Hai nhà báo đối đầu với Putin và Duterte đoạt giải Nobel Hòa Bình 2021

Thứ hai - 11/10/2021 00:18
unnamed
unnamed

OSLO, Na Uy (NV) – Bà Maria Ressa và ông Dmitry Muratov, hai nhà báo lý tưởng và can đảm, từng đối đầu với cường quyền ở Philippines và Nga, được thông báo đoạt giải Nobel Hòa Bình 2021 hôm Thứ Sáu, 8 Tháng Mười.

 

Theo Reuters, khi công bố việc trao giải thưởng, Ủy Ban Nobel Hòa Bình nói hành động này của họ là để bày tỏ sự ủng hộ về các quyền tự do phát biểu, hiện đang bị đe dọa khắp nơi trên thế giới.

Hai nhà báo đoạt giải Nobel Hòa Bình 2021: Maria Ressa (trái), và Dmitry Muratov. (Hình: Isaac Lawrence, Yuri Kadobnov/AFP via Getty Images)

Bà Berit Reiss-Andersen, nữ chủ tịch Ủy Ban Nobel Na Uy, nói trong cuộc họp báo rằng cả hai nhà báo được chọn để trao giải vì “cuộc chiến đấu can đảm cho quyền tự do phát biểu” tại quốc gia của họ.

“Cùng lúc đó họ cũng đại diện cho tất cả các nhà báo theo đuổi lý tưởng này trong một thế giới mà dân chủ và tự do báo chí đang ngày càng gặp nhiều khó khăn. Nền báo chí tự do, độc lập và căn cứ vào sự thật, giúp chống lại sự lạm quyền, gian trá và tuyên truyền sai lạc,” bà Reiss-Andersen nói thêm.

Ông Dmitry Muratov là chủ biên tờ báo Novaya Gazeta, vốn đã chống lại các áp lực từ điện Kremlin dưới thời Tổng Thống Vladimir Putin, với các cuộc điều tra nhắm vào những hành động sai trái và tham nhũng, và cũng có những phóng sự chi tiết về cuộc chiến ở Ukraine.

Khi phóng viên Reuters phỏng vấn ông Muratov sáu năm trước đây, hành lang ngay trước văn phòng của ông là nơi treo hình chân dung sáu nhà báo của tờ Novaya Gazeta bị giết kể từ năm 2001 tới khi đó, gồm cả Anna Politkovskaya, người can đảm tường trình cuộc chiến tàn bạo của Nga ở Chechnya, bị bắn chết trên cầu thang dẫn vào căn chung cư, đúng ngày sinh nhật của Putin năm 2006.

Ông Muratov, 59 tuổi, là người Nga đầu tiên đoạt giải Nobel Hòa Bình kể từ khi nhà lãnh đạo thời Xô Viết Mikhail Gorbachev, đoạt giải này năm 1990 và dùng số tiền có được để thành lập tờ Novaya Gazeta.

Bà Maria Ressa, 58 tuổi, là người đầu tiên đoạt giải Nobel Hòa Bình ở Philippines. Bà đứng đầu Rappler, một công ty truyền thông mạng, được thành lập năm 2012, và từ đó đến nay được nhiều người biết tới về các cuộc điều tra, gồm cả tình trạng giết người hàng loạt của chế độ Duterte trong cuộc chiến chống ma túy.

Bà Ressa viết trên tờ Financial Times hồi Tháng Mười Hai: “Chống lại cả một chính quyền là điều điên khùng: Tôi không hề cố ý làm điều này, nhưng đây là điều cần thiết để tôi có thể làm nhiệm vụ của mình.”

“Tôi từng bị bắt vì là nhà báo, vì dám loan tải các bài viết nói lên sự thật mà những kẻ cầm quyền không thể chấp nhận, nhưng việc bắt giữ chỉ giúp tôi cảm thấy mình tự do hơn, giúp cho tôi hiểu được những gì đang xảy ra và tiếp tục đi tới,” bà nói thêm.

Đây là lần đầu tiên giải Nobel Hòa Bình được trao cho nhà báo, kể từ khi nhà báo người Đức Carl von Ossietzky đoạt giải năm 1935 do loan tin về chương trình tái võ trang bí mật ở quốc gia của ông.

Hồi Tháng Tám, một tòa án Philippines bác bỏ vụ kiện bà Ressa về tội vu khống. Bà nói rằng bị nhắm tấn công vì đã loan tin về Tổng Thống Rodrigo Duterte


 

Nguồn tin: . (V.Giang) [qd]

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập85
  • Hôm nay7,052
  • Tháng hiện tại146,720
  • Tổng lượt truy cập35,413,001
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây