20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Thứ năm - 09/05/2019 10:16

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Với chiếc smartphone cùng ứng dụng Google Maps, các bạn trẻ hiện nay đã không cần la bàn hay bản đồ giấy cồng kềnh. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ bỏ qua nhiều mẹo hay hoặc chưa khám phá hết các tài nguyên của ứng dụng này.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Bài viết này sẽ giới thiệu 20 thủ thuật với Google Maps mà những ai theo chủ nghĩa xê dịch cần nắm rõ, với mức độ quan trọng mình xếp từ cao đến thấp.

 
 

1. Lưu bản đồ ngoại tuyến (offline)

Khi smartphone không phải lúc nào cũng trong tình trạng luôn có 3G/4G, thì tính năng này vô cùng hữu ích cho các phượt thủ và những bạn thường xuyên đi lạc đường.

Để có thể lưu bản đồ ngoại tuyến, bạn thực hiện như sau:

  1. Trên smartphone hoặc tablet Android, mở ứng dụng Google Maps .
  2. Đảm bảo bạn đã kết nối với Internet và đăng nhập vào Google Maps.
  3. Tìm kiếm một địa điểm bạn đang có nhu cầu đến hay nghiên cứu.
  4. Ở phía dưới cùng, hãy nhấn vào tên hoặc địa chỉ của địa điểm, chọn Tải. Nếu bạn đã tìm kiếm một địa điểm như nhà hàng, hãy nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm > chọn Tải xuống bản đồ ngoại tuyến  > Tải xuống.

 

2. Lưu địa điểm yêu thích hoặc nơi muốn khám phá

Để chuyến đi của bạn thú vị hơn và không bỏ lỡ bất cứ địa điểm check-in nào, trước hết hãy tìm những địa điểm muốn đến trên Google Maps. Sau đó chọn nút Lưu (hoặc Save), khi vừa nhập vào, bạn sẽ thấy 3 lựa chọn:

  • Mục ưa thích
  • Muốn đến
  • Địa điểm được gắn sao

Bạn hãy đánh dấu địa điểm với mục “Muốn đến” và khi đã có mặt tại nơi đó, đừng quên check-in để biết bạn đã ghé thăm bao nhiêu địa điểm nhé. Tính năng đánh dấu địa điểm này sẽ giúp bạn không bị chia trí hay mất tập trung khi khám phá vùng đất mới.

3. Đo khoảng cách giữa các điểm

Thực ra khi chọn hành trình từ điểm A đến B, Google đã đo trước khoảng cách những đoạn đường sẽ đi qua. Nhưng nếu bạn muốn đo khoảng cách theo đường chim bay không chướng ngại vật thì thực hiện như sau:

Bước 1: Thêm điểm đầu tiên

  • Trên smartphone hoặc tablet Android, mở ứng dụng Google Maps Google Maps.
  • Chạm và giữ vị trí bất kỳ trên bản đồ. Bạn sẽ thấy ghim màu đỏ xuất hiện.
  • Ở dưới cùng, nhấn vào tên của địa điểm.
  • Trên trang của địa điểm, cuộn xuống và chọn Đo khoảng cách.

Bước 2: Thêm điểm hoặc các điểm tiếp theo

  • Di chuyển bản đồ sao cho vòng tròn màu đen hoặc chữ thập nằm trên điểm tiếp theo bạn muốn thêm.
  • Ở dưới cùng bên phải, nhấn vàoThêm > Thêm.
  • Thêm các điểm cho đến khi bạn hoàn tất.

Bước 3: Nhận khoảng cách

  • Ở dưới cùng, bạn sẽ thấy tổng khoảng cách theo đơn vị dặm (mi) hoặc ki lô mét (km).
  • Để xóa điểm cuối cùng bạn đã thêm, hãy nhấn vào Hoàn tác.
  • Để xóa tất cả các điểm: Ở trên cùng bên phải, nhấn vào dấu ba chấm > Xóa.
  • Khi hoàn tất, hãy nhấn vào mũi tên quay lại ở trên cùng bên trái.

4. Gắn nhãn riêng cho địa điểm chưa xác định

Để dễ dàng tìm các địa điểm mà Google chưa thêm vào Maps, bạn có thể thêm nhãn tùy chỉnh. Những nhãn này sẽ được hiển thị trên bản đồ của bạn và bạn cũng có thể tìm thấy chúng từ thanh tìm kiếm.

Ví dụ: Bạn muốn đánh dấu nơi nào đó là chỗ hẹn hò đầu tiên hoặc ổ tám chuyện…

Sau khi gắn nhãn, bạn có thể dễ dàng tìm và xem lại bằng cách vàoMenu > ​Địa điểm của bạn > Đã gắn nhãn. Tại mục này, bạn cũng có thể chỉnh sửa nhãn hoặc thêm nhãn mới.

5. Bổ sung địa điểm bị thiếu

Ngược lại với một địa điểm không xác định, sẽ có nhiều địa điểm xác định nhưng chưa được cập nhật trên google Maps. Việc thêm địa điểm thiếu sẽ được kiểm rất nhanh nếu bạn khai báo đầy đủ thông tin.

Đề xuất thêm địa điểm bị thiếu cũng rất đơn giản, bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps.
  2. Chạm vào biểu tượngMenu > Thêm địa điểm bị thiếu.
  3. Chọn một tùy chọn, sau đó thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.

Thời gian để địa điểm thông qua kiểm duyệt là không xác định. Nếu thông tin của bạn đầy đủ với hình ảnh và thông tin liên hệ, trang web,… thì thời gian kiểm duyệt và xuất hiện trên bản đồ sẽ nhanh hơn.

6. Theo dõi tình hình giao thông khu vực di chuyển

Chức năng này tổng hợp các thiết bị dùng GPS để ra số liệu tương đối chính xác nhất. Nó giúp bạn tìm hướng đi tốt hơn nếu biết được phía trước đang kẹt xe.

Để sử dụng, bạn mở Google Maps, bấm menu bên trái và chọn Traffic để hiển thị mật độ giao thông. Thông tin mật độ xe cộ hiện chỉ mới có tại các khu vực TPHCM, Hà Nội và một vài đoạn đường chính nằm xung quanh hai thành phố này.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Mật độ kẹt xe được thể hiện qua màu sắc: màu đỏ đậm báo hiệu ùn tắc giao thông, màu xanh cho thấy đường thông thoáng, ít xe. Tính năng này là cập nhật mới nhất và hữu ích nhất của Maps trong năm 2018.

7. Ra lệnh bằng giọng nói trên thiết bị Android

Nếu muốn tìm đường hoặc chỉ đường trong khi đang lái xe, bạn không muốn thực sự rời mắt phía trước và tay khỏi vô lăng, thì thay vì phải bấm nội dung, bạn có thể sử dụng lệnh thoại “OK Google” trong ứng dụng Google Maps dành cho Android.

Ví dụ: nếu bạn nhận thấy mình sắp hết xăng, hãy nói “OK Google, tìm trạm xăng” và Maps sẽ hiển thị các trạm gần đó. Bạn cũng có thể hỏi “Chỗ rẽ tiếp theo là gì” hoặc “Giao thông phía trước như thế nào?”

8. Tìm tuyến đường cho xe máy

Bản cập nhật phiên bản 9.81.1 của Google Maps vừa bổ sung thêm một tính năng mới giúp người sử dụng tại Việt Nam có thể tìm đường cho phương tiện xe máy.

Cuối cùng Google Maps đã chính thức hỗ trợ xe máy tại Việt Nam

Theo đó, chế độ này sẽ bổ sung thêm những cung đường ngắn hơn so với ôtô giúp giảm thiểu thời gian di chuyển. Đồng thời, tính năng mới cũng giúp phương tiện xe máy có thể tránh được những tuyến đường cấm, tuyến đường chỉ dành cho xe hơi.

9. Phóng to chi tiết bằng một tay

Phóng to bản đồ là cách điển hình để tập trung vào một vị trí với Maps, nhưng nếu bạn chỉ có một tay rảnh, bạn có thể nhấn đúp vào màn hình để phóng to nhanh. Nếu bạn giữ ngón tay trên màn hình sau lần nhấn thứ hai, bạn có thể vuốt lên hoặc xuống để phóng to hoặc thu nhỏ.

Đồng thời, bạn có thể chỉnh góc nghiêng ở chế độ xem 3D bằng cách chạm bằng 2 ngón tay và kéo lên trên. Hiện hầu hết các tòa nhà lớn tại TP.HCM và HN đều đã có thể xem bằng ảnh 3D. Để xoay bản đồ, bạn có thể dùng hai ngón tay, nhấn vào icon com-pa tại góc trên phía phải để xác định hướng chính Bắc ở phía trên cùng.

10. Tìm đường né trạm thu phí, bến phà, đường cao tốc

Trên hành trình du lịch, nếu không thấy thoải mái vì phải đóng phí, hoặc muốn đi chậm để cảm nhận cuộc sống ven đường. Bạn có thể tùy chọn tuyến đường để né các trạm thu phí hoặc đường cao tốc hoặc bến phà. Bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Tìm kiếm điểm đến hoặc nhấn vào điểm đến trên bản đồ.
  3. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào biểu tượng Chỉ đường.
  4. Ở trên cùng, nhấn vào biểu tượng phương tiện giao thông phù hợp với bạn.
  5. Ở phía trên cùng bên phải, nhấn vào biểu tượngThêm > Tùy chọn tuyến đường.
  6. Nhấn vào Tránh phíhoặcTránh đường cao tốc.
  7. Nhấn vào Xong.

11. Tìm tiện ích gần mình

Nếu đang muốn tìm gấp một trụ ATM để rút tiền, bạn sợ phải mất thời gian chạy vòng vòng mà không chắc nơi đó có hay không. Google Maps tạo sẵn cho bạn tính năng tìm kiếm các tiện ích xung quanh như ATM, nhà hàng, cửa hàng thực phẩm, nhà thuốc…

Điều này nhờ sự kết hợp của Google với doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ khách hàng tốt nhất khi họ nảy sinh nhu cầu tức thời. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Nhấn vào biểu tượng Khám phá.
  3. Để tìm một nơi để ăn hoặc uống, hãy nhấn vào một tùy chọn, như Nhà hàng hoặc Quán cà phê.
  4. Để xem các tùy chọn khác hoặc tìm các địa điểm khác nhau như khách sạn và trạm xăng, hãy nhấn vào biểu tượng Thêm  chọn một danh mục.

Lưu ý: Không phải nơi nào cũng có sẵn tính năng này.

12. Đặt xe dịch vụ ngoài

Google Maps cũng cho phép bạn đặt taxi công nghệ từ chính ứng dụng google Maps. Bạn có thể xem danh sách các nhà cung cấp dịch vụ gọi xe tại đây.

Để xem mức chi phí đặt xe, bạn thực hiện:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Đăng nhập tài khoản Google của bạn.
  3. Tìm kiếm điểm đến hoặc nhấn vào điểm đến trên bản đồ.
  4. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào vòng tròn màu xanh dương. Vòng tròn này sẽ hiển thị ô tô, xe buýt, xe đạp, người đang vẫy tay hoặc người đi bộ.
  5. Ở phía trên cùng, nhấn vào biểu tượng Gọi xe.
  6. Nhấn vào Chấp nhận và xem chuyến đi.

Hiện tại ở Việt Nam chỉ khả dụng với dịch vụ của Grab. Ngay từ ứng dụng, bạn thấy tất cả các dịch vụ cho thuê xe trong khu vực bạn đứng và sau đó khuyên bạn nên thuê một dịch vụ cùng với thông tin về xe hơi và giá vé.

13. Hỏi đáp về một địa điểm

Bạn có thể đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời về địa điểm và doanh nghiệp mà bạn nhìn thấy. Chủ doanh nghiệp và những người khác có thể trả lời trực tiếp các câu Hỏi và Đáp này.

Bạn có thể đặt hoặc trả lời câu hỏi từ tìm kiếm trên bất kỳ thiết bị nào và từ Google Maps trên thiết bị Android (Tính năng này tạm thời chưa có trên iOs.). Bạn có thể truy cập Hỏi và Đáp thông qua Google Maps và cả Google Search.

14. Xem lại chặng đường đã đi qua

Để thực hiện việc này, bạn mở menu chính, vào Dòng thời gian của bạn (Your timeline)để biết được mình đã đi qua những đâu.

Có một số địa điểm bạn đã đến nhưng chưa check-in, Google Maps sẽ hỏi có phải bạn đã ghé qua, nếu có thì xác nhận nhé.

Tính năng này sẽ giúp thống kê số điểm bạn đi qua, đối chiếu với địa điểm bạn muốn đến để sắp xếp kế hoạch du lịch sao cho hiệu quả nhất. Vô cùng thích hợp với các phượt thủ.

15. Chia sẻ địa điểm của bạn

Nếu bạn đang đi lạc ở một nơi đường không có tên, phố không rõ tuổi hoặc ở trong một công viên rộng lớn thì thật khó để tìm về với bạn bè.

Nhưng đừng quá lo lắng, Google Maps cho phép bạn dễ dàng ghim lại vị trí của mình và sau đó chia sẻ vị trí đó với bạn bè.

Bạn có thể chia sẻ ngay cả khi bạn bè không có tài khoản Google, hoặc khi bạn không biết tài khoản Google của họ.

16. Trở thành thành viên của cộng đồng Local Guide

Bản đồ số dù có nhanh cũng khó mà bằng những hiểu biết người dân địa phương tại khu vực đó. Vì thế Google Maps khuyến khích bạn trở thành Local Guide (tạm dịch là Thổ Địa cho thân thiện) để đóng góp thông tin về khu vực nơi bạn ở, nơi bạn từng ghé qua, nơi bạn đã có trải nghiệm… Tất cả những đóng góp của bạn sẽ được thưởng số điểm tương ứng tùy theo hành động.

Ngoài ra, hằng năm Google tổ chức gặp mặt những Local Guide hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới. Bạn cũng sẽ là người được tiên phong trải nghiệm các sản phẩm mới của Google khi tham gia cộng đồng này.

17. Tham gia giải trí những game thú vị theo sự kiện trong năm

Vào tháng 3/2018, Google cho phép người dùng khám phá khu vực họ có mặt với tư cách là Mario. Trong tuần Cá tháng Tư năm nay, Google đã biến Maps thành một trò chơi toàn cầu với tên gọi “Waldo ở đâu?

Nếu nói Maps của Google đang dần trở thành mạng xã hội cũng không lạ. Ngoài tính năng chỉ đường, khám phá vùng đất  mới, đánh giá địa điểm, trả lời hỏi đáp… Google Maps thực sự là một kênh thông tin giải trí không thua mạng xã hội nào.

18. Đặt nhắc nhở xuất phát cho chuyến đi của bạn

Bạn sẽ tránh được giờ dây thun cũng như khả năng bị kẹt xe, lạc đường khiến bạn đến trễ một sự kiện nhờ tính năng “nhắc nhở”của Google Maps, hãy luôn bật khi bạn chuẩn bị tham dự sự kiện nhé. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Ở phía trên cùng, hãy nhập điểm đến.
  3. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào vòng tròn màu xanh dương. Ứng dụng sẽ hiển thị ô tô, xe buýt, xe đạp, người đang vẫy hoặc người đi bộ.
  4. Chọn phương tiện.
  5. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào Thêm > Đặt nhắc nhở xuất phát.
  6. Chọn một tùy chọn:
    • Thời điểm xuất phát: Nhấn vào Khởi hành.
    • Thời điểm đến: Nhấn vào Đến.
  7. Đặt thời gian.
  8. Nhấn vào

19. Nhận chỉ đường mà không cần mở khóa điện thoại.

Đây là một tính năng rất tiện và giúp tiết kiệm pin vì bạn không cần phải mở ứng dụng Google Maps và để sáng màn hình suốt chặng đường.

Lưu ý: Hướng dẫn này dành cho hệ điều hành iOS 10 trở lên:

  1. Trên màn hình khóa của iPhone/iPad, vuốt từ trái sang phải cho đến khi bạn thấy danh sách tiện ích con.
  2. Cuộn xuống dưới cùng và nhấn vào Sửa.
  3. Nhấn vào Thêm“Google Chỉ đường” .
  4. Nhấn vào Xong.
  5. Sau khi thêm lối tắt, bạn sẽ thấy chỉ đường và ước tính thời gian cho những địa điểm bạn đã tìm kiếm trong ứng dụng Google Maps.​

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

20. Đề xuất chỉnh sửa địa điểm hoặc gắn cờ đề nghị xóa địa điểm đó

Trường hợp thông tin của một địa điểm bị sai, bạn có thể đề xuất chỉnh sửa địa điểm với Google để tăng tính xác thực của Google Maps bằng cách sau:

  1. Mở Google Maps.
  2. Tìm kiếm địa điểm hoặc nhấn vào địa điểm trên bản đồ.
  3. Cuộn xuống và chọn Đề xuất chỉnh sửa, làm theo hướng dẫn.
  4. Nhấn vào Gửi.

Nếu một người nào đó gửi chỉnh sửa cho một địa điểm, bạn cũng sẽ có thể thấy chỉnh sửa đó. Nếu bạn quen thuộc với địa điểm, hãy phản hồi lại với Google Maps xem đề xuất ấy là đúng hay sai bằng cách nhấn vào chỉnh sửa được đề xuất. Phản hồi của bạn sẽ giúp Google Maps quyết định xem thông tin địa điểm đó có nên được thay đổi không.

Sau khi gửi, đề xuất của bạn sẽ được xem xét, tuy nhiên, sẽ không có thời gian cụ thể cho việc xem xét này.

Trên đây là 20 thủ thuật đơn giản khi sử dụng ứng dụng Google Maps. Ngoài ra, nếu còn có những mẹo nào hay thì cứ thoải mái chia sẻ và cùng thảo luận nhé.

Theo Google

 
 

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Sự phát triển của điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng đã làm cho số lượng phím cứng trở nên tinh giản, song dù thế nào thì nút nguồn vẫn còn đó, và nó thực sự là một nút bấm quan trọng. Sẽ rất khó khăn khi sử dụng một chiếc smartphone có nút nguồn bị liệt hoặc kém nhạy.

Các giải pháp thay thế tạm thời khi nút nguồn điện thoại bị liệt

1. Chuyển chức năng nút nguồn màn hình qua nút chỉnh âm lượng

Bạn chuyển chức năng bật/tắt màn hình sang cho nút chỉnh âm lượng (Volume) để tránh phải sử dụng nút nguồn với ứng dụng miễn phí Volume Unlock. Cách thiết lập khá đơn giản, chỉ cần bạn để Volume Unlock hoạt động ở chế độ chạy ngầm, nó sẽ cho phép bạn bật/tắt màn hình thông qua nút Volume (nút tăng hay giảm đều được).

 
 

Rất may trên kho ứng dụng Play Store của Android đang có nhiều ứng dụng, bao gồm:

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Những ứng dụng này sẽ tạo icon trên màn hình hoặc thanh thông báo để bạn tắt màn hình, và bấm nút volume để bật lại mà không cần dùng nút nguồn.

2. Mở màn hình bằng cách vuốt hoặc gõ nhẹ thông qua Knockr

knockr

Các smartphone LG được trang bị tính năng Knock On. Tính năng giúp mở khóa hay truy cập nhanh bằng cách thực hiện thao tác vuốt hoặc gõ nhẹ lên màn hình cảm ứng.

Ứng dụng Knockr cũng học theo tính năng của Knock On. Nó mang tính năng này lên những chiếc điện thoại Android khác. Tuy nhiên cần lưu ý là ứng dụng này chỉ phù hợp với các thiết bị sử dụng màn hình OLED hoặc Super AMOLED, đối với những thiết bị khác nó gây hao pin khá nhanh.

Tải và cài đặt Knockr tại địa chỉ: http://techsign.in/2uh14X5

3. Hẹn giờ bật/tắt máy:

Hai cách trên có thể giúp bạn tạm khắc phục không thể mở khóa màn hình bằng phím nguồn. Nhưng khi điện thoại tắt vì hết pin thì mọi thứ sẽ phức tạp hơn một chút. Dù có thể sạc đầy pin cho thiết bị, với một phím nguồn bị liệt hoàn toàn, bạn không thể nào khởi động máy trở lại.

Giải pháp mang tính “phòng cháy” trong trường hợp này là hẹn sẵn lịch bật/tắt cho smartphone. Khi đó, nếu không thể mở lại điện thoại, bạn có thể… chờ đến thời điểm mà bạn đã thiết lập máy tự động mở để tiếp tục sử dụng máy bình thường.

Tính năng hẹn giờ bật/tắt máy đã được Google cài đặt sẵn trên các thiết bị Android. Người dùng chỉ cần vào phần Settings , chọn Schedule power on & off để tiến hành thiết lập cho điện thoại của mình.

hen gio bat tat android

4. Bật/tắt màn hình bằng Gravity Screen

Dưới đây là video hướng dẫn sử dụng ứng dụng Gravity Screen:

 

Với Gravity Screen, bạn có thể mở màn hình bằng việc cầm máy lên dùng, và khi bạn nhét máy lại vào túi quần thì màn hình cũng tự tắt. Làm được điều này vì Gravity Screen đã theo dõi cảm biến chuyển động, nếu phát hiện điện thoại của bạn xoay một góc định trước thì máy tự bật và ngược lại. Dĩ nhiên phần góc máy này là bạn có thể điều chỉnh được. Tính năng này có phần học theo của iOS 10 trên thiết bị iPhone.

Ví dụ, khi bạn lấy máy ra khỏi túi quần, xoay lên theo chiều đứng (tức 90 độ) thì máy sẽ mở, khi dùng xong bạn nhét lại vào túi quần theo chiều chúi xuống (0 độ) thì màn hình sẽ tắt đi.

Dĩ nhiên Gravity Screen sẽ hoạt động chính xác hay không còn tùy vào từng model điện thoại.  Song đây cũng là một cách hay để bạn có thể giải quyết sự cố khi phím nguồn bị liệt.

Bạn tải Gravity Screen về tại liên kết: http://techsign.in/2uh5Ow1

5. Dùng ứng dụng Proximity Actions

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Có chức năng khá giống Gravity Screen. Nhưng Proximity Actions có nhiều tuỳ chỉnh hơn, cho phép gán những hành động cụ thể dựa trên cử chỉ trước cảm biến tiệm cận.

Ví dụ một số hành động có thể thực hiện:

  • Phát/Tạm dừng nhạc.
  • Khóa máy, mở màn hình (mở khóa).
  • Bật/tắt tự động xoay màn hình.
  • Thay đổi hướng màn hình mà không cần mở khóa xoay.
  • Chạy ứng dụng, kích hoạt phím tắt, bật/tắt đèn flash LED

Tải Proximity Actions tại địa chỉ: http://techsign.in/2ugzuJt

Cách mở máy khi nút nguồn bị liệt

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Nếu đang cần lấy dữ liệu trên điện thoại Android như tin nhắn, số điện thoại… mà phím nguồn lại bị liệt. Bạn có thể dùng cách thủ công là sử dụng sạc pin kết nối qua cổng MicroUSB.

Việc cắm sạc pin sẽ khiến chiếc smartphone sáng màn hình, giúp bạn tiếp tục sử dụng máy ngay cả khi phím nguồn bị hỏng.

Tuy vậy ở một số smartphone mới, việc bạn cắm sạc cũng không đảm bảo máy sẽ mở lên mà chỉ hiện biểu tượng đang sạc. Nếu gặp trường hợp này, bạn cần nhấn giữ nút âm lượng rồi cắm sạc, trong đa số trường hợp thì máy sẽ chuyển sang màn hình ADB.

 

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Với chiếc smartphone cùng ứng dụng Google Maps, các bạn trẻ hiện nay đã không cần la bàn hay bản đồ giấy cồng kềnh. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ bỏ qua nhiều mẹo hay hoặc chưa khám phá hết các tài nguyên của ứng dụng này.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Bài viết này sẽ giới thiệu 20 thủ thuật với Google Maps mà những ai theo chủ nghĩa xê dịch cần nắm rõ, với mức độ quan trọng mình xếp từ cao đến thấp.

 
 

1. Lưu bản đồ ngoại tuyến (offline)

Khi smartphone không phải lúc nào cũng trong tình trạng luôn có 3G/4G, thì tính năng này vô cùng hữu ích cho các phượt thủ và những bạn thường xuyên đi lạc đường.

Để có thể lưu bản đồ ngoại tuyến, bạn thực hiện như sau:

  1. Trên smartphone hoặc tablet Android, mở ứng dụng Google Maps .
  2. Đảm bảo bạn đã kết nối với Internet và đăng nhập vào Google Maps.
  3. Tìm kiếm một địa điểm bạn đang có nhu cầu đến hay nghiên cứu.
  4. Ở phía dưới cùng, hãy nhấn vào tên hoặc địa chỉ của địa điểm, chọn Tải. Nếu bạn đã tìm kiếm một địa điểm như nhà hàng, hãy nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm > chọn Tải xuống bản đồ ngoại tuyến  > Tải xuống.

 

2. Lưu địa điểm yêu thích hoặc nơi muốn khám phá

Để chuyến đi của bạn thú vị hơn và không bỏ lỡ bất cứ địa điểm check-in nào, trước hết hãy tìm những địa điểm muốn đến trên Google Maps. Sau đó chọn nút Lưu (hoặc Save), khi vừa nhập vào, bạn sẽ thấy 3 lựa chọn:

  • Mục ưa thích
  • Muốn đến
  • Địa điểm được gắn sao

Bạn hãy đánh dấu địa điểm với mục “Muốn đến” và khi đã có mặt tại nơi đó, đừng quên check-in để biết bạn đã ghé thăm bao nhiêu địa điểm nhé. Tính năng đánh dấu địa điểm này sẽ giúp bạn không bị chia trí hay mất tập trung khi khám phá vùng đất mới.

3. Đo khoảng cách giữa các điểm

Thực ra khi chọn hành trình từ điểm A đến B, Google đã đo trước khoảng cách những đoạn đường sẽ đi qua. Nhưng nếu bạn muốn đo khoảng cách theo đường chim bay không chướng ngại vật thì thực hiện như sau:

Bước 1: Thêm điểm đầu tiên

  • Trên smartphone hoặc tablet Android, mở ứng dụng Google Maps Google Maps.
  • Chạm và giữ vị trí bất kỳ trên bản đồ. Bạn sẽ thấy ghim màu đỏ xuất hiện.
  • Ở dưới cùng, nhấn vào tên của địa điểm.
  • Trên trang của địa điểm, cuộn xuống và chọn Đo khoảng cách.

Bước 2: Thêm điểm hoặc các điểm tiếp theo

  • Di chuyển bản đồ sao cho vòng tròn màu đen hoặc chữ thập nằm trên điểm tiếp theo bạn muốn thêm.
  • Ở dưới cùng bên phải, nhấn vàoThêm > Thêm.
  • Thêm các điểm cho đến khi bạn hoàn tất.

Bước 3: Nhận khoảng cách

  • Ở dưới cùng, bạn sẽ thấy tổng khoảng cách theo đơn vị dặm (mi) hoặc ki lô mét (km).
  • Để xóa điểm cuối cùng bạn đã thêm, hãy nhấn vào Hoàn tác.
  • Để xóa tất cả các điểm: Ở trên cùng bên phải, nhấn vào dấu ba chấm > Xóa.
  • Khi hoàn tất, hãy nhấn vào mũi tên quay lại ở trên cùng bên trái.

4. Gắn nhãn riêng cho địa điểm chưa xác định

Để dễ dàng tìm các địa điểm mà Google chưa thêm vào Maps, bạn có thể thêm nhãn tùy chỉnh. Những nhãn này sẽ được hiển thị trên bản đồ của bạn và bạn cũng có thể tìm thấy chúng từ thanh tìm kiếm.

Ví dụ: Bạn muốn đánh dấu nơi nào đó là chỗ hẹn hò đầu tiên hoặc ổ tám chuyện…

Sau khi gắn nhãn, bạn có thể dễ dàng tìm và xem lại bằng cách vàoMenu > ​Địa điểm của bạn > Đã gắn nhãn. Tại mục này, bạn cũng có thể chỉnh sửa nhãn hoặc thêm nhãn mới.

5. Bổ sung địa điểm bị thiếu

Ngược lại với một địa điểm không xác định, sẽ có nhiều địa điểm xác định nhưng chưa được cập nhật trên google Maps. Việc thêm địa điểm thiếu sẽ được kiểm rất nhanh nếu bạn khai báo đầy đủ thông tin.

Đề xuất thêm địa điểm bị thiếu cũng rất đơn giản, bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps.
  2. Chạm vào biểu tượngMenu > Thêm địa điểm bị thiếu.
  3. Chọn một tùy chọn, sau đó thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.

Thời gian để địa điểm thông qua kiểm duyệt là không xác định. Nếu thông tin của bạn đầy đủ với hình ảnh và thông tin liên hệ, trang web,… thì thời gian kiểm duyệt và xuất hiện trên bản đồ sẽ nhanh hơn.

6. Theo dõi tình hình giao thông khu vực di chuyển

Chức năng này tổng hợp các thiết bị dùng GPS để ra số liệu tương đối chính xác nhất. Nó giúp bạn tìm hướng đi tốt hơn nếu biết được phía trước đang kẹt xe.

Để sử dụng, bạn mở Google Maps, bấm menu bên trái và chọn Traffic để hiển thị mật độ giao thông. Thông tin mật độ xe cộ hiện chỉ mới có tại các khu vực TPHCM, Hà Nội và một vài đoạn đường chính nằm xung quanh hai thành phố này.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Mật độ kẹt xe được thể hiện qua màu sắc: màu đỏ đậm báo hiệu ùn tắc giao thông, màu xanh cho thấy đường thông thoáng, ít xe. Tính năng này là cập nhật mới nhất và hữu ích nhất của Maps trong năm 2018.

7. Ra lệnh bằng giọng nói trên thiết bị Android

Nếu muốn tìm đường hoặc chỉ đường trong khi đang lái xe, bạn không muốn thực sự rời mắt phía trước và tay khỏi vô lăng, thì thay vì phải bấm nội dung, bạn có thể sử dụng lệnh thoại “OK Google” trong ứng dụng Google Maps dành cho Android.

Ví dụ: nếu bạn nhận thấy mình sắp hết xăng, hãy nói “OK Google, tìm trạm xăng” và Maps sẽ hiển thị các trạm gần đó. Bạn cũng có thể hỏi “Chỗ rẽ tiếp theo là gì” hoặc “Giao thông phía trước như thế nào?”

8. Tìm tuyến đường cho xe máy

Bản cập nhật phiên bản 9.81.1 của Google Maps vừa bổ sung thêm một tính năng mới giúp người sử dụng tại Việt Nam có thể tìm đường cho phương tiện xe máy.

Cuối cùng Google Maps đã chính thức hỗ trợ xe máy tại Việt Nam

Theo đó, chế độ này sẽ bổ sung thêm những cung đường ngắn hơn so với ôtô giúp giảm thiểu thời gian di chuyển. Đồng thời, tính năng mới cũng giúp phương tiện xe máy có thể tránh được những tuyến đường cấm, tuyến đường chỉ dành cho xe hơi.

9. Phóng to chi tiết bằng một tay

Phóng to bản đồ là cách điển hình để tập trung vào một vị trí với Maps, nhưng nếu bạn chỉ có một tay rảnh, bạn có thể nhấn đúp vào màn hình để phóng to nhanh. Nếu bạn giữ ngón tay trên màn hình sau lần nhấn thứ hai, bạn có thể vuốt lên hoặc xuống để phóng to hoặc thu nhỏ.

Đồng thời, bạn có thể chỉnh góc nghiêng ở chế độ xem 3D bằng cách chạm bằng 2 ngón tay và kéo lên trên. Hiện hầu hết các tòa nhà lớn tại TP.HCM và HN đều đã có thể xem bằng ảnh 3D. Để xoay bản đồ, bạn có thể dùng hai ngón tay, nhấn vào icon com-pa tại góc trên phía phải để xác định hướng chính Bắc ở phía trên cùng.

10. Tìm đường né trạm thu phí, bến phà, đường cao tốc

Trên hành trình du lịch, nếu không thấy thoải mái vì phải đóng phí, hoặc muốn đi chậm để cảm nhận cuộc sống ven đường. Bạn có thể tùy chọn tuyến đường để né các trạm thu phí hoặc đường cao tốc hoặc bến phà. Bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Tìm kiếm điểm đến hoặc nhấn vào điểm đến trên bản đồ.
  3. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào biểu tượng Chỉ đường.
  4. Ở trên cùng, nhấn vào biểu tượng phương tiện giao thông phù hợp với bạn.
  5. Ở phía trên cùng bên phải, nhấn vào biểu tượngThêm > Tùy chọn tuyến đường.
  6. Nhấn vào Tránh phíhoặcTránh đường cao tốc.
  7. Nhấn vào Xong.

11. Tìm tiện ích gần mình

Nếu đang muốn tìm gấp một trụ ATM để rút tiền, bạn sợ phải mất thời gian chạy vòng vòng mà không chắc nơi đó có hay không. Google Maps tạo sẵn cho bạn tính năng tìm kiếm các tiện ích xung quanh như ATM, nhà hàng, cửa hàng thực phẩm, nhà thuốc…

Điều này nhờ sự kết hợp của Google với doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ khách hàng tốt nhất khi họ nảy sinh nhu cầu tức thời. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Nhấn vào biểu tượng Khám phá.
  3. Để tìm một nơi để ăn hoặc uống, hãy nhấn vào một tùy chọn, như Nhà hàng hoặc Quán cà phê.
  4. Để xem các tùy chọn khác hoặc tìm các địa điểm khác nhau như khách sạn và trạm xăng, hãy nhấn vào biểu tượng Thêm  chọn một danh mục.

Lưu ý: Không phải nơi nào cũng có sẵn tính năng này.

12. Đặt xe dịch vụ ngoài

Google Maps cũng cho phép bạn đặt taxi công nghệ từ chính ứng dụng google Maps. Bạn có thể xem danh sách các nhà cung cấp dịch vụ gọi xe tại đây.

Để xem mức chi phí đặt xe, bạn thực hiện:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Đăng nhập tài khoản Google của bạn.
  3. Tìm kiếm điểm đến hoặc nhấn vào điểm đến trên bản đồ.
  4. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào vòng tròn màu xanh dương. Vòng tròn này sẽ hiển thị ô tô, xe buýt, xe đạp, người đang vẫy tay hoặc người đi bộ.
  5. Ở phía trên cùng, nhấn vào biểu tượng Gọi xe.
  6. Nhấn vào Chấp nhận và xem chuyến đi.

Hiện tại ở Việt Nam chỉ khả dụng với dịch vụ của Grab. Ngay từ ứng dụng, bạn thấy tất cả các dịch vụ cho thuê xe trong khu vực bạn đứng và sau đó khuyên bạn nên thuê một dịch vụ cùng với thông tin về xe hơi và giá vé.

13. Hỏi đáp về một địa điểm

Bạn có thể đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời về địa điểm và doanh nghiệp mà bạn nhìn thấy. Chủ doanh nghiệp và những người khác có thể trả lời trực tiếp các câu Hỏi và Đáp này.

Bạn có thể đặt hoặc trả lời câu hỏi từ tìm kiếm trên bất kỳ thiết bị nào và từ Google Maps trên thiết bị Android (Tính năng này tạm thời chưa có trên iOs.). Bạn có thể truy cập Hỏi và Đáp thông qua Google Maps và cả Google Search.

14. Xem lại chặng đường đã đi qua

Để thực hiện việc này, bạn mở menu chính, vào Dòng thời gian của bạn (Your timeline)để biết được mình đã đi qua những đâu.

Có một số địa điểm bạn đã đến nhưng chưa check-in, Google Maps sẽ hỏi có phải bạn đã ghé qua, nếu có thì xác nhận nhé.

Tính năng này sẽ giúp thống kê số điểm bạn đi qua, đối chiếu với địa điểm bạn muốn đến để sắp xếp kế hoạch du lịch sao cho hiệu quả nhất. Vô cùng thích hợp với các phượt thủ.

15. Chia sẻ địa điểm của bạn

Nếu bạn đang đi lạc ở một nơi đường không có tên, phố không rõ tuổi hoặc ở trong một công viên rộng lớn thì thật khó để tìm về với bạn bè.

Nhưng đừng quá lo lắng, Google Maps cho phép bạn dễ dàng ghim lại vị trí của mình và sau đó chia sẻ vị trí đó với bạn bè.

Bạn có thể chia sẻ ngay cả khi bạn bè không có tài khoản Google, hoặc khi bạn không biết tài khoản Google của họ.

16. Trở thành thành viên của cộng đồng Local Guide

Bản đồ số dù có nhanh cũng khó mà bằng những hiểu biết người dân địa phương tại khu vực đó. Vì thế Google Maps khuyến khích bạn trở thành Local Guide (tạm dịch là Thổ Địa cho thân thiện) để đóng góp thông tin về khu vực nơi bạn ở, nơi bạn từng ghé qua, nơi bạn đã có trải nghiệm… Tất cả những đóng góp của bạn sẽ được thưởng số điểm tương ứng tùy theo hành động.

Ngoài ra, hằng năm Google tổ chức gặp mặt những Local Guide hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới. Bạn cũng sẽ là người được tiên phong trải nghiệm các sản phẩm mới của Google khi tham gia cộng đồng này.

17. Tham gia giải trí những game thú vị theo sự kiện trong năm

Vào tháng 3/2018, Google cho phép người dùng khám phá khu vực họ có mặt với tư cách là Mario. Trong tuần Cá tháng Tư năm nay, Google đã biến Maps thành một trò chơi toàn cầu với tên gọi “Waldo ở đâu?

Nếu nói Maps của Google đang dần trở thành mạng xã hội cũng không lạ. Ngoài tính năng chỉ đường, khám phá vùng đất  mới, đánh giá địa điểm, trả lời hỏi đáp… Google Maps thực sự là một kênh thông tin giải trí không thua mạng xã hội nào.

18. Đặt nhắc nhở xuất phát cho chuyến đi của bạn

Bạn sẽ tránh được giờ dây thun cũng như khả năng bị kẹt xe, lạc đường khiến bạn đến trễ một sự kiện nhờ tính năng “nhắc nhở”của Google Maps, hãy luôn bật khi bạn chuẩn bị tham dự sự kiện nhé. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Ở phía trên cùng, hãy nhập điểm đến.
  3. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào vòng tròn màu xanh dương. Ứng dụng sẽ hiển thị ô tô, xe buýt, xe đạp, người đang vẫy hoặc người đi bộ.
  4. Chọn phương tiện.
  5. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào Thêm > Đặt nhắc nhở xuất phát.
  6. Chọn một tùy chọn:
    • Thời điểm xuất phát: Nhấn vào Khởi hành.
    • Thời điểm đến: Nhấn vào Đến.
  7. Đặt thời gian.
  8. Nhấn vào

19. Nhận chỉ đường mà không cần mở khóa điện thoại.

Đây là một tính năng rất tiện và giúp tiết kiệm pin vì bạn không cần phải mở ứng dụng Google Maps và để sáng màn hình suốt chặng đường.

Lưu ý: Hướng dẫn này dành cho hệ điều hành iOS 10 trở lên:

  1. Trên màn hình khóa của iPhone/iPad, vuốt từ trái sang phải cho đến khi bạn thấy danh sách tiện ích con.
  2. Cuộn xuống dưới cùng và nhấn vào Sửa.
  3. Nhấn vào Thêm“Google Chỉ đường” .
  4. Nhấn vào Xong.
  5. Sau khi thêm lối tắt, bạn sẽ thấy chỉ đường và ước tính thời gian cho những địa điểm bạn đã tìm kiếm trong ứng dụng Google Maps.​

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

20. Đề xuất chỉnh sửa địa điểm hoặc gắn cờ đề nghị xóa địa điểm đó

Trường hợp thông tin của một địa điểm bị sai, bạn có thể đề xuất chỉnh sửa địa điểm với Google để tăng tính xác thực của Google Maps bằng cách sau:

  1. Mở Google Maps.
  2. Tìm kiếm địa điểm hoặc nhấn vào địa điểm trên bản đồ.
  3. Cuộn xuống và chọn Đề xuất chỉnh sửa, làm theo hướng dẫn.
  4. Nhấn vào Gửi.

Nếu một người nào đó gửi chỉnh sửa cho một địa điểm, bạn cũng sẽ có thể thấy chỉnh sửa đó. Nếu bạn quen thuộc với địa điểm, hãy phản hồi lại với Google Maps xem đề xuất ấy là đúng hay sai bằng cách nhấn vào chỉnh sửa được đề xuất. Phản hồi của bạn sẽ giúp Google Maps quyết định xem thông tin địa điểm đó có nên được thay đổi không.

Sau khi gửi, đề xuất của bạn sẽ được xem xét, tuy nhiên, sẽ không có thời gian cụ thể cho việc xem xét này.

Trên đây là 20 thủ thuật đơn giản khi sử dụng ứng dụng Google Maps. Ngoài ra, nếu còn có những mẹo nào hay thì cứ thoải mái chia sẻ và cùng thảo luận nhé.

Theo Google

 
 

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Sự phát triển của điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng đã làm cho số lượng phím cứng trở nên tinh giản, song dù thế nào thì nút nguồn vẫn còn đó, và nó thực sự là một nút bấm quan trọng. Sẽ rất khó khăn khi sử dụng một chiếc smartphone có nút nguồn bị liệt hoặc kém nhạy.

Các giải pháp thay thế tạm thời khi nút nguồn điện thoại bị liệt

1. Chuyển chức năng nút nguồn màn hình qua nút chỉnh âm lượng

Bạn chuyển chức năng bật/tắt màn hình sang cho nút chỉnh âm lượng (Volume) để tránh phải sử dụng nút nguồn với ứng dụng miễn phí Volume Unlock. Cách thiết lập khá đơn giản, chỉ cần bạn để Volume Unlock hoạt động ở chế độ chạy ngầm, nó sẽ cho phép bạn bật/tắt màn hình thông qua nút Volume (nút tăng hay giảm đều được).

 
 

Rất may trên kho ứng dụng Play Store của Android đang có nhiều ứng dụng, bao gồm:

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Những ứng dụng này sẽ tạo icon trên màn hình hoặc thanh thông báo để bạn tắt màn hình, và bấm nút volume để bật lại mà không cần dùng nút nguồn.

2. Mở màn hình bằng cách vuốt hoặc gõ nhẹ thông qua Knockr

knockr

Các smartphone LG được trang bị tính năng Knock On. Tính năng giúp mở khóa hay truy cập nhanh bằng cách thực hiện thao tác vuốt hoặc gõ nhẹ lên màn hình cảm ứng.

Ứng dụng Knockr cũng học theo tính năng của Knock On. Nó mang tính năng này lên những chiếc điện thoại Android khác. Tuy nhiên cần lưu ý là ứng dụng này chỉ phù hợp với các thiết bị sử dụng màn hình OLED hoặc Super AMOLED, đối với những thiết bị khác nó gây hao pin khá nhanh.

Tải và cài đặt Knockr tại địa chỉ: http://techsign.in/2uh14X5

3. Hẹn giờ bật/tắt máy:

Hai cách trên có thể giúp bạn tạm khắc phục không thể mở khóa màn hình bằng phím nguồn. Nhưng khi điện thoại tắt vì hết pin thì mọi thứ sẽ phức tạp hơn một chút. Dù có thể sạc đầy pin cho thiết bị, với một phím nguồn bị liệt hoàn toàn, bạn không thể nào khởi động máy trở lại.

Giải pháp mang tính “phòng cháy” trong trường hợp này là hẹn sẵn lịch bật/tắt cho smartphone. Khi đó, nếu không thể mở lại điện thoại, bạn có thể… chờ đến thời điểm mà bạn đã thiết lập máy tự động mở để tiếp tục sử dụng máy bình thường.

Tính năng hẹn giờ bật/tắt máy đã được Google cài đặt sẵn trên các thiết bị Android. Người dùng chỉ cần vào phần Settings , chọn Schedule power on & off để tiến hành thiết lập cho điện thoại của mình.

hen gio bat tat android

4. Bật/tắt màn hình bằng Gravity Screen

Dưới đây là video hướng dẫn sử dụng ứng dụng Gravity Screen:

 

Với Gravity Screen, bạn có thể mở màn hình bằng việc cầm máy lên dùng, và khi bạn nhét máy lại vào túi quần thì màn hình cũng tự tắt. Làm được điều này vì Gravity Screen đã theo dõi cảm biến chuyển động, nếu phát hiện điện thoại của bạn xoay một góc định trước thì máy tự bật và ngược lại. Dĩ nhiên phần góc máy này là bạn có thể điều chỉnh được. Tính năng này có phần học theo của iOS 10 trên thiết bị iPhone.

Ví dụ, khi bạn lấy máy ra khỏi túi quần, xoay lên theo chiều đứng (tức 90 độ) thì máy sẽ mở, khi dùng xong bạn nhét lại vào túi quần theo chiều chúi xuống (0 độ) thì màn hình sẽ tắt đi.

Dĩ nhiên Gravity Screen sẽ hoạt động chính xác hay không còn tùy vào từng model điện thoại.  Song đây cũng là một cách hay để bạn có thể giải quyết sự cố khi phím nguồn bị liệt.

Bạn tải Gravity Screen về tại liên kết: http://techsign.in/2uh5Ow1

5. Dùng ứng dụng Proximity Actions

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Có chức năng khá giống Gravity Screen. Nhưng Proximity Actions có nhiều tuỳ chỉnh hơn, cho phép gán những hành động cụ thể dựa trên cử chỉ trước cảm biến tiệm cận.

Ví dụ một số hành động có thể thực hiện:

  • Phát/Tạm dừng nhạc.
  • Khóa máy, mở màn hình (mở khóa).
  • Bật/tắt tự động xoay màn hình.
  • Thay đổi hướng màn hình mà không cần mở khóa xoay.
  • Chạy ứng dụng, kích hoạt phím tắt, bật/tắt đèn flash LED

Tải Proximity Actions tại địa chỉ: http://techsign.in/2ugzuJt

Cách mở máy khi nút nguồn bị liệt

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Nếu đang cần lấy dữ liệu trên điện thoại Android như tin nhắn, số điện thoại… mà phím nguồn lại bị liệt. Bạn có thể dùng cách thủ công là sử dụng sạc pin kết nối qua cổng MicroUSB.

Việc cắm sạc pin sẽ khiến chiếc smartphone sáng màn hình, giúp bạn tiếp tục sử dụng máy ngay cả khi phím nguồn bị hỏng.

Tuy vậy ở một số smartphone mới, việc bạn cắm sạc cũng không đảm bảo máy sẽ mở lên mà chỉ hiện biểu tượng đang sạc. Nếu gặp trường hợp này, bạn cần nhấn giữ nút âm lượng rồi cắm sạc, trong đa số trường hợp thì máy sẽ chuyển sang màn hình ADB.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Với chiếc smartphone cùng ứng dụng Google Maps, các bạn trẻ hiện nay đã không cần la bàn hay bản đồ giấy cồng kềnh. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ bỏ qua nhiều mẹo hay hoặc chưa khám phá hết các tài nguyên của ứng dụng này.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Bài viết này sẽ giới thiệu 20 thủ thuật với Google Maps mà những ai theo chủ nghĩa xê dịch cần nắm rõ, với mức độ quan trọng mình xếp từ cao đến thấp.

 
 

1. Lưu bản đồ ngoại tuyến (offline)

Khi smartphone không phải lúc nào cũng trong tình trạng luôn có 3G/4G, thì tính năng này vô cùng hữu ích cho các phượt thủ và những bạn thường xuyên đi lạc đường.

Để có thể lưu bản đồ ngoại tuyến, bạn thực hiện như sau:

  1. Trên smartphone hoặc tablet Android, mở ứng dụng Google Maps .
  2. Đảm bảo bạn đã kết nối với Internet và đăng nhập vào Google Maps.
  3. Tìm kiếm một địa điểm bạn đang có nhu cầu đến hay nghiên cứu.
  4. Ở phía dưới cùng, hãy nhấn vào tên hoặc địa chỉ của địa điểm, chọn Tải. Nếu bạn đã tìm kiếm một địa điểm như nhà hàng, hãy nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm > chọn Tải xuống bản đồ ngoại tuyến  > Tải xuống.

 

2. Lưu địa điểm yêu thích hoặc nơi muốn khám phá

Để chuyến đi của bạn thú vị hơn và không bỏ lỡ bất cứ địa điểm check-in nào, trước hết hãy tìm những địa điểm muốn đến trên Google Maps. Sau đó chọn nút Lưu (hoặc Save), khi vừa nhập vào, bạn sẽ thấy 3 lựa chọn:

  • Mục ưa thích
  • Muốn đến
  • Địa điểm được gắn sao

Bạn hãy đánh dấu địa điểm với mục “Muốn đến” và khi đã có mặt tại nơi đó, đừng quên check-in để biết bạn đã ghé thăm bao nhiêu địa điểm nhé. Tính năng đánh dấu địa điểm này sẽ giúp bạn không bị chia trí hay mất tập trung khi khám phá vùng đất mới.

3. Đo khoảng cách giữa các điểm

Thực ra khi chọn hành trình từ điểm A đến B, Google đã đo trước khoảng cách những đoạn đường sẽ đi qua. Nhưng nếu bạn muốn đo khoảng cách theo đường chim bay không chướng ngại vật thì thực hiện như sau:

Bước 1: Thêm điểm đầu tiên

  • Trên smartphone hoặc tablet Android, mở ứng dụng Google Maps Google Maps.
  • Chạm và giữ vị trí bất kỳ trên bản đồ. Bạn sẽ thấy ghim màu đỏ xuất hiện.
  • Ở dưới cùng, nhấn vào tên của địa điểm.
  • Trên trang của địa điểm, cuộn xuống và chọn Đo khoảng cách.

Bước 2: Thêm điểm hoặc các điểm tiếp theo

  • Di chuyển bản đồ sao cho vòng tròn màu đen hoặc chữ thập nằm trên điểm tiếp theo bạn muốn thêm.
  • Ở dưới cùng bên phải, nhấn vàoThêm > Thêm.
  • Thêm các điểm cho đến khi bạn hoàn tất.

Bước 3: Nhận khoảng cách

  • Ở dưới cùng, bạn sẽ thấy tổng khoảng cách theo đơn vị dặm (mi) hoặc ki lô mét (km).
  • Để xóa điểm cuối cùng bạn đã thêm, hãy nhấn vào Hoàn tác.
  • Để xóa tất cả các điểm: Ở trên cùng bên phải, nhấn vào dấu ba chấm > Xóa.
  • Khi hoàn tất, hãy nhấn vào mũi tên quay lại ở trên cùng bên trái.

4. Gắn nhãn riêng cho địa điểm chưa xác định

Để dễ dàng tìm các địa điểm mà Google chưa thêm vào Maps, bạn có thể thêm nhãn tùy chỉnh. Những nhãn này sẽ được hiển thị trên bản đồ của bạn và bạn cũng có thể tìm thấy chúng từ thanh tìm kiếm.

Ví dụ: Bạn muốn đánh dấu nơi nào đó là chỗ hẹn hò đầu tiên hoặc ổ tám chuyện…

Sau khi gắn nhãn, bạn có thể dễ dàng tìm và xem lại bằng cách vàoMenu > ​Địa điểm của bạn > Đã gắn nhãn. Tại mục này, bạn cũng có thể chỉnh sửa nhãn hoặc thêm nhãn mới.

5. Bổ sung địa điểm bị thiếu

Ngược lại với một địa điểm không xác định, sẽ có nhiều địa điểm xác định nhưng chưa được cập nhật trên google Maps. Việc thêm địa điểm thiếu sẽ được kiểm rất nhanh nếu bạn khai báo đầy đủ thông tin.

Đề xuất thêm địa điểm bị thiếu cũng rất đơn giản, bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps.
  2. Chạm vào biểu tượngMenu > Thêm địa điểm bị thiếu.
  3. Chọn một tùy chọn, sau đó thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.

Thời gian để địa điểm thông qua kiểm duyệt là không xác định. Nếu thông tin của bạn đầy đủ với hình ảnh và thông tin liên hệ, trang web,… thì thời gian kiểm duyệt và xuất hiện trên bản đồ sẽ nhanh hơn.

6. Theo dõi tình hình giao thông khu vực di chuyển

Chức năng này tổng hợp các thiết bị dùng GPS để ra số liệu tương đối chính xác nhất. Nó giúp bạn tìm hướng đi tốt hơn nếu biết được phía trước đang kẹt xe.

Để sử dụng, bạn mở Google Maps, bấm menu bên trái và chọn Traffic để hiển thị mật độ giao thông. Thông tin mật độ xe cộ hiện chỉ mới có tại các khu vực TPHCM, Hà Nội và một vài đoạn đường chính nằm xung quanh hai thành phố này.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Mật độ kẹt xe được thể hiện qua màu sắc: màu đỏ đậm báo hiệu ùn tắc giao thông, màu xanh cho thấy đường thông thoáng, ít xe. Tính năng này là cập nhật mới nhất và hữu ích nhất của Maps trong năm 2018.

7. Ra lệnh bằng giọng nói trên thiết bị Android

Nếu muốn tìm đường hoặc chỉ đường trong khi đang lái xe, bạn không muốn thực sự rời mắt phía trước và tay khỏi vô lăng, thì thay vì phải bấm nội dung, bạn có thể sử dụng lệnh thoại “OK Google” trong ứng dụng Google Maps dành cho Android.

Ví dụ: nếu bạn nhận thấy mình sắp hết xăng, hãy nói “OK Google, tìm trạm xăng” và Maps sẽ hiển thị các trạm gần đó. Bạn cũng có thể hỏi “Chỗ rẽ tiếp theo là gì” hoặc “Giao thông phía trước như thế nào?”

8. Tìm tuyến đường cho xe máy

Bản cập nhật phiên bản 9.81.1 của Google Maps vừa bổ sung thêm một tính năng mới giúp người sử dụng tại Việt Nam có thể tìm đường cho phương tiện xe máy.

Cuối cùng Google Maps đã chính thức hỗ trợ xe máy tại Việt Nam

Theo đó, chế độ này sẽ bổ sung thêm những cung đường ngắn hơn so với ôtô giúp giảm thiểu thời gian di chuyển. Đồng thời, tính năng mới cũng giúp phương tiện xe máy có thể tránh được những tuyến đường cấm, tuyến đường chỉ dành cho xe hơi.

9. Phóng to chi tiết bằng một tay

Phóng to bản đồ là cách điển hình để tập trung vào một vị trí với Maps, nhưng nếu bạn chỉ có một tay rảnh, bạn có thể nhấn đúp vào màn hình để phóng to nhanh. Nếu bạn giữ ngón tay trên màn hình sau lần nhấn thứ hai, bạn có thể vuốt lên hoặc xuống để phóng to hoặc thu nhỏ.

Đồng thời, bạn có thể chỉnh góc nghiêng ở chế độ xem 3D bằng cách chạm bằng 2 ngón tay và kéo lên trên. Hiện hầu hết các tòa nhà lớn tại TP.HCM và HN đều đã có thể xem bằng ảnh 3D. Để xoay bản đồ, bạn có thể dùng hai ngón tay, nhấn vào icon com-pa tại góc trên phía phải để xác định hướng chính Bắc ở phía trên cùng.

10. Tìm đường né trạm thu phí, bến phà, đường cao tốc

Trên hành trình du lịch, nếu không thấy thoải mái vì phải đóng phí, hoặc muốn đi chậm để cảm nhận cuộc sống ven đường. Bạn có thể tùy chọn tuyến đường để né các trạm thu phí hoặc đường cao tốc hoặc bến phà. Bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Tìm kiếm điểm đến hoặc nhấn vào điểm đến trên bản đồ.
  3. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào biểu tượng Chỉ đường.
  4. Ở trên cùng, nhấn vào biểu tượng phương tiện giao thông phù hợp với bạn.
  5. Ở phía trên cùng bên phải, nhấn vào biểu tượngThêm > Tùy chọn tuyến đường.
  6. Nhấn vào Tránh phíhoặcTránh đường cao tốc.
  7. Nhấn vào Xong.

11. Tìm tiện ích gần mình

Nếu đang muốn tìm gấp một trụ ATM để rút tiền, bạn sợ phải mất thời gian chạy vòng vòng mà không chắc nơi đó có hay không. Google Maps tạo sẵn cho bạn tính năng tìm kiếm các tiện ích xung quanh như ATM, nhà hàng, cửa hàng thực phẩm, nhà thuốc…

Điều này nhờ sự kết hợp của Google với doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ khách hàng tốt nhất khi họ nảy sinh nhu cầu tức thời. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Nhấn vào biểu tượng Khám phá.
  3. Để tìm một nơi để ăn hoặc uống, hãy nhấn vào một tùy chọn, như Nhà hàng hoặc Quán cà phê.
  4. Để xem các tùy chọn khác hoặc tìm các địa điểm khác nhau như khách sạn và trạm xăng, hãy nhấn vào biểu tượng Thêm  chọn một danh mục.

Lưu ý: Không phải nơi nào cũng có sẵn tính năng này.

12. Đặt xe dịch vụ ngoài

Google Maps cũng cho phép bạn đặt taxi công nghệ từ chính ứng dụng google Maps. Bạn có thể xem danh sách các nhà cung cấp dịch vụ gọi xe tại đây.

Để xem mức chi phí đặt xe, bạn thực hiện:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Đăng nhập tài khoản Google của bạn.
  3. Tìm kiếm điểm đến hoặc nhấn vào điểm đến trên bản đồ.
  4. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào vòng tròn màu xanh dương. Vòng tròn này sẽ hiển thị ô tô, xe buýt, xe đạp, người đang vẫy tay hoặc người đi bộ.
  5. Ở phía trên cùng, nhấn vào biểu tượng Gọi xe.
  6. Nhấn vào Chấp nhận và xem chuyến đi.

Hiện tại ở Việt Nam chỉ khả dụng với dịch vụ của Grab. Ngay từ ứng dụng, bạn thấy tất cả các dịch vụ cho thuê xe trong khu vực bạn đứng và sau đó khuyên bạn nên thuê một dịch vụ cùng với thông tin về xe hơi và giá vé.

13. Hỏi đáp về một địa điểm

Bạn có thể đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời về địa điểm và doanh nghiệp mà bạn nhìn thấy. Chủ doanh nghiệp và những người khác có thể trả lời trực tiếp các câu Hỏi và Đáp này.

Bạn có thể đặt hoặc trả lời câu hỏi từ tìm kiếm trên bất kỳ thiết bị nào và từ Google Maps trên thiết bị Android (Tính năng này tạm thời chưa có trên iOs.). Bạn có thể truy cập Hỏi và Đáp thông qua Google Maps và cả Google Search.

14. Xem lại chặng đường đã đi qua

Để thực hiện việc này, bạn mở menu chính, vào Dòng thời gian của bạn (Your timeline)để biết được mình đã đi qua những đâu.

Có một số địa điểm bạn đã đến nhưng chưa check-in, Google Maps sẽ hỏi có phải bạn đã ghé qua, nếu có thì xác nhận nhé.

Tính năng này sẽ giúp thống kê số điểm bạn đi qua, đối chiếu với địa điểm bạn muốn đến để sắp xếp kế hoạch du lịch sao cho hiệu quả nhất. Vô cùng thích hợp với các phượt thủ.

15. Chia sẻ địa điểm của bạn

Nếu bạn đang đi lạc ở một nơi đường không có tên, phố không rõ tuổi hoặc ở trong một công viên rộng lớn thì thật khó để tìm về với bạn bè.

Nhưng đừng quá lo lắng, Google Maps cho phép bạn dễ dàng ghim lại vị trí của mình và sau đó chia sẻ vị trí đó với bạn bè.

Bạn có thể chia sẻ ngay cả khi bạn bè không có tài khoản Google, hoặc khi bạn không biết tài khoản Google của họ.

16. Trở thành thành viên của cộng đồng Local Guide

Bản đồ số dù có nhanh cũng khó mà bằng những hiểu biết người dân địa phương tại khu vực đó. Vì thế Google Maps khuyến khích bạn trở thành Local Guide (tạm dịch là Thổ Địa cho thân thiện) để đóng góp thông tin về khu vực nơi bạn ở, nơi bạn từng ghé qua, nơi bạn đã có trải nghiệm… Tất cả những đóng góp của bạn sẽ được thưởng số điểm tương ứng tùy theo hành động.

Ngoài ra, hằng năm Google tổ chức gặp mặt những Local Guide hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới. Bạn cũng sẽ là người được tiên phong trải nghiệm các sản phẩm mới của Google khi tham gia cộng đồng này.

17. Tham gia giải trí những game thú vị theo sự kiện trong năm

Vào tháng 3/2018, Google cho phép người dùng khám phá khu vực họ có mặt với tư cách là Mario. Trong tuần Cá tháng Tư năm nay, Google đã biến Maps thành một trò chơi toàn cầu với tên gọi “Waldo ở đâu?

Nếu nói Maps của Google đang dần trở thành mạng xã hội cũng không lạ. Ngoài tính năng chỉ đường, khám phá vùng đất  mới, đánh giá địa điểm, trả lời hỏi đáp… Google Maps thực sự là một kênh thông tin giải trí không thua mạng xã hội nào.

18. Đặt nhắc nhở xuất phát cho chuyến đi của bạn

Bạn sẽ tránh được giờ dây thun cũng như khả năng bị kẹt xe, lạc đường khiến bạn đến trễ một sự kiện nhờ tính năng “nhắc nhở”của Google Maps, hãy luôn bật khi bạn chuẩn bị tham dự sự kiện nhé. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Ở phía trên cùng, hãy nhập điểm đến.
  3. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào vòng tròn màu xanh dương. Ứng dụng sẽ hiển thị ô tô, xe buýt, xe đạp, người đang vẫy hoặc người đi bộ.
  4. Chọn phương tiện.
  5. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào Thêm > Đặt nhắc nhở xuất phát.
  6. Chọn một tùy chọn:
    • Thời điểm xuất phát: Nhấn vào Khởi hành.
    • Thời điểm đến: Nhấn vào Đến.
  7. Đặt thời gian.
  8. Nhấn vào

19. Nhận chỉ đường mà không cần mở khóa điện thoại.

Đây là một tính năng rất tiện và giúp tiết kiệm pin vì bạn không cần phải mở ứng dụng Google Maps và để sáng màn hình suốt chặng đường.

Lưu ý: Hướng dẫn này dành cho hệ điều hành iOS 10 trở lên:

  1. Trên màn hình khóa của iPhone/iPad, vuốt từ trái sang phải cho đến khi bạn thấy danh sách tiện ích con.
  2. Cuộn xuống dưới cùng và nhấn vào Sửa.
  3. Nhấn vào Thêm“Google Chỉ đường” .
  4. Nhấn vào Xong.
  5. Sau khi thêm lối tắt, bạn sẽ thấy chỉ đường và ước tính thời gian cho những địa điểm bạn đã tìm kiếm trong ứng dụng Google Maps.​

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

20. Đề xuất chỉnh sửa địa điểm hoặc gắn cờ đề nghị xóa địa điểm đó

Trường hợp thông tin của một địa điểm bị sai, bạn có thể đề xuất chỉnh sửa địa điểm với Google để tăng tính xác thực của Google Maps bằng cách sau:

  1. Mở Google Maps.
  2. Tìm kiếm địa điểm hoặc nhấn vào địa điểm trên bản đồ.
  3. Cuộn xuống và chọn Đề xuất chỉnh sửa, làm theo hướng dẫn.
  4. Nhấn vào Gửi.

Nếu một người nào đó gửi chỉnh sửa cho một địa điểm, bạn cũng sẽ có thể thấy chỉnh sửa đó. Nếu bạn quen thuộc với địa điểm, hãy phản hồi lại với Google Maps xem đề xuất ấy là đúng hay sai bằng cách nhấn vào chỉnh sửa được đề xuất. Phản hồi của bạn sẽ giúp Google Maps quyết định xem thông tin địa điểm đó có nên được thay đổi không.

Sau khi gửi, đề xuất của bạn sẽ được xem xét, tuy nhiên, sẽ không có thời gian cụ thể cho việc xem xét này.

Trên đây là 20 thủ thuật đơn giản khi sử dụng ứng dụng Google Maps. Ngoài ra, nếu còn có những mẹo nào hay thì cứ thoải mái chia sẻ và cùng thảo luận nhé.

Theo Google

 
 

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Sự phát triển của điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng đã làm cho số lượng phím cứng trở nên tinh giản, song dù thế nào thì nút nguồn vẫn còn đó, và nó thực sự là một nút bấm quan trọng. Sẽ rất khó khăn khi sử dụng một chiếc smartphone có nút nguồn bị liệt hoặc kém nhạy.

Các giải pháp thay thế tạm thời khi nút nguồn điện thoại bị liệt

1. Chuyển chức năng nút nguồn màn hình qua nút chỉnh âm lượng

Bạn chuyển chức năng bật/tắt màn hình sang cho nút chỉnh âm lượng (Volume) để tránh phải sử dụng nút nguồn với ứng dụng miễn phí Volume Unlock. Cách thiết lập khá đơn giản, chỉ cần bạn để Volume Unlock hoạt động ở chế độ chạy ngầm, nó sẽ cho phép bạn bật/tắt màn hình thông qua nút Volume (nút tăng hay giảm đều được).

 
 

Rất may trên kho ứng dụng Play Store của Android đang có nhiều ứng dụng, bao gồm:

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Những ứng dụng này sẽ tạo icon trên màn hình hoặc thanh thông báo để bạn tắt màn hình, và bấm nút volume để bật lại mà không cần dùng nút nguồn.

2. Mở màn hình bằng cách vuốt hoặc gõ nhẹ thông qua Knockr

knockr

Các smartphone LG được trang bị tính năng Knock On. Tính năng giúp mở khóa hay truy cập nhanh bằng cách thực hiện thao tác vuốt hoặc gõ nhẹ lên màn hình cảm ứng.

Ứng dụng Knockr cũng học theo tính năng của Knock On. Nó mang tính năng này lên những chiếc điện thoại Android khác. Tuy nhiên cần lưu ý là ứng dụng này chỉ phù hợp với các thiết bị sử dụng màn hình OLED hoặc Super AMOLED, đối với những thiết bị khác nó gây hao pin khá nhanh.

Tải và cài đặt Knockr tại địa chỉ: http://techsign.in/2uh14X5

3. Hẹn giờ bật/tắt máy:

Hai cách trên có thể giúp bạn tạm khắc phục không thể mở khóa màn hình bằng phím nguồn. Nhưng khi điện thoại tắt vì hết pin thì mọi thứ sẽ phức tạp hơn một chút. Dù có thể sạc đầy pin cho thiết bị, với một phím nguồn bị liệt hoàn toàn, bạn không thể nào khởi động máy trở lại.

Giải pháp mang tính “phòng cháy” trong trường hợp này là hẹn sẵn lịch bật/tắt cho smartphone. Khi đó, nếu không thể mở lại điện thoại, bạn có thể… chờ đến thời điểm mà bạn đã thiết lập máy tự động mở để tiếp tục sử dụng máy bình thường.

Tính năng hẹn giờ bật/tắt máy đã được Google cài đặt sẵn trên các thiết bị Android. Người dùng chỉ cần vào phần Settings , chọn Schedule power on & off để tiến hành thiết lập cho điện thoại của mình.

hen gio bat tat android

4. Bật/tắt màn hình bằng Gravity Screen

Dưới đây là video hướng dẫn sử dụng ứng dụng Gravity Screen:

 

Với Gravity Screen, bạn có thể mở màn hình bằng việc cầm máy lên dùng, và khi bạn nhét máy lại vào túi quần thì màn hình cũng tự tắt. Làm được điều này vì Gravity Screen đã theo dõi cảm biến chuyển động, nếu phát hiện điện thoại của bạn xoay một góc định trước thì máy tự bật và ngược lại. Dĩ nhiên phần góc máy này là bạn có thể điều chỉnh được. Tính năng này có phần học theo của iOS 10 trên thiết bị iPhone.

Ví dụ, khi bạn lấy máy ra khỏi túi quần, xoay lên theo chiều đứng (tức 90 độ) thì máy sẽ mở, khi dùng xong bạn nhét lại vào túi quần theo chiều chúi xuống (0 độ) thì màn hình sẽ tắt đi.

Dĩ nhiên Gravity Screen sẽ hoạt động chính xác hay không còn tùy vào từng model điện thoại.  Song đây cũng là một cách hay để bạn có thể giải quyết sự cố khi phím nguồn bị liệt.

Bạn tải Gravity Screen về tại liên kết: http://techsign.in/2uh5Ow1

5. Dùng ứng dụng Proximity Actions

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Có chức năng khá giống Gravity Screen. Nhưng Proximity Actions có nhiều tuỳ chỉnh hơn, cho phép gán những hành động cụ thể dựa trên cử chỉ trước cảm biến tiệm cận.

Ví dụ một số hành động có thể thực hiện:

  • Phát/Tạm dừng nhạc.
  • Khóa máy, mở màn hình (mở khóa).
  • Bật/tắt tự động xoay màn hình.
  • Thay đổi hướng màn hình mà không cần mở khóa xoay.
  • Chạy ứng dụng, kích hoạt phím tắt, bật/tắt đèn flash LED

Tải Proximity Actions tại địa chỉ: http://techsign.in/2ugzuJt

Cách mở máy khi nút nguồn bị liệt

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Nếu đang cần lấy dữ liệu trên điện thoại Android như tin nhắn, số điện thoại… mà phím nguồn lại bị liệt. Bạn có thể dùng cách thủ công là sử dụng sạc pin kết nối qua cổng MicroUSB.

Việc cắm sạc pin sẽ khiến chiếc smartphone sáng màn hình, giúp bạn tiếp tục sử dụng máy ngay cả khi phím nguồn bị hỏng.

Tuy vậy ở một số smartphone mới, việc bạn cắm sạc cũng không đảm bảo máy sẽ mở lên mà chỉ hiện biểu tượng đang sạc. Nếu gặp trường hợp này, bạn cần nhấn giữ nút âm lượng rồi cắm sạc, trong đa số trường hợp thì máy sẽ chuyển sang màn hình ADB.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Với chiếc smartphone cùng ứng dụng Google Maps, các bạn trẻ hiện nay đã không cần la bàn hay bản đồ giấy cồng kềnh. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ bỏ qua nhiều mẹo hay hoặc chưa khám phá hết các tài nguyên của ứng dụng này.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Bài viết này sẽ giới thiệu 20 thủ thuật với Google Maps mà những ai theo chủ nghĩa xê dịch cần nắm rõ, với mức độ quan trọng mình xếp từ cao đến thấp.

 
 

1. Lưu bản đồ ngoại tuyến (offline)

Khi smartphone không phải lúc nào cũng trong tình trạng luôn có 3G/4G, thì tính năng này vô cùng hữu ích cho các phượt thủ và những bạn thường xuyên đi lạc đường.

Để có thể lưu bản đồ ngoại tuyến, bạn thực hiện như sau:

  1. Trên smartphone hoặc tablet Android, mở ứng dụng Google Maps .
  2. Đảm bảo bạn đã kết nối với Internet và đăng nhập vào Google Maps.
  3. Tìm kiếm một địa điểm bạn đang có nhu cầu đến hay nghiên cứu.
  4. Ở phía dưới cùng, hãy nhấn vào tên hoặc địa chỉ của địa điểm, chọn Tải. Nếu bạn đã tìm kiếm một địa điểm như nhà hàng, hãy nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm > chọn Tải xuống bản đồ ngoại tuyến  > Tải xuống.

 

2. Lưu địa điểm yêu thích hoặc nơi muốn khám phá

Để chuyến đi của bạn thú vị hơn và không bỏ lỡ bất cứ địa điểm check-in nào, trước hết hãy tìm những địa điểm muốn đến trên Google Maps. Sau đó chọn nút Lưu (hoặc Save), khi vừa nhập vào, bạn sẽ thấy 3 lựa chọn:

  • Mục ưa thích
  • Muốn đến
  • Địa điểm được gắn sao

Bạn hãy đánh dấu địa điểm với mục “Muốn đến” và khi đã có mặt tại nơi đó, đừng quên check-in để biết bạn đã ghé thăm bao nhiêu địa điểm nhé. Tính năng đánh dấu địa điểm này sẽ giúp bạn không bị chia trí hay mất tập trung khi khám phá vùng đất mới.

3. Đo khoảng cách giữa các điểm

Thực ra khi chọn hành trình từ điểm A đến B, Google đã đo trước khoảng cách những đoạn đường sẽ đi qua. Nhưng nếu bạn muốn đo khoảng cách theo đường chim bay không chướng ngại vật thì thực hiện như sau:

Bước 1: Thêm điểm đầu tiên

  • Trên smartphone hoặc tablet Android, mở ứng dụng Google Maps Google Maps.
  • Chạm và giữ vị trí bất kỳ trên bản đồ. Bạn sẽ thấy ghim màu đỏ xuất hiện.
  • Ở dưới cùng, nhấn vào tên của địa điểm.
  • Trên trang của địa điểm, cuộn xuống và chọn Đo khoảng cách.

Bước 2: Thêm điểm hoặc các điểm tiếp theo

  • Di chuyển bản đồ sao cho vòng tròn màu đen hoặc chữ thập nằm trên điểm tiếp theo bạn muốn thêm.
  • Ở dưới cùng bên phải, nhấn vàoThêm > Thêm.
  • Thêm các điểm cho đến khi bạn hoàn tất.

Bước 3: Nhận khoảng cách

  • Ở dưới cùng, bạn sẽ thấy tổng khoảng cách theo đơn vị dặm (mi) hoặc ki lô mét (km).
  • Để xóa điểm cuối cùng bạn đã thêm, hãy nhấn vào Hoàn tác.
  • Để xóa tất cả các điểm: Ở trên cùng bên phải, nhấn vào dấu ba chấm > Xóa.
  • Khi hoàn tất, hãy nhấn vào mũi tên quay lại ở trên cùng bên trái.

4. Gắn nhãn riêng cho địa điểm chưa xác định

Để dễ dàng tìm các địa điểm mà Google chưa thêm vào Maps, bạn có thể thêm nhãn tùy chỉnh. Những nhãn này sẽ được hiển thị trên bản đồ của bạn và bạn cũng có thể tìm thấy chúng từ thanh tìm kiếm.

Ví dụ: Bạn muốn đánh dấu nơi nào đó là chỗ hẹn hò đầu tiên hoặc ổ tám chuyện…

Sau khi gắn nhãn, bạn có thể dễ dàng tìm và xem lại bằng cách vàoMenu > ​Địa điểm của bạn > Đã gắn nhãn. Tại mục này, bạn cũng có thể chỉnh sửa nhãn hoặc thêm nhãn mới.

5. Bổ sung địa điểm bị thiếu

Ngược lại với một địa điểm không xác định, sẽ có nhiều địa điểm xác định nhưng chưa được cập nhật trên google Maps. Việc thêm địa điểm thiếu sẽ được kiểm rất nhanh nếu bạn khai báo đầy đủ thông tin.

Đề xuất thêm địa điểm bị thiếu cũng rất đơn giản, bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps.
  2. Chạm vào biểu tượngMenu > Thêm địa điểm bị thiếu.
  3. Chọn một tùy chọn, sau đó thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.

Thời gian để địa điểm thông qua kiểm duyệt là không xác định. Nếu thông tin của bạn đầy đủ với hình ảnh và thông tin liên hệ, trang web,… thì thời gian kiểm duyệt và xuất hiện trên bản đồ sẽ nhanh hơn.

6. Theo dõi tình hình giao thông khu vực di chuyển

Chức năng này tổng hợp các thiết bị dùng GPS để ra số liệu tương đối chính xác nhất. Nó giúp bạn tìm hướng đi tốt hơn nếu biết được phía trước đang kẹt xe.

Để sử dụng, bạn mở Google Maps, bấm menu bên trái và chọn Traffic để hiển thị mật độ giao thông. Thông tin mật độ xe cộ hiện chỉ mới có tại các khu vực TPHCM, Hà Nội và một vài đoạn đường chính nằm xung quanh hai thành phố này.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Mật độ kẹt xe được thể hiện qua màu sắc: màu đỏ đậm báo hiệu ùn tắc giao thông, màu xanh cho thấy đường thông thoáng, ít xe. Tính năng này là cập nhật mới nhất và hữu ích nhất của Maps trong năm 2018.

7. Ra lệnh bằng giọng nói trên thiết bị Android

Nếu muốn tìm đường hoặc chỉ đường trong khi đang lái xe, bạn không muốn thực sự rời mắt phía trước và tay khỏi vô lăng, thì thay vì phải bấm nội dung, bạn có thể sử dụng lệnh thoại “OK Google” trong ứng dụng Google Maps dành cho Android.

Ví dụ: nếu bạn nhận thấy mình sắp hết xăng, hãy nói “OK Google, tìm trạm xăng” và Maps sẽ hiển thị các trạm gần đó. Bạn cũng có thể hỏi “Chỗ rẽ tiếp theo là gì” hoặc “Giao thông phía trước như thế nào?”

8. Tìm tuyến đường cho xe máy

Bản cập nhật phiên bản 9.81.1 của Google Maps vừa bổ sung thêm một tính năng mới giúp người sử dụng tại Việt Nam có thể tìm đường cho phương tiện xe máy.

Cuối cùng Google Maps đã chính thức hỗ trợ xe máy tại Việt Nam

Theo đó, chế độ này sẽ bổ sung thêm những cung đường ngắn hơn so với ôtô giúp giảm thiểu thời gian di chuyển. Đồng thời, tính năng mới cũng giúp phương tiện xe máy có thể tránh được những tuyến đường cấm, tuyến đường chỉ dành cho xe hơi.

9. Phóng to chi tiết bằng một tay

Phóng to bản đồ là cách điển hình để tập trung vào một vị trí với Maps, nhưng nếu bạn chỉ có một tay rảnh, bạn có thể nhấn đúp vào màn hình để phóng to nhanh. Nếu bạn giữ ngón tay trên màn hình sau lần nhấn thứ hai, bạn có thể vuốt lên hoặc xuống để phóng to hoặc thu nhỏ.

Đồng thời, bạn có thể chỉnh góc nghiêng ở chế độ xem 3D bằng cách chạm bằng 2 ngón tay và kéo lên trên. Hiện hầu hết các tòa nhà lớn tại TP.HCM và HN đều đã có thể xem bằng ảnh 3D. Để xoay bản đồ, bạn có thể dùng hai ngón tay, nhấn vào icon com-pa tại góc trên phía phải để xác định hướng chính Bắc ở phía trên cùng.

10. Tìm đường né trạm thu phí, bến phà, đường cao tốc

Trên hành trình du lịch, nếu không thấy thoải mái vì phải đóng phí, hoặc muốn đi chậm để cảm nhận cuộc sống ven đường. Bạn có thể tùy chọn tuyến đường để né các trạm thu phí hoặc đường cao tốc hoặc bến phà. Bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Tìm kiếm điểm đến hoặc nhấn vào điểm đến trên bản đồ.
  3. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào biểu tượng Chỉ đường.
  4. Ở trên cùng, nhấn vào biểu tượng phương tiện giao thông phù hợp với bạn.
  5. Ở phía trên cùng bên phải, nhấn vào biểu tượngThêm > Tùy chọn tuyến đường.
  6. Nhấn vào Tránh phíhoặcTránh đường cao tốc.
  7. Nhấn vào Xong.

11. Tìm tiện ích gần mình

Nếu đang muốn tìm gấp một trụ ATM để rút tiền, bạn sợ phải mất thời gian chạy vòng vòng mà không chắc nơi đó có hay không. Google Maps tạo sẵn cho bạn tính năng tìm kiếm các tiện ích xung quanh như ATM, nhà hàng, cửa hàng thực phẩm, nhà thuốc…

Điều này nhờ sự kết hợp của Google với doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ khách hàng tốt nhất khi họ nảy sinh nhu cầu tức thời. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Nhấn vào biểu tượng Khám phá.
  3. Để tìm một nơi để ăn hoặc uống, hãy nhấn vào một tùy chọn, như Nhà hàng hoặc Quán cà phê.
  4. Để xem các tùy chọn khác hoặc tìm các địa điểm khác nhau như khách sạn và trạm xăng, hãy nhấn vào biểu tượng Thêm  chọn một danh mục.

Lưu ý: Không phải nơi nào cũng có sẵn tính năng này.

12. Đặt xe dịch vụ ngoài

Google Maps cũng cho phép bạn đặt taxi công nghệ từ chính ứng dụng google Maps. Bạn có thể xem danh sách các nhà cung cấp dịch vụ gọi xe tại đây.

Để xem mức chi phí đặt xe, bạn thực hiện:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Đăng nhập tài khoản Google của bạn.
  3. Tìm kiếm điểm đến hoặc nhấn vào điểm đến trên bản đồ.
  4. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào vòng tròn màu xanh dương. Vòng tròn này sẽ hiển thị ô tô, xe buýt, xe đạp, người đang vẫy tay hoặc người đi bộ.
  5. Ở phía trên cùng, nhấn vào biểu tượng Gọi xe.
  6. Nhấn vào Chấp nhận và xem chuyến đi.

Hiện tại ở Việt Nam chỉ khả dụng với dịch vụ của Grab. Ngay từ ứng dụng, bạn thấy tất cả các dịch vụ cho thuê xe trong khu vực bạn đứng và sau đó khuyên bạn nên thuê một dịch vụ cùng với thông tin về xe hơi và giá vé.

13. Hỏi đáp về một địa điểm

Bạn có thể đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời về địa điểm và doanh nghiệp mà bạn nhìn thấy. Chủ doanh nghiệp và những người khác có thể trả lời trực tiếp các câu Hỏi và Đáp này.

Bạn có thể đặt hoặc trả lời câu hỏi từ tìm kiếm trên bất kỳ thiết bị nào và từ Google Maps trên thiết bị Android (Tính năng này tạm thời chưa có trên iOs.). Bạn có thể truy cập Hỏi và Đáp thông qua Google Maps và cả Google Search.

14. Xem lại chặng đường đã đi qua

Để thực hiện việc này, bạn mở menu chính, vào Dòng thời gian của bạn (Your timeline)để biết được mình đã đi qua những đâu.

