Vũ trụ – Bí ẩn to lớn của mọi thời đại

Thứ sáu - 13/05/2022 03:33
tải xuống (1)
tải xuống (1)
 
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 với những tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, đôi khi ta cảm thấy dường như không điều gì là không thể. Tuy nhiên nếu nhìn rộng ra 1 chút, bạn sẽ thấy với con người, vụ trụ vẫn còn là 1 bí ẩn hết sức to lớn.
 
Chúng ta đã phần nào khám phá được vũ trụ nhờ các vệ tinh liên tục được gửi vào không gian, nó cung cấp những hình ảnh chi tiết của các tinh cầu. Và nhờ những tiến bộ trong quang học kỹ thuật, mà kính thiên văn của con người đã có thể nhìn xa và chính xác hơn.
Có vẻ như càng khám phá thì chúng ta càng nhận ra những gì con người biết được là quá ít. Những khám phá mới sẽ tạo ra những câu hỏi mới và thay đổi trí tò mò của con người về những bí ẩn của vũ trụ.
Ví dụ, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra có 1 phần không gian trong vũ trụ là hoàn toàn trống rỗng, họ cho rằng có khoảng 10.000 thiên hà bị mất tích trong không gian này. Và vụ “siêu mất tích” này được ước tính là xảy ra cách đây 1,8 tỷ năm ánh sáng, là cấu trúc trống rỗng lớn nhất từng được phát hiện, nguyên nhân của nó đang khiến các nhà khoa học rất bối rối.
Một bí ẩn khác cũng khiến cộng đồng khoa học phải liên tục mày mò đó là năng lượng tối và vật chất tối. Vật chất tối là loại vật chất được giả thuyết là một dạng năng lượng được tồn tại đồng thời với vật chất bình thường, nó có mặt ở tất cả các không gian và thúc đẩy sự giãn nở của vũ trụ.
Mặc dù lực hấp dẫn mà chúng ta vẫn biết sẽ có xu hướng kéo mọi thứ vào bên trong, nhưng vũ trụ lại tiếp tục được mở rộng ra bên ngoài với tốc độ ngày một tăng. Theo các nhà vật lý thiên văn, các lực lượng đứng phía sau sự mở rộng này chính là năng lượng tối, ước tính nó chiếm đến 70% tổng năng lượng trong vũ trụ. Và chắc chắn rằng hiện khoa học vẫn chưa thể quan sát trực tiếp được vật chất tối.
Vật lý lý thuyết suy đoán vũ trụ của chúng ta có thể không phải là vũ trụ duy nhất. Lý thuyết này cho rằng vũ trụ của chúng ta tồn tại trong một bong bóng, và nhiều vũ trụ khác được chứa trong các bong bóng riêng biệt của họ. Các định luật vật lý có thể hoàn toàn khác trong những vũ trụ đó. Và giờ đây, đó là một điều đáng để suy ngẫm!
Aristotle từng nói: “Khi bạn càng biết nhiều, bạn sẽ càng cảm thấy mình biết ít”, hay một luận thuật tương tự được lặp lại bởi nhà vật lý học nổi tiếng nhất mọi thời đại Albert Einstein, “Kiến thức giống như một vòng tròn đang mở rộng, và đường tròn bóng tối xung quanh nó cũng vậy”. Tầm cỡ và sự huyền bí của vũ trụ đã khiến con người tìm tòi nhiều thế kỷ qua, tuy nhiên, như Socrates từng nói, “Tôi biết rằng tôi không biết gì cả”.
Theo NTD TV
 
Nghiên cứu mớiTrái đất sắp có thêm châu lục thứ 8 nằm dưới mặt nước
Nhiều người cho rằng Trái Đất chỉ có 7 châu lục, nhưng mới đây các nhà khoa học đã tìm thấy Zealandia – vùng đất có thể sớm trở thành lục địa thứ 8.
Chúng ta vẫn thường biết rằng trên Trái đất hiện có 7 châu lục nằm rải rác trên bề mặt địa cầu, bao gồm: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Cực, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương (Châu Úc). Nhưng mới đây các nhà khoa học đã tìm ra dấu vết của một vùng đất mà tiềm năng có thể được ghi nhận là lục địa thứ 8.
Zealandia là một vùng đất mênh mông nằm trọn dưới mặt nước ở phía tây nam Thái Bình Dương. Mặc dù vậy một phần của châu lục này rất quen thuộc với mỗi chúng ta, những đỉnh núi cao nhất của Zealandia nhô lên khỏi mặt nước chính là đất nước New Zealand ngày nay.
Dựa trên diện tích đất rộng lớn đang nằm dưới mặt biển, các nhà khoa học cho biết nó vẫn đủ tiêu chuẩn để trở thành một lục địa và họ đang thúc đẩy để vùng đất này được công nhận một cách chính thức.
Trong một bài báo đăng trên tạp chí Hội địa chất Mỹ, các nhà khoa học giải thích rằng Zealandia rộng 5 triệu km2, tức là bằng 2/3 lục địa Úc láng giềng. Nó có khoảng 94% diện tích này nằm dưới mặt nước với một số đảo và ba địa danh chính nổi lên trên mặt nước gồm Đảo Nam và Bắc New Zealand và New Caledonia.

Nhiều người cho rằng tiêu chí để trở thành lục địa là vùng đất phải nổi trên mặt nước giống với các châu lục rộng lớn khác, tuy nhiên các nhà nghiên cứu không chỉ xét những yếu tố như vậy.
Trên thực tế Zealandia có thể được gọi là lục địa bởi nó đáp ứng với các đặc điểm như nhô lên so với khu vực xung quanh; là vùng đất được định hình rõ ràng; có địa chất đặc biệt và lớp vỏ dày hơn đáy đại dương thông thường.
Tác giả chính của bài báo khoa học, nhà địa chất học người New Zealand Nick Mortimer, cho biết các nhà khoa học đã nghiên cứu những dữ liệu để khẳng định về sự tồn tại của châu lục thứ tám Zealandia trong hơn hai thập kỷ qua.
Vài năm trước, sao Diêm Vương (Pluto) đã bị giới khoa học loại ra khỏi danh sách các hành tinh trong hệ Mặt trời, làm thay đổi những gì đã được dạy trong sách giáo khoa suốt nhiều thập kỷ.
Trên thực tế không có bất cứ tổ chức khoa học nào là nơi chính thức công nhận các châu lục. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi theo thời gian nếu các nghiên cứu trong tương lai chấp nhận Zealandia bình đằng như bảy châu lục khác mà chúng ta đã biết.
Và nếu vậy, Trái đất của chúng ta sẽ có 8 chứ không phải 7 châu lục nữa.

 

Nguồn tin: (Nguồn: Tổng hợp):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập87
  • Hôm nay15,859
  • Tháng hiện tại283,097
  • Tổng lượt truy cập32,749,622
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây