Kinh Lạy Nữ Vương

Thứ ba - 19/09/2023 23:05
tải xuống (2)
tải xuống (2)
Kinh Lạy Nữ Vương
Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy.
Thân lạy Mẹ, chúng con, con cháu E-và ở chốn khách đày kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc
than thở kêu khẩn bà thương.
Hỡi Ôi! Bà là Chủ bầu chúng con, xin ghé mặt thương xem chúng con đến sau khỏi đày, xin cho chúng
con được thấy Đức Chúa Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ.
Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen

Chú thích :

* Kinh Lạy Nữ Vương là một bài kinh cổ xưa, nguyên ngữ bằng tiếng La Tinh, và được
các nhà truyền giáo chuyển dịch sang nhiều ngôn ngữ địa phương, trong đó có tiếng Việt.
Đây là một trong những kinh quen thuộc nhất với người Công giáo, không chỉ ở Việt
Nam, mà trên toàn cầu. Kinh này thường đọc sau Kinh Kính Mừng.
* Vì được chuyển ngữ sang tiếng Việt từ thời xưa nên trong bài kinh có một số từ ngữ đến
nay ít còn được dùng, hoặc không còn rõ nghĩa với người đọc hiện đại.
Chúng ta cùng tìm hiểu một số từ cổ để hiểu hơn ý nghĩa bài kinh quen thuộc này:

"Thân lạy Mẹ" - Chữ "thân" trong cụm từ này không chỉ có nghĩa là thân mến như hiện nay ta vẫn
dùng, nhưng nghĩa cổ của nó là "thưa, bẩm, tâu", được dùng khi nói với người trên như cha mẹ ông bà.
"Thân lạy" tức là quỳ xuống mà thưa chuyện.
"Chốn khách đày" là một từ lạ với chúng ta. Nghĩa của nó có thể tra trong Đại Nam Quấc Âm Tự
Vị (QATV) là "lưu lạc phương xa". Ý nói trần gian nơi chúng ta đang sống là nơi đất khách quê người,
nước Trời mới là quê hương đích thực.
"nơi khóc lóc than thở" cụm từ này trong bản kinh gốc tiếng La Tinh là "vallis lacrimarum",
tiếng Anh "Vale of tears", "thung lũng nước mắt", cũng là cụm từ chỉ cuộc sống trần gian. Lấy ý từ Thánh
vịnh 84,7.
"Chủ bầu", có một số bản chép là "Chúa bầu", nhưng có lẽ chữ "Chủ" mới chuẩn. Chữ bầu nghĩa
là biện hộ, bào chữa. "Chủ bầu" là người bào chữa rất có uy quyền. Mẹ là đấng luôn bào chữa cho chúng
ta trước nhan Thiên Chúa.
"Đến sau khỏi đày", đây là một dạng cấu trúc câu rất gãy gọn của tiếng Việt cổ. Dạng đầy đủ của
nó có thể là "Về sau khi qua khỏi chốn khách đày".
"Khoan thay, nhân thay, dịu thay". Chữ "thay" là một thán từ độc đáo của tiếng Việt, diễn ta
cảm xúc ngưỡng mộ, tán tụng của người nói. Theo từ điển Viêt-Bồ-La nó còn là một trợ từ, với nghĩa "rất,
lắm".

Nguồn tin: Đức Trần:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập69
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm68
  • Hôm nay17,389
  • Tháng hiện tại332,209
  • Tổng lượt truy cập32,798,734
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây