗi trở thành một nơi đặt nặng vào giáo điều và “tàn bạo,” nhân danh tôn giáo.
Hiểu rõ rằng nhiều người bảo thủ trong Quốc Hội còn bán tín bán nghi rằng nhân loại góp tay vào tình trạng hâm nóng toàn cầu, ngài kêu gọi một nỗ lực can đảm và trách nhiệm hầu đảo ngược “tình trạng tàn phá môi sinh do bàn tay con người gây nên” và thêm rằng Quốc Hội có “vai trò quan trọng cần phải đảm trách.”
Ngài cũng ca ngợi những nỗ lực trong những tháng gần đây “hầu vượt qua những dị biệt lịch sử, liên kết với những giai đoạn đau buồn của quá khứ,” khi đề cập đến sự chấp thuận lập trường hòa giải đầy tranh cãi đối với Cuba và Iran.
Đức Giáo Hoàng phê phán chủ nghĩa tư bản toàn thế giới và bác bỏ chỗ đứng của chủ nghĩa này trong việc đưa hàng triệu người ra khỏi tình trạng nghèo đói.
Ngài công nhận rằng “kinh doanh là môt nghề cao quí, trực tiếp mang lại sự giàu có và cải thiện thế giới.”
Nhưng ngài nhắc nhở rằng nên chia sẻ sự thịnh vượng đó và hướng đến việc “tạo ra công ăn việc làm.”
Đức Giáo Hoàng cũng khuyên các thành viên của một Quốc Hội, đang chia rẽ và thiếu sự ưa chuộng của quần chúng, cần phải cùng nhau tiến lên trong tinh thần huynh đệ quảng đại.
Về việc hôn nhân đồng tính đang trở nên ngày càng phổ thông và vừa được Tối Cao Pháp Viện ủng hộ rộng rãi trên toàn quốc vào đầu năm nay, ngài nói: “Tôi không thể che giấu mối quan ngại của tôi về quan hệ gia đình.”
Ngài cho rằng quan hệ căn bản đang được đặt lại vấn đề, cũng như căn bản của hôn nhân và gia đình.”
Phát biểu của Đức Giáo Hoàng được ca ngợi nhiệt liệt, đặc biệt từ phe Cộng Hòa, khi ngài nói về nhu cầu “cần bảo vệ cuộc sống của con người ở mọi giai đoạn phát triển của nó,” khi đề cập đến việc phá thai.
Tuy nhiên ngài chỉ nhận được sự vỗ tay hời hợt khi nói đến việc hủy bỏ án tử hình trên toàn thế giới.
Quốc Hội tỏ ra bất đồng quan điểm giữa hai đảng khi Đức Giáo Hoàng đề cập đến vấn đề hâm nóng toàn cầu và vấn đề di dân, vốn được phe Dân Chủ hoan nghênh trong khi phe Cộng Hòa thì không.
Sau khi đưa ra vài nhận định ngắn ngủi bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Giáo Hoàng Francis kết luận bằng câu nói tiếng Anh: “Thượng Đế phù hộ cho nước Mỹ!” (TP)



 
 -------------------------




Đức Thánh Cha Phanxicô mắng yêu "Các con là một lũ điên'
Trần Mạnh Trác9/28/2015



"Các con đúng là một lũ điên" là lời mắng yêu cuả ĐTC với gia đình Zemborain, trong khi 4 đưá bé ôm chặt lấy Ngài, không thể rời ra được.

Gia đình anh Catire Walker và chị Noel cùng 4 đứa con đã thực hiện thành công một chuyến du hành dài 13 ngàn dặm (21 ngàn km, 14 lần chiều dài VN từ Bắc xuống Nam 1500km) từ Argentina tới Philadephia để tham dự Ngày Đại Hội Gia Đình Thế Giới. Cuộc du hành kéo dài 194 ngày, vượt qua 12 cửa khẩu biên giới, trên một chiếc xe 'van' Volkswagen đã cũ.

Anh Walker tạm nghỉ công việc tiếp thị thực phẩm cho các quán ăn cuả mình, dùng tiền tiết kiệm và vận động quyên góp thêm ở trên Mạng để trang trải chi phí cho chuyến đi. Trên đường, chị Noel lo dạy các đứa con tiếp tục việc học hành theo một chương trình trực tuyến cuả Argentina. Họ đã được hàng chục gia đình mời ở lại nhà.

DTC Phanxicô cho biết Ngài đã biết được chuyến đi cuả họ nhờ đọc bài cuả họ trên trang Facebook.

Trên trang Facebook cuả họ, họ viết như sau:

"Chúng tôi là một gia đình Argentina: Carmin (2 tuổi), Mia (5 tuổi), Dimas (8 tuổi), Cala (12 tuổi), Noël (38 tuổi) and Catire (40 tuổi). Vào tháng 3 2015, chúng tôi đã bắt đầu một cuộc hành hương (trên chiếc xe Kombi VW 1980) từ Buenos Aires, Argentina đi tới Philadelphia, USA, là nơi mà đại hội Gia đình Thế Giới sẽ họp có sự tham dự cuả DTC Phanxicô. Chúng tôi đã quyết định từ lâu là sẽ thực hiện dự án (project) mà chúng tôi mơ ước này khi các đứa con lớn đủ và để làm cho dự án trở thành một kinh nghiệm sâu sa về gia đình. Tại sao vậy?

Tán dương gia đình. Đó là một món quà mà chúng tôi muốn để lại làm gia sản cho các con cuả chúng tôi và để chia sẻ với những người khác. Chúng tôi không phải là đi dự một ngày lễ cũng không phải là tham gia một cuộc đua. Chúng tôi đơn giản chỉ muốn bước ra ngoài và gặp gỡ các gia đình khác. Nhận biết họ, chia sẻ một phần của cuộc sống của họ, tìm hiểu để nắm lấy sự khác biệt cũng như sự giống nhau của chúng ta và nuôi dưỡng linh hồn chúng tôi bằng những kinh nghiệm sống trên cuộc hành trình này."

Mặc dù không có hy vọng được gặp riêng DGH, anh Walker cho biết họ nhận được một cú điện thoại vào lúc 06:00 sáng Chúa Nhật, cho biết DTC muốn gặp họ tại đại chủng viện Saint C-harles Borromeo, nơi Ngài tạm trú.

"Chúng tôi không thể tin được điều đó. Họ gọi chúng tôi sáng nay (và), chúng tôi đã như bị một cú sốc," cô Noel cho biết. "Nó giống như là gặp lại với một người bạn cũ," cô kể lại về cuộc gặp. "Ngài thật là ấm áp. Ngài nói với chúng tôi, chúng tôi là một lũ điên. Ngài đùa như vậy."

"Còn các đứa bé thì ôm chặt lấy Ngài thật là lâu. Không thể bỏ ra được. Không có lễ nghi gì cả, không có hình thức nào cả, giống như là với một người bạn vậy," họ cho biết.

...

Gia đình Zemborain sẽ tiếp tục đi du lịch cho đến tháng mười, rồi sẽ bay về nhà từ Miami. Họ dự định gửi chiếc xe về bằng đường tàu thuỷ, nhưng đã có một người bà con tình nguyện lái chiếc xe từ Florida về Buenos Aires cho họ.




----------------------


Bauxite Việt Nam ngày 28/09/2015


Biển Đông sẽ căng thẳng hơn sau khi Tập Cận Bình thăm Mỹ

HỒNG THỦY
27/09/15 07:56 (GDVN) - Obama và Tập Cận Bình ai nói nấy nghe, nguy cơ xung đột ở Biển Đông sẽ vẫn tiếp tục và thậm chí có khả năng nghiêm trọng hơn.
Lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp ở Trường Sa. Hình minh họa.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 26/9 đưa tin, trong hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ ngày 25/9, Tổng thống Obama và người đồng nhiệm Tập Cận Bình đã "giao tranh" về vấn đề Biển Đông. Học giả Đài Loan chuyên nghiên cứu về Biển Đông Tống Yên Huy bình luận, Obama và Tập Cận Bình ai nói nấy nghe, nguy cơ xung đột ở Biển Đông sẽ vẫn tiếp tục và thậm chí có khả năng nghiêm trọng hơn.
Từ năm 2014 trở lại đây, việc Trung Quốc bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) đã khiến các quốc gia trong khu vực bất an, đồng thời uy hiếp trực tiếp đến chiến lược xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ. Obama cho biết, ông đã nói với Tập Cận Bình về những quan ngại nghiêm trọng xung quanh hoạt động bồi lấp, quân sự hóa đảo nhân tạo và đe dọa tự do, an ninh hàng không hàng hải ở Biển Đông.
Tập Cận Bình thì nhắc lại cái gọi là "chủ quyền" đối với các đảo ở Biển Đông và khăng khăng nói rằng hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa "không nhằm vào và không ảnh hưởng đến quốc gia nào"?! Ông Bình nói, Trung Quốc vẫn ủng hộ quản lý tranh chấp thông qua đối thoại và bảo vệ luật pháp quốc tế, tự do qua lại ở Biển Đông.
Những phát biểu này của Tập Cận Bình chỉ là nhắc lại những gì ông đã nói với tờ The Wall Street Journal trước khi đặt chân đến Hoa Kỳ. Tống Yên Huy cho rằng, mặc dù Trung Quốc và Hoa Kỳ đều nhắc đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng mỗi nước đều tìm kiếm những gì có lợi cho mình trong luật pháp quốc tế để bảo vệ, luật pháp quốc tế không thể xử lý được vấn đề tranh chấp chủ quyền phức tạp (?!).
Trong họp báo sau hội nghị thượng đỉnh với ông Obama, ông Tập Cận Bình cũng nói rằng Trung Quốc hy vọng sẽ sớm hoàn thành đàm phán ký kết COC. Tuy nhiên thực tế Trung Quốc và ASEAN mới chỉ đạt được nhận thức chung về COC chứ không có bất kỳ tiến triển nào tiến tới ký kết bộ quy tắc này (vì Bắc Kinh tìm mọi cách chây ỳ, né tránh).
Tống Yên Huy nhận định, Bắc Kinh đang ra sức thúc đẩy cái gọi là Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21 liên quan đến các nước ven Biển Đông. Sự thúc đẩy này của Trung Quốc cùng với chiến lược an ninh quốc gia mới, sớm muôn Trung Quốc cũng sẽ khống chế Biển Đông. Trong khi đó dưới áp lực từ quốc hội Hoa Kỳ và bầu cử Tổng thống năm tới, nhiều khả năng Washington cũng sẽ có biện pháp cứng rắn hơn trên Biển Đông.
Ngày 17/9 Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ lại một lần nữa hối thúc Nhà Trắng cho Lầu Năm Góc điều tàu chiến, máy bay quân sự qua lại phạm vi 12 hải lý vùng biển và không phận quốc tế xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp và xây dựng bất hợp pháp trên 7 bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa.
Trong tình huống này học giả Tống Yên Huy nhận định, nguy cơ xung đột ở Biển Đông sẽ vẫn tiếp tục. Các nước ven Biển Đông sẽ liên kết chặt chẽ với Mỹ - Nhật - Úc chống lại xu hướng bành trướng của Bắc Kinh.


----------------------


CÓ MƯỜI CON CHIM TRÊN CÀNH CÂY

Trên cây có 10 con chim, bắn chết một, hỏi còn lại mấy con?

 
Câu đố này rất phổ biến từ lớp lớp 1 vỡ lòng, nhưng bạn đã hiểu hết các tình huống có thể xảy ra chưa.
 
(Ảnh: Getty Images)(Ảnh: Getty Images)
Trên cây có 10 con chim, người thợ săn nổ súng bắn chết 1 con, hỏi trên cây còn lại mấy con? Đáp án cuối cùng đưa ra quả là rất siêu!
 
Thầy giáo hỏi: “Trên cây có 10 con chim, người thợ săn bắn chết một con, hỏi trên cây còn lại mấy con?”
Học sinh: “Thưa thầy là dùng súng lục vô thanh hay là loại súng khác giảm thanh?”
Thầy giáo: “Không phải súng lục vô thanh mà cũng không phải loại súng khác giảm thanh”
Học sinh: “Tiếng súng có cường độ bao nhiêu?”
Thầy giáo: “Khoảng 80 -100 deciben”
Học sinh: “ Vậy âm thanh đó có thể gây chấn động đến nhói tai, đúng không thầy?”
Thầy giáo: “Đúng vậy”
Học sinh: “Ở địa phương đó, bắn chim không phạm pháp ạ?”
Thầy giáo:“Không phạm pháp”
Học sinh: “Thầy có chắc chắn là con chim đó bị bắn chết rồi không?”
Thầy giáo: “Chắc chắn”
Thầy giáo có chút không kiên nhẫn được nữa, “Thôi nào, em chỉ cần nói cho thầy biết trên cây còn lại mấy con chim là được rồi!”
Học sinh: “Dạ, nhưng trong mấy con chim đó có con nào bị điếc không ạ?”
Thầy giáo: “Không có”
Học sinh: “Trong đó có con nào có vấn đề về nhận thức không? Nghĩa là bị đần độn đến mức nghe thấy tiếng súng nổ mà không biết đường mà bay đi ấy?”
Thầy giáo: “Không có, chỉ số thông minh của chúng đều trên 200”
Học sinh: “Có con nào bị nhốt trong lồng không ạ?”
Thầy giáo: “Không có”
Học sinh: “Có con nào bị tàn tật hay là đói quá đến nỗi không bay nổi không ạ?”
Thầy giáo: “Không có, con nào cũng đều khỏe cả”
Học sinh: “Có tính cả chim con trong bụng mẹ không ạ?”
Thầy giáo: “Chúng đều là chim trống”
Học sinh: “Người thợ săn đó có bị hoa mắt không? Thầy đảm bảo là 10 con chứ?”
Thầy giáo: “10 con”
Học trò vẫn tiếp tục truy hỏi: “Có con nào ngốc đến mức không sợ chết không ạ?”
Thầy giáo: “Chúng đều sợ chết”
Học sinh: “Có con nào là tình nhân của nhau không ạ? Vì có thể một con bị bắn chết, con còn lại sẽ chủ động tự tử theo?”
Thầy giáo: “Đồ ngốc! Lúc trước không phải thầy đã nói với em chúng đều là chim trống rồi hay sao?”
Học sinh: “Có thể bắn một phát trúng hai con không ạ?”
Thầy giáo: “Không thể”
Học sinh: “Bắn một phát trúng ba con?”
Thầy giáo: “Không thể”
Học sinh: “Bắn một phát trúng 4 con?”
Thầy giáo: “Càng không thể”
Học sinh: “5 con thì sao?”
Thầy giáo hoàn toàn hết kiên nhẫn: “Thầy nói lại một lần nữa, một phát súng chỉ có thể bắn chết một con”.
Học sinh: “Vâng, tất cả những con chim ấy đều có thể tự do bay lượn chứ ạ? Khi chúng kinh sợ bay lên, liệu vì hoảng loạn mà va vào nhau không ạ?
Thầy giáo: “không thể, mỗi con chim đều tự do bay lượn”
Học sinh: “Nếu đúng như những gì thầy giáo nói”
Học sinh nói một cách đầy tự tin:“Con chim bị bắn chết ấy, nếu như vướng phải cành cây mà không bị rơi xuống, thì trên cây còn một con; còn nếu như nó bị rơi xuống thì trên cây không còn một con nào ạ”.
Chờ đến lúc học sinh trả lời xong, thầy giáo cố nén cảm xúc choáng váng đến suýt ngã xuống đất rồi run rẩy nói: “Em không cần phải học tiểu học nữa đâu, hãy lập tức ứng tuyển làm thám tử điều tra đi”.
Mai Trà biên dịch
 
   

----------------------------------














 
 

Tác giả bài viết: Quyền Đậu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập20
  • Hôm nay7,562
  • Tháng hiện tại72,525
  • Tổng lượt truy cập35,718,870
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây