Vì sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại "tách đôi": Đáp án khiến bạn ngạc nhiên!

Thứ ba - 29/03/2022 22:41
Vì sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại "tách đôi": Đáp án khiến bạn ngạc nhiên!

 

Dường như có 1 bức tường vô hình, ngăn cản hai vùng đại dương
"giao lưu, gặp gỡ".

 
Rất nhiều người cho rằng, các vùng biển là một khối thống nhất và chúng chỉ được người ta phân thành các đại dương để đặt tên. Tuy nhiên các đại dương thực tế lại có những ranh giới đầy sống động, bất ngờ.
Nếu đến vùng ranh giới giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, bạn sẽ một phen "Ố á" vì hiện tượng thiên nhiên quá đỗi kỳ thú. Theo đó vùng nước giữa hai đại dương có đường ranh giới phân chia rõ rệt. Nhìn từ trên cao, du khách có thể thấy hai vùng nước không hòa lẫn vào nhau và có màu sắc khác biệt. 
 
Vì sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại tách đôi? Đáp án khiến bạn phải ồ lên "Thiên nhiên thật kỳ diệu" - Ảnh 2.
Thái Bình Dương và Đại Tây Dương nhìn từ trên cao.
Vậy vì sao nước của 2 vùng đại dương này lại tách đôi?
Câu trả lời là do cấu tạo nước của hai đại dương này khác nhau. Theo đó, nước của Thái Bình Dương có độ mặn, thành phần, mật độ và cấu trúc hóa học khác so với Đại Tây Dương. Phần đường ranh giới được gọi là vùng đệm của đại dương. Các chuyên gia gọi là Haloclin – hiện tượng làm ranh giới giữa các vùng nước có độ mặn khác nhau. Hiện tượng này xuất hiện giữa những dòng nước có độ mặn chênh nhau ít nhất 5 lần.
Trước đó, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cousteau (1910-1997) từng lặn xuống eo biển Gibraltar (eo biển hẹp nối liền Địa Trung Hải với Đại Tây Dương) và phát hiện thấy các lớp nước có độ mặn khác nhau giống như được phân chia bởi một lớp màng trong suốt. Không chỉ vậy, mỗi lớp nước lại có một hệ động thực vật riêng.
Trên thực tế, ngoài Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, trái đất còn có nhiều vùng biển khác xuất hiện hiện tượng kỳ thú này. Có thể kể đến biển Skagerrak và Kattegat với màu nước khác nhau và hoàn toàn tách biệt.
Vì sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại tách đôi? Đáp án khiến bạn phải ồ lên "Thiên nhiên thật kỳ diệu" - Ảnh 3.
Nơi giao nhau giữa hai biển Skagerrak và Kattegat.
Ngoài ra còn có nước của hai dòng sông Negro và Amazon không hoà lẫn tạo nên hai mảng màu đen – nâu vàng riêng biệt. 
Vì sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại tách đôi? Đáp án khiến bạn phải ồ lên "Thiên nhiên thật kỳ diệu" - Ảnh 4.
Nước tại điểm giao của hai con sông Negro và Amazon.
 
 
 
 
 
 

Nguồn tin: Nguồn: https://cafef.vn/vi-sao-nuoc-thai-binh-duong-va-dai-tay-duong-lai-tach-doi-dap-an-khien-ban-ngac-nhien-20210727090806876.chn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập22
  • Hôm nay8,847
  • Tháng hiện tại336,471
  • Tổng lượt truy cập35,258,953
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây