Triệu chứng tê bại ở tay

Thứ tư - 30/03/2022 00:01
tải xuống (2)
tải xuống (2)

Bàn tay có những cơ quan thụ cảm xúc giác nhạy cảm nhất trong toàn bộ cơ thể. Tất cả những cơ quan thụ cảm xúc giác kết nối với não thông qua một hệ thống dây thần kinh.

Thậm chí chỉ cần một trong những dây thần kinh này - hoặc một phần của chúng - bị bó chặt hoặc bằng cách nào đó bị tổn thương, não sẽ không nhận được tất cả các thông tin cảm giác mà bàn tay bạn gửi đi.
Kết quả có thể là sự tê bại ở tay – Bác sĩ Rob Danoff, trưởng khoa dược gia đình tại Hệ thống Sức khoẻ Aria của Philadelphia cho biết.
Triệu chứng tê bại ở tay không hẳn do thiếu canxi mà có thể xuất phát từ 10 nguyên nhân không ngờ - Ảnh 1.
1. Hội chứng ống cổ tay
Triệu chứng tê bại ở tay không hẳn do thiếu canxi mà có thể xuất phát từ 10 nguyên nhân không ngờ - Ảnh 2.
Bác sĩ Danoff cho biết, một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng tệ bại tay là hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome) – tình trạng dây thần kinh chạy dọc cánh tay, xuống bàn tay, bị bó chặt tại cổ tay.
"Hiện tượng tê bại cổ tay xảy ra tương đối phổ biến ở những người dành nhiều thời gian làm việc bên máy tính", bác sĩ Danoff nói.
Đặc biệt khi bàn máy tính của bạn được bố trí theo kiểu bạn phải đặt cổ tay lên một rìa hay bề mặt cứng trong lúc gõ bàn phím hay di chuyển chuột, bạn càng có nguy cơ bị tê bại cổ tay.
Cùng với chứng tê bại, triệu chứng của hội chứng ống cổ tay còn bao gồm cảm giác mà 1 hay nhiều hơn 1 ngón tay của bạn - nhất là ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa - bị sưng lên hoặc ngứa râm ran.
Nếu những triệu chứng này không mô tả điều mà bạn cảm thấy, hãy cho bác sĩ biết càng sớm càng tốt. Nếu bạn để đó không điều trị trong một thời gian dài, bạn có thể cần phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh bị bó.
Vậy những yếu tố nào khác có thể là nguyên nhân gây tê bại tay?
2. Hội chứng khuỷu tay quần vợt (Tennis elbow)
Triệu chứng tê bại ở tay không hẳn do thiếu canxi mà có thể xuất phát từ 10 nguyên nhân không ngờ - Ảnh 3.
Nếu bạn là một vận động viên quần vợt hoặc golf hoặc tham gia bất cứ hoạt động nào đòi hỏi động tác vặn xoay bàn tay, cổ tay hay khuỷu tay liên tục, bạn có nguy cơ bị mắc viêm mỏm lồi cầu xương cánh tay (epicondylitis) hay còn gọi là hội chứng "khuỷu tay quần vợt".
Chứng bệnh này bắt nguồn từ tình trạng rách hoặc yếu đi của nhóm gân bao bọc quanh khuỷu tay.
Hội chứng khuỷu tay quần vợt có dấu hiệu sớm của hội chứng này lại là sự tê bại hoặc ngứa râm ran trên bàn tay, khi chuyển sang giai đoạn phát triển mạnh có xu hướng biểu hiện qua cơn đau ở khuỷu tay.
Nếu bạn trải nghiệm một trong những dấu hiệu trên, hãy tạm dừng chơi môn thể thao đó và nghỉ ngơi. Nếu triệu chứng quay trở lại, hãy đi khám bác sĩ.
3. Rối loạn tuyến giáp
Triệu chứng tê bại ở tay không hẳn do thiếu canxi mà có thể xuất phát từ 10 nguyên nhân không ngờ - Ảnh 4.
Bác sĩ Danoff cho biết: "Đây có thể không phải điều đầu tiên bạn nghĩ tới khi bị tê tay nhưng rối loạn tuyến giáp cũng có thể dẫn tới tê bại tay".
Nếu không được chẩn đoán và điều trị, tuyến giáp hoạt động kém – hay bệnh suy giáp trạng (hypothyroidism) có thể dẫn tới kết cục tổn thương dây thần kinh có nhiệm vụ truyền tải thông tin giữa não và tuỷ sống cũng như phần còn lại của cơ thể.
Nhất là khi bạn xuất hiện những triệu chứng khác của bệnh suy giáp trạng như rụng tóc, tăng cân, luôn thấy ớn lạnh, đã đến lúc đi khám.
4. Tổn thương dây thần kinh do rượu
Triệu chứng tê bại ở tay không hẳn do thiếu canxi mà có thể xuất phát từ 10 nguyên nhân không ngờ - Ảnh 5.
Nghiện rượu có thể dẫn tới các bệnh tổn thương dây thần kinh do rượu gây ra. Một nửa trong số những người thường xuyên tiêu thụ đồ uống có cồn phát sinh một dạng nào đó của hội chứng rối loạn này.
Một số triệu chứng khác bao gồm tê bại ở cánh tay hoặc chân, cảm giác râm ran như kim châm ở tứ chi, tình trạng yếu cơ hay co rút cơ.
Nếu bạn đang phải chiến đấu với chứng nghiện rượu hay đã uống rượu từ lâu - thường uống hơn 3 cốc/ngày với phụ nữ và 4 cốc/ngày với nam giới - đây có thể chính là nguyên nhân gây tê tay.
5. U nang
Triệu chứng tê bại ở tay không hẳn do thiếu canxi mà có thể xuất phát từ 10 nguyên nhân không ngờ - Ảnh 6.
Nang hạch là những khối u không mang mầm ung thư hay chất cặn có thể hình thành ở bất cứ đâu trong cơ thể bạn – nhưng có xu hướng biểu hiện trên hoặc xung quanh khớp.
Nang hạch là hiện tượng cực kỳ phổ biến. Và nếu cổ tay bạn xuất hiện một nang hạch, triệu chứng thường gặp chính là sự tê bại tay.
Những u nang này đôi khi tự biến mất. Nếu không, chúng sẽ gây đau hoặc tê bại. Khi đó, bạn có thể cần phẫu thuật hoặc hút dịch khỏi u nang.
6. Hội chứng Guillain-Barré
Triệu chứng tê bại ở tay không hẳn do thiếu canxi mà có thể xuất phát từ 10 nguyên nhân không ngờ - Ảnh 7.
Đây là một rối loạn tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn tấn công nhầm vào dây thần kinh, gây tổn thương và dẫn tới tình trạng tê bại tay.
Dù rất hiếm gặp, một nghiên cứu năm 2016 đăng tải trên tờ The Lancet đã chỉ ra mối liên hệ giữa hội chứng Guillain-Barré với bệnh nhiễm trùng do virus Zika.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy hội chứng này có liên quan tới sốt xuất huyết Dengue và một số bệnh nhiễm trùng do virus khác.
Nếu bạn bị một dạng nhiễm trùng nào đó, và đang trải qua cảm giác yếu ớt, ngứa râm ran hay tê bại ở cánh tay hoặc chân cũng như bàn tay, bác sĩ có thể nghĩ tới nguyên do là hội chứng Guillain-Barré.
7. Bệnh Lyme
Triệu chứng tê bại ở tay không hẳn do thiếu canxi mà có thể xuất phát từ 10 nguyên nhân không ngờ - Ảnh 8.
Đây là căn bệnh mà bạn có thể bị mắc chỉ từ một vết cắn của bọ ve. Dấu hiệu sớm của bệnh là sốt cao, da mẩn đỏ và những triệu chứng giống như cúm, bao gồm sốt, lạnh run hay đau nhức toàn thân.
Nếu không được điều trị, đau khớp và tê bại tay hoặc tứ chi là một số triệu chứng có liên quan tới giai đoạn sau của bệnh Lyme.
Nếu bạn dành nhiều thời gian ở trong rừng hay bị bọ ve cắn, bệnh Lyme có thể lý giải cho tình trạng tê bại tay của bạn.
8. Đa xơ cứng
Triệu chứng tê bại ở tay không hẳn do thiếu canxi mà có thể xuất phát từ 10 nguyên nhân không ngờ - Ảnh 9.
Khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công vào chất mỡ có chức năng bảo vệ sợi thần kinh trong não và tuỷ sống sẽ dẫn đến tình trạng đa xơ cứng. Hậu quả là bàn tay bị tê bại.
Bệnh đa xơ cứng có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào, những năm 20-30 tuổi là thời điểm dễ mắc bệnh nhất.
Và phụ nữ có nguy cơ bị đa xơ cứng cao gấp 2 lần nam giới. Triệu chứng thường không mấy giúp bạn chỉ đích danh bệnh nhưng một số dấu hiệu cảnh báo bạn cần chú ý là yếu cơ và chi, bị hoa mắt.
Chúng có thể liên quan tới tình trạng tê bại tay của người bệnh.
9. Đột quỵ
Triệu chứng tê bại ở tay không hẳn do thiếu canxi mà có thể xuất phát từ 10 nguyên nhân không ngờ - Ảnh 10.
Theo bác sĩ Danoff, tê bì tay hay ngứa râm ran có thể là dấu hiệu bạn sẽ bị đột quỵ. Những triệu chứng sớm khác bao gồm, méo miệng, phát âm lắp bắp hay gặp rắc rối về suy nghĩ, chóng mặt, mờ mắt.
Nếu tất cả những biểu hiện này mô tả cảm giác bạn đang có, hãy tới phòng cấp cứu ngay lập tức.
Ngay cả khi bạn còn trẻ, bạn vẫn có thể bị đột quỵ. Khoảng 10% các ca đột quỵ, nạn nhân dưới 45 tuổi. Việc giữ cho thân hình cân đối và thường xuyên vận động không có nghĩa là bạn không có nguy cơ đột quỵ.
10. Bệnh tiểu đường
Triệu chứng tê bại ở tay không hẳn do thiếu canxi mà có thể xuất phát từ 10 nguyên nhân không ngờ - Ảnh 11.
Cho tới thời điểm này, có thể bạn đã biết, thường xuyên đi tiểu, cảm giác khát quá mức và hàm lượng đường trong máu hơi cao đều là dấu hiệu của tiền tiểu đường – hay tình trạng chưa đến mức được xác định là tiểu đường nhưng đồng nghĩa với việc bạn đang có nguy cơ rất cao mắc bệnh.
Nếu bạn có một trong những triệu chứng trên, hãy đi khám ngay.
Nhưng nhiều người bị tiểu đường tuýp 2 lại không hề nhận ra mình mắc bệnh. Nếu không điều trị, tình trạng tê bại tay có thể tiến triển như là hậu quả của tổn thương thần kinh do tiểu đường gây ra.
Mắt mờ, rắc rối về thận và suy tim là tất cả những nguy cơ khác có liên quan tới bệnh tiểu đường không được điều trị kịp thời và đúng đắn.
(Nguồn: Prev)
 
 
Làm sao để biết thận của bạn khỏe hay yếu ?
 
Thận được xem là chiếc máy lọc máu của cơ thể, mỗi ngày có nhiệm vụ lọc khoảng 200 lít máu, loại bỏ chất cặn bã ra ngoài, chọn lọc những thứ có ích giữ lại cho cơ thể.
Thận cũng được xem là một nhà máy, có nhiệm vụ sản xuất nội tiết tố, chuyển hóa các chất, giúp điều chỉnh huyết áp, duy trì chức năng xương, sản xuất các tế bào hồng cầu…
Mặc dù là một bộ phận đặc biệt, có sức mạnh lớn nhưng có lúc thận lại rất "mong manh, yếu đuối". Thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh thận mãn tính tăng dần qua các năm, vì vậy chúng ta cần chú ý đến sức khỏe của thận, "sửa chữa" cỗ máy này ngay tức thì khi nó gửi đến những tín hiệu cảnh báo.
5 tiêu chí thận khỏe của Đông y
Theo nghiên cứu Đông y truyền thống, thận là nguồn gốc của sự sống, là cơ quan nội tạng quan trọng, có trọng trách phát dục và duy trì chức năng sinh lý. Vì vậy, hiểu rõ sức khỏe của thận là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người. Sau đây là 5 tiêu chí được xem là thận khỏe.
1. Thính lực tốt, khả năng nghe rõ ràng
Theo Giáo sư Lý Dược Hoa, Trung tâm Bệnh lão khoa, Bệnh viện Tây Uyển thuộc Học viện trung y khoa Trung Quốc, thính giác và chức năng thận có liên quan chặt chẽ với sự thăng trầm của nhau. Tai nghe rõ thì thận tốt và ngược lại.
Nếu hay bị ù tai, khó chịu, triệu chứng lúc nghe rõ lúc không xuất hiện, thì bạn nên cân nhắc về chức năng thận để kiểm tra kịp thời.
Tiêu chuẩn của một người sở hữu thận khỏe, hãy xem ngay để biết bạn thế nào! - Ảnh 1.
2. Làn da sáng bóng, mịn màng
Giáo sư Dương Lực, Bệnh viện Tây Uyển thuộc Học viện trung y khoa Trung Quốc thì cho rằng, người có thận tốt mới duy trì được vẻ ngoài trẻ trung thanh xuân, làn da lão hóa chậm.
Người thận kém thì nhìn vẻ ngoài cũ kỹ, da dẻ nhợt nhạt, sắc da tối, kết cấu da lỏng lẻo, hốc mắt đen, bọng mắt nổi rõ ràng.
3. Tóc đen
Thận chứa tinh, thể hiện ra màu tóc. Dinh dưỡng dành cho tóc được lấy từ máu, nguồn gốc của máu lại đi từ thận như một vòng tròn. Nếu thận không tốt, tóc sẽ sớm bạc, mất đi độ trơn bóng, nhanh rụng và xơ xác. Cùng với tuổi tác, thận khỏe hay yếu thể hiện rõ trên mái tóc mỗi người.
4. Xương chắc khỏe
Theo y học Trung Quốc, thận chủ cốt, cốt dựa vào tinh lực, thận có tốt thì xương mới chắc khỏe. Thận yếu hay tổn thương thì xương sẽ sinh vấn đề, loãng, gãy, bệnh. Khi bạn bỗng nhiên đau lưng mỏi xương, thậm chí là răng lung lay gãy rụng, cũng là lúc nên xem lại sức khỏe của thận.
5. Trí nhớ tốt
Thận tốt tinh lực dồi dào sẽ dưỡng não bộ ổn định. Khi thận kém đi, trí nhớ cũng xuống dốc. Bạn sẽ bị rơi vào tình trạng nhớ nhớ quên quên, phản ứng chậm hoặc thi thoảng bị "đơ" không nhớ đang làm gì.
Tiêu chuẩn của một người sở hữu thận khỏe, hãy xem ngay để biết bạn thế nào! - Ảnh 2.
4 tiêu chí thận khỏe của Tây y
Theo nghiên cứu Tây y hiện đại, khi thận bất ổn sẽ xuất hiện các bệnh như viêm thận, sỏi thận, suy thận và các bệnh khác, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. 4 tiêu chuẩn sau đây có thể bước đầu xác định sức khỏe của thận.
1. Nước tiểu trong, ít bọt
Theo giáo sư Chương Hữu Khang, Khoa Nội, Bệnh viện Số 1, Đại học Bắc Kinh (TQ), nếu khi đi tiểu mà nhìn thấy nước tiểu có nhiều bong bóng nổi lên bất thường, lâu vỡ, có thể xem bạn đang có vấn đề về bài tiết nước tiểu protein nhiều hơn bình thường.
Nếu quan sát thấy màu sắc nước tiểu thay đổi, như trà đặc, hoặc nâu, hoặc đục như nước gạo thì cần đặc biệt chú ý. Khi thấy đi tiểu khác lạ, đau buốt khi tiểu thì đã đến lúc bạn phải đi khám ngay tức thì.
2. Cơ thể không bị sưng phù sau khi ngủ dậy
Thận là cơ quan trao đổi chất của con người và điều hòa lượng nước. Khi thận không tốt, lượng nước sẽ bị tích lũy lại các bộ phận trên cơ thể. Theo Bác sĩ Phó Văn Tĩnh, Phó trưởng khoa Thận, bệnh viện Tuyên Vũ, Đại học y khoa Thủ đô (TQ), nếu ngủ dậy có các dấu hiệu chân, đùi sưng hoặc tích nước, bạn nên đi kiểm tra chức năng thận.
Thận khỏe mạnh là khi bạn không hề cảm thấy người nặng trịch và mọng nước sau khi ngủ dậy.
3. Tinh thần sung mãn
Người thận tốt luôn có tinh thần sung mãn, thái độ vui vẻ, hoạt bát. Khi chức năng thận có vấn đề, các chất cặn bã trong cơ thể sẽ khó được bài tiết ra ngoài, tích tụ lại làm cho cơ thể nặng nề. Khi thấy cơ thể thiếu năng lượng, mệt mỏi, cảm thấy ốm yếu, là chức năng thận đang có vấn đề, cần sự quan tâm của bạn.
4. Huyết áp bình thường
Chức năng thận tốt sẽ duy trì được các chỉ số huyết áp ổn định. Khi thận suy giảm, các triệu chứng huyết áp sẽ xuất hiện, làm tăng tổn thương thận mỗi lần bị tăng huyết áp.
Theo bác sĩ Phó Văn Tĩnh, người mắc bệnh cao huyết áp khi xuất hiện triệu chứng tiểu đêm nhiều, người mắc tiểu đường bị protein niệu hoặc phù nề chi dưới có thể coi là dấu hiệu cho thấy thận đã bị hư hỏng.
Những người thi thoảng mới cảm thấy các dấu hiệu này thì không có vấn đề gì đáng lo, chỉ cần duy trì giấc ngủ tốt là phong độ sẽ ổn định trở lại.
Nhưng nếu triệu chứng này xuất hiện liên tục trong vòng 1 tuần, thì bạn cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Tiêu chuẩn của một người sở hữu thận khỏe, hãy xem ngay để biết bạn thế nào! - Ảnh 3.
Bí quyết bảo vệ thận hiệu quả
Muốn bảo vệ thận tốt, chẳng có cách nào đơn giản bằng việc tiết chế ăn uống và điều chỉnh lịch sinh hoạt lành mạnh. Sau đây là một số thói quen cần tránh.
1. Không ăn quá mặn
Giáo sư Chương Hữu Khang lưu ý rằng, 95% lượng muối trong khẩu phần hàng ngày mà chúng ta ăn vào do thận chuyển hóa. Việc ăn quá nhiều muối gây ra gánh nặng lớn cho thận, tăng huyết áp, từ đó gây ra bệnh thận.
2. Không nhịn tiểu
Bác sĩ Phó Văn Tĩnh cho rằng, nhịn tiểu trong thời gian dài sẽ làm tăng trưởng vi khuẩn trong bàng quang, từ đó vi khuẩn ngược dòng qua niệu quản vào thận, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bể thận. Khi chứng viêm tái phát lặp đi lặp lại sẽ làm giảm chức năng thận.
3. Ăn thịt cá vô độ, uống rượu bia nhiều
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein làm sản xuất ra quá nhiều acid uric và urê nitơ, làm tăng gánh nặng cho thận trong quá trình trao đổi chất. Uống nhiều rượu dễ dẫn đến tăng acid uric trong máu, những thói quen này có thể dẫn đến cholesterol cao và các bệnh chuyển hóa khác, gây ra bệnh thận.
4. Không uống nước quá ít
Nếu một thời gian dài mà không uống nước, lượng nước tiểu sẽ bị giảm, nồng độ chất độc trong nước tiểu sẽ tăng lên, dễ dẫn đến bệnh sỏi thận. Muốn chăm sóc thận đúng, nên uống ít nhất 1,2-1,5 lít nước/ngày.
Theo các chuyên gia, muốn có thận khỏe mạnh, bạn cần phải "bỏ công" chăm sóc, không nên bỏ mặc sẽ khiến thận rơi vào tình trạng xuống cấp nhanh chóng. Ngoài ra, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ, ăn các món ăn bổ thận như hạt tiêu đỏ, lòng trắng trứng, súp lơ, bắp cải, cá, nước ép việt quất…
 
 

 

Nguồn tin: *Theo Health/SN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập25
  • Hôm nay13,922
  • Tháng hiện tại290,441
  • Tổng lượt truy cập35,556,722
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây