Theo đó, khu vực hẻo lánh ở Tana Toraja, miền nam Sulawesi, cách 186 dặm về phía bắc của Thủ đô Makassar, Indonesia - nơi sinh sống của tộc người Torajan - sở hữu tục lệ an táng người chết kì lạ. Họ chôn cất những đứa trẻ chẳng may mất sớm trong các thân cây, và nơi đó được gọi là mộ cây. (Ảnh: Internet)
Những ngôi mộ kì lạ này sẽ chỉ chôn em bé đã mất trước khi chúng mọc răng. Nếu qua giai đoạn này mới mất, chúng sẽ được chôn ở nghĩa địa như người lớn.
Người thân của những em bé xấu số chọn thân cây lớn, khoét một lỗ to và đặt tử thi vào đó ở tư thế đứng bởi theo quan niệm của người Torajan, như vậy sẽ dễ lên thiên đàng hơn. (Ảnh: Internet)
Lỗ khoét đủ không gian cho tử thi nhưng vẫn đảm bảo cây sinh trưởng tốt. Sau đó, họ sẽ dùng lá cọ kết thành tấm chắn để che bên ngoài, giống như cửa ra vào vậy. Mỗi cây, tùy độ lớn mà có thể có một hoặc nhiều “ngôi nhà” cho các bé an nghỉ. (Ảnh: Internet)
Theo thời gian, những cây này sinh trưởng và “ngôi nhà” đó cũng sẽ biến mất. (Ảnh: Internet)
Bộ tộc Torajan cho rằng khi các thi thể biến mất cũng là lúc những đứa trẻ hoàn toàn hòa mình vào mẹ thiên nhiên về thể xác. Còn linh hồn cũng đã được gió cuốn đi đến một nơi an lành và hạnh phúc. (Ảnh: Internet)
Ngoài mộ cây, những người lớn sẽ có phong tục chôn cất khác là đặt thi thể người quá cố tại hang động trong rừng sâu hoặc quan tài được treo trên một vách đá. (Ảnh: Internet)
Rùng rợn hơn, người Tarajan còn có một tục lệ mang tên Ma’Nene. Cứ 3 năm một lần, người thân lại đào mộ, lấy xác rồi tắm, mặc quần áo, trang điểm và cho người chết diễu hành quanh làng. Đây là hành động mà theo họ là để tưởng nhớ người đã khuất. (Ảnh: Internet)
Nguồn: https://www.yan.vn/rung-ron-tuc-le-an-tang-tre-em-trong-than-cay-70385.html?utm_campaign=InternallinkYAN&utm_source=228497&utm_medium=noniadesktop