Có một số địa điểm bạn đã đến nhưng chưa check-in, Google Maps sẽ hỏi có phải bạn đã ghé qua, nếu có thì xác nhận nhé.

Tính năng này sẽ giúp thống kê số điểm bạn đi qua, đối chiếu với địa điểm bạn muốn đến để sắp xếp kế hoạch du lịch sao cho hiệu quả nhất. Vô cùng thích hợp với các phượt thủ.

15. Chia sẻ địa điểm của bạn

Nếu bạn đang đi lạc ở một nơi đường không có tên, phố không rõ tuổi hoặc ở trong một công viên rộng lớn thì thật khó để tìm về với bạn bè.

Nhưng đừng quá lo lắng, Google Maps cho phép bạn dễ dàng ghim lại vị trí của mình và sau đó chia sẻ vị trí đó với bạn bè.

Bạn có thể chia sẻ ngay cả khi bạn bè không có tài khoản Google, hoặc khi bạn không biết tài khoản Google của họ.

16. Trở thành thành viên của cộng đồng Local Guide

Bản đồ số dù có nhanh cũng khó mà bằng những hiểu biết người dân địa phương tại khu vực đó. Vì thế Google Maps khuyến khích bạn trở thành Local Guide (tạm dịch là Thổ Địa cho thân thiện) để đóng góp thông tin về khu vực nơi bạn ở, nơi bạn từng ghé qua, nơi bạn đã có trải nghiệm… Tất cả những đóng góp của bạn sẽ được thưởng số điểm tương ứng tùy theo hành động.

Ngoài ra, hằng năm Google tổ chức gặp mặt những Local Guide hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới. Bạn cũng sẽ là người được tiên phong trải nghiệm các sản phẩm mới của Google khi tham gia cộng đồng này.

17. Tham gia giải trí những game thú vị theo sự kiện trong năm

Vào tháng 3/2018, Google cho phép người dùng khám phá khu vực họ có mặt với tư cách là Mario. Trong tuần Cá tháng Tư năm nay, Google đã biến Maps thành một trò chơi toàn cầu với tên gọi “Waldo ở đâu?

Nếu nói Maps của Google đang dần trở thành mạng xã hội cũng không lạ. Ngoài tính năng chỉ đường, khám phá vùng đất  mới, đánh giá địa điểm, trả lời hỏi đáp… Google Maps thực sự là một kênh thông tin giải trí không thua mạng xã hội nào.

18. Đặt nhắc nhở xuất phát cho chuyến đi của bạn

Bạn sẽ tránh được giờ dây thun cũng như khả năng bị kẹt xe, lạc đường khiến bạn đến trễ một sự kiện nhờ tính năng “nhắc nhở”của Google Maps, hãy luôn bật khi bạn chuẩn bị tham dự sự kiện nhé. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Ở phía trên cùng, hãy nhập điểm đến.
  3. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào vòng tròn màu xanh dương. Ứng dụng sẽ hiển thị ô tô, xe buýt, xe đạp, người đang vẫy hoặc người đi bộ.
  4. Chọn phương tiện.
  5. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào Thêm > Đặt nhắc nhở xuất phát.
  6. Chọn một tùy chọn:
    • Thời điểm xuất phát: Nhấn vào Khởi hành.
    • Thời điểm đến: Nhấn vào Đến.
  7. Đặt thời gian.
  8. Nhấn vào

19. Nhận chỉ đường mà không cần mở khóa điện thoại.

Đây là một tính năng rất tiện và giúp tiết kiệm pin vì bạn không cần phải mở ứng dụng Google Maps và để sáng màn hình suốt chặng đường.

Lưu ý: Hướng dẫn này dành cho hệ điều hành iOS 10 trở lên:

  1. Trên màn hình khóa của iPhone/iPad, vuốt từ trái sang phải cho đến khi bạn thấy danh sách tiện ích con.
  2. Cuộn xuống dưới cùng và nhấn vào Sửa.
  3. Nhấn vào Thêm“Google Chỉ đường” .
  4. Nhấn vào Xong.
  5. Sau khi thêm lối tắt, bạn sẽ thấy chỉ đường và ước tính thời gian cho những địa điểm bạn đã tìm kiếm trong ứng dụng Google Maps.​

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

20. Đề xuất chỉnh sửa địa điểm hoặc gắn cờ đề nghị xóa địa điểm đó

Trường hợp thông tin của một địa điểm bị sai, bạn có thể đề xuất chỉnh sửa địa điểm với Google để tăng tính xác thực của Google Maps bằng cách sau:

  1. Mở Google Maps.
  2. Tìm kiếm địa điểm hoặc nhấn vào địa điểm trên bản đồ.
  3. Cuộn xuống và chọn Đề xuất chỉnh sửa, làm theo hướng dẫn.
  4. Nhấn vào Gửi.

Nếu một người nào đó gửi chỉnh sửa cho một địa điểm, bạn cũng sẽ có thể thấy chỉnh sửa đó. Nếu bạn quen thuộc với địa điểm, hãy phản hồi lại với Google Maps xem đề xuất ấy là đúng hay sai bằng cách nhấn vào chỉnh sửa được đề xuất. Phản hồi của bạn sẽ giúp Google Maps quyết định xem thông tin địa điểm đó có nên được thay đổi không.

Sau khi gửi, đề xuất của bạn sẽ được xem xét, tuy nhiên, sẽ không có thời gian cụ thể cho việc xem xét này.

Trên đây là 20 thủ thuật đơn giản khi sử dụng ứng dụng Google Maps. Ngoài ra, nếu còn có những mẹo nào hay thì cứ thoải mái chia sẻ và cùng thảo luận nhé.

Theo Google

 
 

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Sự phát triển của điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng đã làm cho số lượng phím cứng trở nên tinh giản, song dù thế nào thì nút nguồn vẫn còn đó, và nó thực sự là một nút bấm quan trọng. Sẽ rất khó khăn khi sử dụng một chiếc smartphone có nút nguồn bị liệt hoặc kém nhạy.

Các giải pháp thay thế tạm thời khi nút nguồn điện thoại bị liệt

1. Chuyển chức năng nút nguồn màn hình qua nút chỉnh âm lượng

Bạn chuyển chức năng bật/tắt màn hình sang cho nút chỉnh âm lượng (Volume) để tránh phải sử dụng nút nguồn với ứng dụng miễn phí Volume Unlock. Cách thiết lập khá đơn giản, chỉ cần bạn để Volume Unlock hoạt động ở chế độ chạy ngầm, nó sẽ cho phép bạn bật/tắt màn hình thông qua nút Volume (nút tăng hay giảm đều được).

 
 

Rất may trên kho ứng dụng Play Store của Android đang có nhiều ứng dụng, bao gồm:

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Những ứng dụng này sẽ tạo icon trên màn hình hoặc thanh thông báo để bạn tắt màn hình, và bấm nút volume để bật lại mà không cần dùng nút nguồn.

2. Mở màn hình bằng cách vuốt hoặc gõ nhẹ thông qua Knockr

knockr

Các smartphone LG được trang bị tính năng Knock On. Tính năng giúp mở khóa hay truy cập nhanh bằng cách thực hiện thao tác vuốt hoặc gõ nhẹ lên màn hình cảm ứng.

Ứng dụng Knockr cũng học theo tính năng của Knock On. Nó mang tính năng này lên những chiếc điện thoại Android khác. Tuy nhiên cần lưu ý là ứng dụng này chỉ phù hợp với các thiết bị sử dụng màn hình OLED hoặc Super AMOLED, đối với những thiết bị khác nó gây hao pin khá nhanh.

Tải và cài đặt Knockr tại địa chỉ: http://techsign.in/2uh14X5

3. Hẹn giờ bật/tắt máy:

Hai cách trên có thể giúp bạn tạm khắc phục không thể mở khóa màn hình bằng phím nguồn. Nhưng khi điện thoại tắt vì hết pin thì mọi thứ sẽ phức tạp hơn một chút. Dù có thể sạc đầy pin cho thiết bị, với một phím nguồn bị liệt hoàn toàn, bạn không thể nào khởi động máy trở lại.

Giải pháp mang tính “phòng cháy” trong trường hợp này là hẹn sẵn lịch bật/tắt cho smartphone. Khi đó, nếu không thể mở lại điện thoại, bạn có thể… chờ đến thời điểm mà bạn đã thiết lập máy tự động mở để tiếp tục sử dụng máy bình thường.

Tính năng hẹn giờ bật/tắt máy đã được Google cài đặt sẵn trên các thiết bị Android. Người dùng chỉ cần vào phần Settings , chọn Schedule power on & off để tiến hành thiết lập cho điện thoại của mình.

hen gio bat tat android

4. Bật/tắt màn hình bằng Gravity Screen

Dưới đây là video hướng dẫn sử dụng ứng dụng Gravity Screen:

 

Với Gravity Screen, bạn có thể mở màn hình bằng việc cầm máy lên dùng, và khi bạn nhét máy lại vào túi quần thì màn hình cũng tự tắt. Làm được điều này vì Gravity Screen đã theo dõi cảm biến chuyển động, nếu phát hiện điện thoại của bạn xoay một góc định trước thì máy tự bật và ngược lại. Dĩ nhiên phần góc máy này là bạn có thể điều chỉnh được. Tính năng này có phần học theo của iOS 10 trên thiết bị iPhone.

Ví dụ, khi bạn lấy máy ra khỏi túi quần, xoay lên theo chiều đứng (tức 90 độ) thì máy sẽ mở, khi dùng xong bạn nhét lại vào túi quần theo chiều chúi xuống (0 độ) thì màn hình sẽ tắt đi.

Dĩ nhiên Gravity Screen sẽ hoạt động chính xác hay không còn tùy vào từng model điện thoại.  Song đây cũng là một cách hay để bạn có thể giải quyết sự cố khi phím nguồn bị liệt.

Bạn tải Gravity Screen về tại liên kết: http://techsign.in/2uh5Ow1

5. Dùng ứng dụng Proximity Actions

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Có chức năng khá giống Gravity Screen. Nhưng Proximity Actions có nhiều tuỳ chỉnh hơn, cho phép gán những hành động cụ thể dựa trên cử chỉ trước cảm biến tiệm cận.

Ví dụ một số hành động có thể thực hiện:

  • Phát/Tạm dừng nhạc.
  • Khóa máy, mở màn hình (mở khóa).
  • Bật/tắt tự động xoay màn hình.
  • Thay đổi hướng màn hình mà không cần mở khóa xoay.
  • Chạy ứng dụng, kích hoạt phím tắt, bật/tắt đèn flash LED

Tải Proximity Actions tại địa chỉ: http://techsign.in/2ugzuJt

Cách mở máy khi nút nguồn bị liệt

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Nếu đang cần lấy dữ liệu trên điện thoại Android như tin nhắn, số điện thoại… mà phím nguồn lại bị liệt. Bạn có thể dùng cách thủ công là sử dụng sạc pin kết nối qua cổng MicroUSB.

Việc cắm sạc pin sẽ khiến chiếc smartphone sáng màn hình, giúp bạn tiếp tục sử dụng máy ngay cả khi phím nguồn bị hỏng.

Tuy vậy ở một số smartphone mới, việc bạn cắm sạc cũng không đảm bảo máy sẽ mở lên mà chỉ hiện biểu tượng đang sạc. Nếu gặp trường hợp này, bạn cần nhấn giữ nút âm lượng rồi cắm sạc, trong đa số trường hợp thì máy sẽ chuyển sang màn hình ADB.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Với chiếc smartphone cùng ứng dụng Google Maps, các bạn trẻ hiện nay đã không cần la bàn hay bản đồ giấy cồng kềnh. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ bỏ qua nhiều mẹo hay hoặc chưa khám phá hết các tài nguyên của ứng dụng này.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Bài viết này sẽ giới thiệu 20 thủ thuật với Google Maps mà những ai theo chủ nghĩa xê dịch cần nắm rõ, với mức độ quan trọng mình xếp từ cao đến thấp.

 
 

1. Lưu bản đồ ngoại tuyến (offline)

Khi smartphone không phải lúc nào cũng trong tình trạng luôn có 3G/4G, thì tính năng này vô cùng hữu ích cho các phượt thủ và những bạn thường xuyên đi lạc đường.

Để có thể lưu bản đồ ngoại tuyến, bạn thực hiện như sau:

  1. Trên smartphone hoặc tablet Android, mở ứng dụng Google Maps .
  2. Đảm bảo bạn đã kết nối với Internet và đăng nhập vào Google Maps.
  3. Tìm kiếm một địa điểm bạn đang có nhu cầu đến hay nghiên cứu.
  4. Ở phía dưới cùng, hãy nhấn vào tên hoặc địa chỉ của địa điểm, chọn Tải. Nếu bạn đã tìm kiếm một địa điểm như nhà hàng, hãy nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm > chọn Tải xuống bản đồ ngoại tuyến  > Tải xuống.

 

2. Lưu địa điểm yêu thích hoặc nơi muốn khám phá

Để chuyến đi của bạn thú vị hơn và không bỏ lỡ bất cứ địa điểm check-in nào, trước hết hãy tìm những địa điểm muốn đến trên Google Maps. Sau đó chọn nút Lưu (hoặc Save), khi vừa nhập vào, bạn sẽ thấy 3 lựa chọn:

  • Mục ưa thích
  • Muốn đến
  • Địa điểm được gắn sao

Bạn hãy đánh dấu địa điểm với mục “Muốn đến” và khi đã có mặt tại nơi đó, đừng quên check-in để biết bạn đã ghé thăm bao nhiêu địa điểm nhé. Tính năng đánh dấu địa điểm này sẽ giúp bạn không bị chia trí hay mất tập trung khi khám phá vùng đất mới.

3. Đo khoảng cách giữa các điểm

Thực ra khi chọn hành trình từ điểm A đến B, Google đã đo trước khoảng cách những đoạn đường sẽ đi qua. Nhưng nếu bạn muốn đo khoảng cách theo đường chim bay không chướng ngại vật thì thực hiện như sau:

Bước 1: Thêm điểm đầu tiên

  • Trên smartphone hoặc tablet Android, mở ứng dụng Google Maps Google Maps.
  • Chạm và giữ vị trí bất kỳ trên bản đồ. Bạn sẽ thấy ghim màu đỏ xuất hiện.
  • Ở dưới cùng, nhấn vào tên của địa điểm.
  • Trên trang của địa điểm, cuộn xuống và chọn Đo khoảng cách.

Bước 2: Thêm điểm hoặc các điểm tiếp theo

  • Di chuyển bản đồ sao cho vòng tròn màu đen hoặc chữ thập nằm trên điểm tiếp theo bạn muốn thêm.
  • Ở dưới cùng bên phải, nhấn vàoThêm > Thêm.
  • Thêm các điểm cho đến khi bạn hoàn tất.

Bước 3: Nhận khoảng cách

  • Ở dưới cùng, bạn sẽ thấy tổng khoảng cách theo đơn vị dặm (mi) hoặc ki lô mét (km).
  • Để xóa điểm cuối cùng bạn đã thêm, hãy nhấn vào Hoàn tác.
  • Để xóa tất cả các điểm: Ở trên cùng bên phải, nhấn vào dấu ba chấm > Xóa.
  • Khi hoàn tất, hãy nhấn vào mũi tên quay lại ở trên cùng bên trái.

4. Gắn nhãn riêng cho địa điểm chưa xác định

Để dễ dàng tìm các địa điểm mà Google chưa thêm vào Maps, bạn có thể thêm nhãn tùy chỉnh. Những nhãn này sẽ được hiển thị trên bản đồ của bạn và bạn cũng có thể tìm thấy chúng từ thanh tìm kiếm.

Ví dụ: Bạn muốn đánh dấu nơi nào đó là chỗ hẹn hò đầu tiên hoặc ổ tám chuyện…

Sau khi gắn nhãn, bạn có thể dễ dàng tìm và xem lại bằng cách vàoMenu > ​Địa điểm của bạn > Đã gắn nhãn. Tại mục này, bạn cũng có thể chỉnh sửa nhãn hoặc thêm nhãn mới.

5. Bổ sung địa điểm bị thiếu

Ngược lại với một địa điểm không xác định, sẽ có nhiều địa điểm xác định nhưng chưa được cập nhật trên google Maps. Việc thêm địa điểm thiếu sẽ được kiểm rất nhanh nếu bạn khai báo đầy đủ thông tin.

Đề xuất thêm địa điểm bị thiếu cũng rất đơn giản, bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps.
  2. Chạm vào biểu tượngMenu > Thêm địa điểm bị thiếu.
  3. Chọn một tùy chọn, sau đó thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.

Thời gian để địa điểm thông qua kiểm duyệt là không xác định. Nếu thông tin của bạn đầy đủ với hình ảnh và thông tin liên hệ, trang web,… thì thời gian kiểm duyệt và xuất hiện trên bản đồ sẽ nhanh hơn.

6. Theo dõi tình hình giao thông khu vực di chuyển

Chức năng này tổng hợp các thiết bị dùng GPS để ra số liệu tương đối chính xác nhất. Nó giúp bạn tìm hướng đi tốt hơn nếu biết được phía trước đang kẹt xe.

Để sử dụng, bạn mở Google Maps, bấm menu bên trái và chọn Traffic để hiển thị mật độ giao thông. Thông tin mật độ xe cộ hiện chỉ mới có tại các khu vực TPHCM, Hà Nội và một vài đoạn đường chính nằm xung quanh hai thành phố này.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Mật độ kẹt xe được thể hiện qua màu sắc: màu đỏ đậm báo hiệu ùn tắc giao thông, màu xanh cho thấy đường thông thoáng, ít xe. Tính năng này là cập nhật mới nhất và hữu ích nhất của Maps trong năm 2018.

7. Ra lệnh bằng giọng nói trên thiết bị Android

Nếu muốn tìm đường hoặc chỉ đường trong khi đang lái xe, bạn không muốn thực sự rời mắt phía trước và tay khỏi vô lăng, thì thay vì phải bấm nội dung, bạn có thể sử dụng lệnh thoại “OK Google” trong ứng dụng Google Maps dành cho Android.

Ví dụ: nếu bạn nhận thấy mình sắp hết xăng, hãy nói “OK Google, tìm trạm xăng” và Maps sẽ hiển thị các trạm gần đó. Bạn cũng có thể hỏi “Chỗ rẽ tiếp theo là gì” hoặc “Giao thông phía trước như thế nào?”

8. Tìm tuyến đường cho xe máy

Bản cập nhật phiên bản 9.81.1 của Google Maps vừa bổ sung thêm một tính năng mới giúp người sử dụng tại Việt Nam có thể tìm đường cho phương tiện xe máy.

Cuối cùng Google Maps đã chính thức hỗ trợ xe máy tại Việt Nam

Theo đó, chế độ này sẽ bổ sung thêm những cung đường ngắn hơn so với ôtô giúp giảm thiểu thời gian di chuyển. Đồng thời, tính năng mới cũng giúp phương tiện xe máy có thể tránh được những tuyến đường cấm, tuyến đường chỉ dành cho xe hơi.

9. Phóng to chi tiết bằng một tay

Phóng to bản đồ là cách điển hình để tập trung vào một vị trí với Maps, nhưng nếu bạn chỉ có một tay rảnh, bạn có thể nhấn đúp vào màn hình để phóng to nhanh. Nếu bạn giữ ngón tay trên màn hình sau lần nhấn thứ hai, bạn có thể vuốt lên hoặc xuống để phóng to hoặc thu nhỏ.

Đồng thời, bạn có thể chỉnh góc nghiêng ở chế độ xem 3D bằng cách chạm bằng 2 ngón tay và kéo lên trên. Hiện hầu hết các tòa nhà lớn tại TP.HCM và HN đều đã có thể xem bằng ảnh 3D. Để xoay bản đồ, bạn có thể dùng hai ngón tay, nhấn vào icon com-pa tại góc trên phía phải để xác định hướng chính Bắc ở phía trên cùng.

10. Tìm đường né trạm thu phí, bến phà, đường cao tốc

Trên hành trình du lịch, nếu không thấy thoải mái vì phải đóng phí, hoặc muốn đi chậm để cảm nhận cuộc sống ven đường. Bạn có thể tùy chọn tuyến đường để né các trạm thu phí hoặc đường cao tốc hoặc bến phà. Bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Tìm kiếm điểm đến hoặc nhấn vào điểm đến trên bản đồ.
  3. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào biểu tượng Chỉ đường.
  4. Ở trên cùng, nhấn vào biểu tượng phương tiện giao thông phù hợp với bạn.
  5. Ở phía trên cùng bên phải, nhấn vào biểu tượngThêm > Tùy chọn tuyến đường.
  6. Nhấn vào Tránh phíhoặcTránh đường cao tốc.
  7. Nhấn vào Xong.

11. Tìm tiện ích gần mình

Nếu đang muốn tìm gấp một trụ ATM để rút tiền, bạn sợ phải mất thời gian chạy vòng vòng mà không chắc nơi đó có hay không. Google Maps tạo sẵn cho bạn tính năng tìm kiếm các tiện ích xung quanh như ATM, nhà hàng, cửa hàng thực phẩm, nhà thuốc…

Điều này nhờ sự kết hợp của Google với doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ khách hàng tốt nhất khi họ nảy sinh nhu cầu tức thời. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Nhấn vào biểu tượng Khám phá.
  3. Để tìm một nơi để ăn hoặc uống, hãy nhấn vào một tùy chọn, như Nhà hàng hoặc Quán cà phê.
  4. Để xem các tùy chọn khác hoặc tìm các địa điểm khác nhau như khách sạn và trạm xăng, hãy nhấn vào biểu tượng Thêm  chọn một danh mục.

Lưu ý: Không phải nơi nào cũng có sẵn tính năng này.

12. Đặt xe dịch vụ ngoài

Google Maps cũng cho phép bạn đặt taxi công nghệ từ chính ứng dụng google Maps. Bạn có thể xem danh sách các nhà cung cấp dịch vụ gọi xe tại đây.

Để xem mức chi phí đặt xe, bạn thực hiện:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Đăng nhập tài khoản Google của bạn.
  3. Tìm kiếm điểm đến hoặc nhấn vào điểm đến trên bản đồ.
  4. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào vòng tròn màu xanh dương. Vòng tròn này sẽ hiển thị ô tô, xe buýt, xe đạp, người đang vẫy tay hoặc người đi bộ.
  5. Ở phía trên cùng, nhấn vào biểu tượng Gọi xe.
  6. Nhấn vào Chấp nhận và xem chuyến đi.

Hiện tại ở Việt Nam chỉ khả dụng với dịch vụ của Grab. Ngay từ ứng dụng, bạn thấy tất cả các dịch vụ cho thuê xe trong khu vực bạn đứng và sau đó khuyên bạn nên thuê một dịch vụ cùng với thông tin về xe hơi và giá vé.

13. Hỏi đáp về một địa điểm

Bạn có thể đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời về địa điểm và doanh nghiệp mà bạn nhìn thấy. Chủ doanh nghiệp và những người khác có thể trả lời trực tiếp các câu Hỏi và Đáp này.

Bạn có thể đặt hoặc trả lời câu hỏi từ tìm kiếm trên bất kỳ thiết bị nào và từ Google Maps trên thiết bị Android (Tính năng này tạm thời chưa có trên iOs.). Bạn có thể truy cập Hỏi và Đáp thông qua Google Maps và cả Google Search.

14. Xem lại chặng đường đã đi qua

Để thực hiện việc này, bạn mở menu chính, vào Dòng thời gian của bạn (Your timeline)để biết được mình đã đi qua những đâu.

Có một số địa điểm bạn đã đến nhưng chưa check-in, Google Maps sẽ hỏi có phải bạn đã ghé qua, nếu có thì xác nhận nhé.

Tính năng này sẽ giúp thống kê số điểm bạn đi qua, đối chiếu với địa điểm bạn muốn đến để sắp xếp kế hoạch du lịch sao cho hiệu quả nhất. Vô cùng thích hợp với các phượt thủ.

15. Chia sẻ địa điểm của bạn

Nếu bạn đang đi lạc ở một nơi đường không có tên, phố không rõ tuổi hoặc ở trong một công viên rộng lớn thì thật khó để tìm về với bạn bè.

Nhưng đừng quá lo lắng, Google Maps cho phép bạn dễ dàng ghim lại vị trí của mình và sau đó chia sẻ vị trí đó với bạn bè.

Bạn có thể chia sẻ ngay cả khi bạn bè không có tài khoản Google, hoặc khi bạn không biết tài khoản Google của họ.

16. Trở thành thành viên của cộng đồng Local Guide

Bản đồ số dù có nhanh cũng khó mà bằng những hiểu biết người dân địa phương tại khu vực đó. Vì thế Google Maps khuyến khích bạn trở thành Local Guide (tạm dịch là Thổ Địa cho thân thiện) để đóng góp thông tin về khu vực nơi bạn ở, nơi bạn từng ghé qua, nơi bạn đã có trải nghiệm… Tất cả những đóng góp của bạn sẽ được thưởng số điểm tương ứng tùy theo hành động.

Ngoài ra, hằng năm Google tổ chức gặp mặt những Local Guide hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới. Bạn cũng sẽ là người được tiên phong trải nghiệm các sản phẩm mới của Google khi tham gia cộng đồng này.

17. Tham gia giải trí những game thú vị theo sự kiện trong năm

Vào tháng 3/2018, Google cho phép người dùng khám phá khu vực họ có mặt với tư cách là Mario. Trong tuần Cá tháng Tư năm nay, Google đã biến Maps thành một trò chơi toàn cầu với tên gọi “Waldo ở đâu?

Nếu nói Maps của Google đang dần trở thành mạng xã hội cũng không lạ. Ngoài tính năng chỉ đường, khám phá vùng đất  mới, đánh giá địa điểm, trả lời hỏi đáp… Google Maps thực sự là một kênh thông tin giải trí không thua mạng xã hội nào.

18. Đặt nhắc nhở xuất phát cho chuyến đi của bạn

Bạn sẽ tránh được giờ dây thun cũng như khả năng bị kẹt xe, lạc đường khiến bạn đến trễ một sự kiện nhờ tính năng “nhắc nhở”của Google Maps, hãy luôn bật khi bạn chuẩn bị tham dự sự kiện nhé. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Ở phía trên cùng, hãy nhập điểm đến.
  3. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào vòng tròn màu xanh dương. Ứng dụng sẽ hiển thị ô tô, xe buýt, xe đạp, người đang vẫy hoặc người đi bộ.
  4. Chọn phương tiện.
  5. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào Thêm > Đặt nhắc nhở xuất phát.
  6. Chọn một tùy chọn:
    • Thời điểm xuất phát: Nhấn vào Khởi hành.
    • Thời điểm đến: Nhấn vào Đến.
  7. Đặt thời gian.
  8. Nhấn vào

19. Nhận chỉ đường mà không cần mở khóa điện thoại.

Đây là một tính năng rất tiện và giúp tiết kiệm pin vì bạn không cần phải mở ứng dụng Google Maps và để sáng màn hình suốt chặng đường.

Lưu ý: Hướng dẫn này dành cho hệ điều hành iOS 10 trở lên:

  1. Trên màn hình khóa của iPhone/iPad, vuốt từ trái sang phải cho đến khi bạn thấy danh sách tiện ích con.
  2. Cuộn xuống dưới cùng và nhấn vào Sửa.
  3. Nhấn vào Thêm“Google Chỉ đường” .
  4. Nhấn vào Xong.
  5. Sau khi thêm lối tắt, bạn sẽ thấy chỉ đường và ước tính thời gian cho những địa điểm bạn đã tìm kiếm trong ứng dụng Google Maps.​

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

20. Đề xuất chỉnh sửa địa điểm hoặc gắn cờ đề nghị xóa địa điểm đó

Trường hợp thông tin của một địa điểm bị sai, bạn có thể đề xuất chỉnh sửa địa điểm với Google để tăng tính xác thực của Google Maps bằng cách sau:

  1. Mở Google Maps.
  2. Tìm kiếm địa điểm hoặc nhấn vào địa điểm trên bản đồ.
  3. Cuộn xuống và chọn Đề xuất chỉnh sửa, làm theo hướng dẫn.
  4. Nhấn vào Gửi.

Nếu một người nào đó gửi chỉnh sửa cho một địa điểm, bạn cũng sẽ có thể thấy chỉnh sửa đó. Nếu bạn quen thuộc với địa điểm, hãy phản hồi lại với Google Maps xem đề xuất ấy là đúng hay sai bằng cách nhấn vào chỉnh sửa được đề xuất. Phản hồi của bạn sẽ giúp Google Maps quyết định xem thông tin địa điểm đó có nên được thay đổi không.

Sau khi gửi, đề xuất của bạn sẽ được xem xét, tuy nhiên, sẽ không có thời gian cụ thể cho việc xem xét này.

Trên đây là 20 thủ thuật đơn giản khi sử dụng ứng dụng Google Maps. Ngoài ra, nếu còn có những mẹo nào hay thì cứ thoải mái chia sẻ và cùng thảo luận nhé.

Theo Google

 
 

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Sự phát triển của điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng đã làm cho số lượng phím cứng trở nên tinh giản, song dù thế nào thì nút nguồn vẫn còn đó, và nó thực sự là một nút bấm quan trọng. Sẽ rất khó khăn khi sử dụng một chiếc smartphone có nút nguồn bị liệt hoặc kém nhạy.

Các giải pháp thay thế tạm thời khi nút nguồn điện thoại bị liệt

1. Chuyển chức năng nút nguồn màn hình qua nút chỉnh âm lượng

Bạn chuyển chức năng bật/tắt màn hình sang cho nút chỉnh âm lượng (Volume) để tránh phải sử dụng nút nguồn với ứng dụng miễn phí Volume Unlock. Cách thiết lập khá đơn giản, chỉ cần bạn để Volume Unlock hoạt động ở chế độ chạy ngầm, nó sẽ cho phép bạn bật/tắt màn hình thông qua nút Volume (nút tăng hay giảm đều được).

 
 

Rất may trên kho ứng dụng Play Store của Android đang có nhiều ứng dụng, bao gồm:

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Những ứng dụng này sẽ tạo icon trên màn hình hoặc thanh thông báo để bạn tắt màn hình, và bấm nút volume để bật lại mà không cần dùng nút nguồn.

2. Mở màn hình bằng cách vuốt hoặc gõ nhẹ thông qua Knockr

knockr

Các smartphone LG được trang bị tính năng Knock On. Tính năng giúp mở khóa hay truy cập nhanh bằng cách thực hiện thao tác vuốt hoặc gõ nhẹ lên màn hình cảm ứng.

Ứng dụng Knockr cũng học theo tính năng của Knock On. Nó mang tính năng này lên những chiếc điện thoại Android khác. Tuy nhiên cần lưu ý là ứng dụng này chỉ phù hợp với các thiết bị sử dụng màn hình OLED hoặc Super AMOLED, đối với những thiết bị khác nó gây hao pin khá nhanh.

Tải và cài đặt Knockr tại địa chỉ: http://techsign.in/2uh14X5

3. Hẹn giờ bật/tắt máy:

Hai cách trên có thể giúp bạn tạm khắc phục không thể mở khóa màn hình bằng phím nguồn. Nhưng khi điện thoại tắt vì hết pin thì mọi thứ sẽ phức tạp hơn một chút. Dù có thể sạc đầy pin cho thiết bị, với một phím nguồn bị liệt hoàn toàn, bạn không thể nào khởi động máy trở lại.

Giải pháp mang tính “phòng cháy” trong trường hợp này là hẹn sẵn lịch bật/tắt cho smartphone. Khi đó, nếu không thể mở lại điện thoại, bạn có thể… chờ đến thời điểm mà bạn đã thiết lập máy tự động mở để tiếp tục sử dụng máy bình thường.

Tính năng hẹn giờ bật/tắt máy đã được Google cài đặt sẵn trên các thiết bị Android. Người dùng chỉ cần vào phần Settings , chọn Schedule power on & off để tiến hành thiết lập cho điện thoại của mình.

hen gio bat tat android

4. Bật/tắt màn hình bằng Gravity Screen

Dưới đây là video hướng dẫn sử dụng ứng dụng Gravity Screen:

 

Với Gravity Screen, bạn có thể mở màn hình bằng việc cầm máy lên dùng, và khi bạn nhét máy lại vào túi quần thì màn hình cũng tự tắt. Làm được điều này vì Gravity Screen đã theo dõi cảm biến chuyển động, nếu phát hiện điện thoại của bạn xoay một góc định trước thì máy tự bật và ngược lại. Dĩ nhiên phần góc máy này là bạn có thể điều chỉnh được. Tính năng này có phần học theo của iOS 10 trên thiết bị iPhone.

Ví dụ, khi bạn lấy máy ra khỏi túi quần, xoay lên theo chiều đứng (tức 90 độ) thì máy sẽ mở, khi dùng xong bạn nhét lại vào túi quần theo chiều chúi xuống (0 độ) thì màn hình sẽ tắt đi.

Dĩ nhiên Gravity Screen sẽ hoạt động chính xác hay không còn tùy vào từng model điện thoại.  Song đây cũng là một cách hay để bạn có thể giải quyết sự cố khi phím nguồn bị liệt.

Bạn tải Gravity Screen về tại liên kết: http://techsign.in/2uh5Ow1

5. Dùng ứng dụng Proximity Actions

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Có chức năng khá giống Gravity Screen. Nhưng Proximity Actions có nhiều tuỳ chỉnh hơn, cho phép gán những hành động cụ thể dựa trên cử chỉ trước cảm biến tiệm cận.

Ví dụ một số hành động có thể thực hiện:

  • Phát/Tạm dừng nhạc.
  • Khóa máy, mở màn hình (mở khóa).
  • Bật/tắt tự động xoay màn hình.
  • Thay đổi hướng màn hình mà không cần mở khóa xoay.
  • Chạy ứng dụng, kích hoạt phím tắt, bật/tắt đèn flash LED

Tải Proximity Actions tại địa chỉ: http://techsign.in/2ugzuJt

Cách mở máy khi nút nguồn bị liệt

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Nếu đang cần lấy dữ liệu trên điện thoại Android như tin nhắn, số điện thoại… mà phím nguồn lại bị liệt. Bạn có thể dùng cách thủ công là sử dụng sạc pin kết nối qua cổng MicroUSB.

Việc cắm sạc pin sẽ khiến chiếc smartphone sáng màn hình, giúp bạn tiếp tục sử dụng máy ngay cả khi phím nguồn bị hỏng.

Tuy vậy ở một số smartphone mới, việc bạn cắm sạc cũng không đảm bảo máy sẽ mở lên mà chỉ hiện biểu tượng đang sạc. Nếu gặp trường hợp này, bạn cần nhấn giữ nút âm lượng rồi cắm sạc, trong đa số trường hợp thì máy sẽ chuyển sang màn hình ADB.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Với chiếc smartphone cùng ứng dụng Google Maps, các bạn trẻ hiện nay đã không cần la bàn hay bản đồ giấy cồng kềnh. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ bỏ qua nhiều mẹo hay hoặc chưa khám phá hết các tài nguyên của ứng dụng này.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Bài viết này sẽ giới thiệu 20 thủ thuật với Google Maps mà những ai theo chủ nghĩa xê dịch cần nắm rõ, với mức độ quan trọng mình xếp từ cao đến thấp.

 
 

1. Lưu bản đồ ngoại tuyến (offline)

Khi smartphone không phải lúc nào cũng trong tình trạng luôn có 3G/4G, thì tính năng này vô cùng hữu ích cho các phượt thủ và những bạn thường xuyên đi lạc đường.

Để có thể lưu bản đồ ngoại tuyến, bạn thực hiện như sau:

  1. Trên smartphone hoặc tablet Android, mở ứng dụng Google Maps .
  2. Đảm bảo bạn đã kết nối với Internet và đăng nhập vào Google Maps.
  3. Tìm kiếm một địa điểm bạn đang có nhu cầu đến hay nghiên cứu.
  4. Ở phía dưới cùng, hãy nhấn vào tên hoặc địa chỉ của địa điểm, chọn Tải. Nếu bạn đã tìm kiếm một địa điểm như nhà hàng, hãy nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm > chọn Tải xuống bản đồ ngoại tuyến  > Tải xuống.

 

2. Lưu địa điểm yêu thích hoặc nơi muốn khám phá

Để chuyến đi của bạn thú vị hơn và không bỏ lỡ bất cứ địa điểm check-in nào, trước hết hãy tìm những địa điểm muốn đến trên Google Maps. Sau đó chọn nút Lưu (hoặc Save), khi vừa nhập vào, bạn sẽ thấy 3 lựa chọn:

  • Mục ưa thích
  • Muốn đến
  • Địa điểm được gắn sao

Bạn hãy đánh dấu địa điểm với mục “Muốn đến” và khi đã có mặt tại nơi đó, đừng quên check-in để biết bạn đã ghé thăm bao nhiêu địa điểm nhé. Tính năng đánh dấu địa điểm này sẽ giúp bạn không bị chia trí hay mất tập trung khi khám phá vùng đất mới.

3. Đo khoảng cách giữa các điểm

Thực ra khi chọn hành trình từ điểm A đến B, Google đã đo trước khoảng cách những đoạn đường sẽ đi qua. Nhưng nếu bạn muốn đo khoảng cách theo đường chim bay không chướng ngại vật thì thực hiện như sau:

Bước 1: Thêm điểm đầu tiên

  • Trên smartphone hoặc tablet Android, mở ứng dụng Google Maps Google Maps.
  • Chạm và giữ vị trí bất kỳ trên bản đồ. Bạn sẽ thấy ghim màu đỏ xuất hiện.
  • Ở dưới cùng, nhấn vào tên của địa điểm.
  • Trên trang của địa điểm, cuộn xuống và chọn Đo khoảng cách.

Bước 2: Thêm điểm hoặc các điểm tiếp theo

  • Di chuyển bản đồ sao cho vòng tròn màu đen hoặc chữ thập nằm trên điểm tiếp theo bạn muốn thêm.
  • Ở dưới cùng bên phải, nhấn vàoThêm > Thêm.
  • Thêm các điểm cho đến khi bạn hoàn tất.

Bước 3: Nhận khoảng cách

  • Ở dưới cùng, bạn sẽ thấy tổng khoảng cách theo đơn vị dặm (mi) hoặc ki lô mét (km).
  • Để xóa điểm cuối cùng bạn đã thêm, hãy nhấn vào Hoàn tác.
  • Để xóa tất cả các điểm: Ở trên cùng bên phải, nhấn vào dấu ba chấm > Xóa.
  • Khi hoàn tất, hãy nhấn vào mũi tên quay lại ở trên cùng bên trái.

4. Gắn nhãn riêng cho địa điểm chưa xác định

Để dễ dàng tìm các địa điểm mà Google chưa thêm vào Maps, bạn có thể thêm nhãn tùy chỉnh. Những nhãn này sẽ được hiển thị trên bản đồ của bạn và bạn cũng có thể tìm thấy chúng từ thanh tìm kiếm.

Ví dụ: Bạn muốn đánh dấu nơi nào đó là chỗ hẹn hò đầu tiên hoặc ổ tám chuyện…

Sau khi gắn nhãn, bạn có thể dễ dàng tìm và xem lại bằng cách vàoMenu > ​Địa điểm của bạn > Đã gắn nhãn. Tại mục này, bạn cũng có thể chỉnh sửa nhãn hoặc thêm nhãn mới.

5. Bổ sung địa điểm bị thiếu

Ngược lại với một địa điểm không xác định, sẽ có nhiều địa điểm xác định nhưng chưa được cập nhật trên google Maps. Việc thêm địa điểm thiếu sẽ được kiểm rất nhanh nếu bạn khai báo đầy đủ thông tin.

Đề xuất thêm địa điểm bị thiếu cũng rất đơn giản, bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps.
  2. Chạm vào biểu tượngMenu > Thêm địa điểm bị thiếu.
  3. Chọn một tùy chọn, sau đó thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.

Thời gian để địa điểm thông qua kiểm duyệt là không xác định. Nếu thông tin của bạn đầy đủ với hình ảnh và thông tin liên hệ, trang web,… thì thời gian kiểm duyệt và xuất hiện trên bản đồ sẽ nhanh hơn.

6. Theo dõi tình hình giao thông khu vực di chuyển

Chức năng này tổng hợp các thiết bị dùng GPS để ra số liệu tương đối chính xác nhất. Nó giúp bạn tìm hướng đi tốt hơn nếu biết được phía trước đang kẹt xe.

Để sử dụng, bạn mở Google Maps, bấm menu bên trái và chọn Traffic để hiển thị mật độ giao thông. Thông tin mật độ xe cộ hiện chỉ mới có tại các khu vực TPHCM, Hà Nội và một vài đoạn đường chính nằm xung quanh hai thành phố này.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Mật độ kẹt xe được thể hiện qua màu sắc: màu đỏ đậm báo hiệu ùn tắc giao thông, màu xanh cho thấy đường thông thoáng, ít xe. Tính năng này là cập nhật mới nhất và hữu ích nhất của Maps trong năm 2018.

7. Ra lệnh bằng giọng nói trên thiết bị Android

Nếu muốn tìm đường hoặc chỉ đường trong khi đang lái xe, bạn không muốn thực sự rời mắt phía trước và tay khỏi vô lăng, thì thay vì phải bấm nội dung, bạn có thể sử dụng lệnh thoại “OK Google” trong ứng dụng Google Maps dành cho Android.

Ví dụ: nếu bạn nhận thấy mình sắp hết xăng, hãy nói “OK Google, tìm trạm xăng” và Maps sẽ hiển thị các trạm gần đó. Bạn cũng có thể hỏi “Chỗ rẽ tiếp theo là gì” hoặc “Giao thông phía trước như thế nào?”

8. Tìm tuyến đường cho xe máy

Bản cập nhật phiên bản 9.81.1 của Google Maps vừa bổ sung thêm một tính năng mới giúp người sử dụng tại Việt Nam có thể tìm đường cho phương tiện xe máy.

Cuối cùng Google Maps đã chính thức hỗ trợ xe máy tại Việt Nam

Theo đó, chế độ này sẽ bổ sung thêm những cung đường ngắn hơn so với ôtô giúp giảm thiểu thời gian di chuyển. Đồng thời, tính năng mới cũng giúp phương tiện xe máy có thể tránh được những tuyến đường cấm, tuyến đường chỉ dành cho xe hơi.

9. Phóng to chi tiết bằng một tay

Phóng to bản đồ là cách điển hình để tập trung vào một vị trí với Maps, nhưng nếu bạn chỉ có một tay rảnh, bạn có thể nhấn đúp vào màn hình để phóng to nhanh. Nếu bạn giữ ngón tay trên màn hình sau lần nhấn thứ hai, bạn có thể vuốt lên hoặc xuống để phóng to hoặc thu nhỏ.

Đồng thời, bạn có thể chỉnh góc nghiêng ở chế độ xem 3D bằng cách chạm bằng 2 ngón tay và kéo lên trên. Hiện hầu hết các tòa nhà lớn tại TP.HCM và HN đều đã có thể xem bằng ảnh 3D. Để xoay bản đồ, bạn có thể dùng hai ngón tay, nhấn vào icon com-pa tại góc trên phía phải để xác định hướng chính Bắc ở phía trên cùng.

10. Tìm đường né trạm thu phí, bến phà, đường cao tốc

Trên hành trình du lịch, nếu không thấy thoải mái vì phải đóng phí, hoặc muốn đi chậm để cảm nhận cuộc sống ven đường. Bạn có thể tùy chọn tuyến đường để né các trạm thu phí hoặc đường cao tốc hoặc bến phà. Bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Tìm kiếm điểm đến hoặc nhấn vào điểm đến trên bản đồ.
  3. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào biểu tượng Chỉ đường.
  4. Ở trên cùng, nhấn vào biểu tượng phương tiện giao thông phù hợp với bạn.
  5. Ở phía trên cùng bên phải, nhấn vào biểu tượngThêm > Tùy chọn tuyến đường.
  6. Nhấn vào Tránh phíhoặcTránh đường cao tốc.
  7. Nhấn vào Xong.

11. Tìm tiện ích gần mình

Nếu đang muốn tìm gấp một trụ ATM để rút tiền, bạn sợ phải mất thời gian chạy vòng vòng mà không chắc nơi đó có hay không. Google Maps tạo sẵn cho bạn tính năng tìm kiếm các tiện ích xung quanh như ATM, nhà hàng, cửa hàng thực phẩm, nhà thuốc…

Điều này nhờ sự kết hợp của Google với doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ khách hàng tốt nhất khi họ nảy sinh nhu cầu tức thời. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Nhấn vào biểu tượng Khám phá.
  3. Để tìm một nơi để ăn hoặc uống, hãy nhấn vào một tùy chọn, như Nhà hàng hoặc Quán cà phê.
  4. Để xem các tùy chọn khác hoặc tìm các địa điểm khác nhau như khách sạn và trạm xăng, hãy nhấn vào biểu tượng Thêm  chọn một danh mục.

Lưu ý: Không phải nơi nào cũng có sẵn tính năng này.

12. Đặt xe dịch vụ ngoài

Google Maps cũng cho phép bạn đặt taxi công nghệ từ chính ứng dụng google Maps. Bạn có thể xem danh sách các nhà cung cấp dịch vụ gọi xe tại đây.

Để xem mức chi phí đặt xe, bạn thực hiện:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Đăng nhập tài khoản Google của bạn.
  3. Tìm kiếm điểm đến hoặc nhấn vào điểm đến trên bản đồ.
  4. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào vòng tròn màu xanh dương. Vòng tròn này sẽ hiển thị ô tô, xe buýt, xe đạp, người đang vẫy tay hoặc người đi bộ.
  5. Ở phía trên cùng, nhấn vào biểu tượng Gọi xe.
  6. Nhấn vào Chấp nhận và xem chuyến đi.

Hiện tại ở Việt Nam chỉ khả dụng với dịch vụ của Grab. Ngay từ ứng dụng, bạn thấy tất cả các dịch vụ cho thuê xe trong khu vực bạn đứng và sau đó khuyên bạn nên thuê một dịch vụ cùng với thông tin về xe hơi và giá vé.

13. Hỏi đáp về một địa điểm

Bạn có thể đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời về địa điểm và doanh nghiệp mà bạn nhìn thấy. Chủ doanh nghiệp và những người khác có thể trả lời trực tiếp các câu Hỏi và Đáp này.

Bạn có thể đặt hoặc trả lời câu hỏi từ tìm kiếm trên bất kỳ thiết bị nào và từ Google Maps trên thiết bị Android (Tính năng này tạm thời chưa có trên iOs.). Bạn có thể truy cập Hỏi và Đáp thông qua Google Maps và cả Google Search.

14. Xem lại chặng đường đã đi qua

Để thực hiện việc này, bạn mở menu chính, vào Dòng thời gian của bạn (Your timeline)để biết được mình đã đi qua những đâu.

Có một số địa điểm bạn đã đến nhưng chưa check-in, Google Maps sẽ hỏi có phải bạn đã ghé qua, nếu có thì xác nhận nhé.

Tính năng này sẽ giúp thống kê số điểm bạn đi qua, đối chiếu với địa điểm bạn muốn đến để sắp xếp kế hoạch du lịch sao cho hiệu quả nhất. Vô cùng thích hợp với các phượt thủ.

15. Chia sẻ địa điểm của bạn

Nếu bạn đang đi lạc ở một nơi đường không có tên, phố không rõ tuổi hoặc ở trong một công viên rộng lớn thì thật khó để tìm về với bạn bè.

Nhưng đừng quá lo lắng, Google Maps cho phép bạn dễ dàng ghim lại vị trí của mình và sau đó chia sẻ vị trí đó với bạn bè.

Bạn có thể chia sẻ ngay cả khi bạn bè không có tài khoản Google, hoặc khi bạn không biết tài khoản Google của họ.

16. Trở thành thành viên của cộng đồng Local Guide

Bản đồ số dù có nhanh cũng khó mà bằng những hiểu biết người dân địa phương tại khu vực đó. Vì thế Google Maps khuyến khích bạn trở thành Local Guide (tạm dịch là Thổ Địa cho thân thiện) để đóng góp thông tin về khu vực nơi bạn ở, nơi bạn từng ghé qua, nơi bạn đã có trải nghiệm… Tất cả những đóng góp của bạn sẽ được thưởng số điểm tương ứng tùy theo hành động.

Ngoài ra, hằng năm Google tổ chức gặp mặt những Local Guide hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới. Bạn cũng sẽ là người được tiên phong trải nghiệm các sản phẩm mới của Google khi tham gia cộng đồng này.

17. Tham gia giải trí những game thú vị theo sự kiện trong năm

Vào tháng 3/2018, Google cho phép người dùng khám phá khu vực họ có mặt với tư cách là Mario. Trong tuần Cá tháng Tư năm nay, Google đã biến Maps thành một trò chơi toàn cầu với tên gọi “Waldo ở đâu?

Nếu nói Maps của Google đang dần trở thành mạng xã hội cũng không lạ. Ngoài tính năng chỉ đường, khám phá vùng đất  mới, đánh giá địa điểm, trả lời hỏi đáp… Google Maps thực sự là một kênh thông tin giải trí không thua mạng xã hội nào.

18. Đặt nhắc nhở xuất phát cho chuyến đi của bạn

Bạn sẽ tránh được giờ dây thun cũng như khả năng bị kẹt xe, lạc đường khiến bạn đến trễ một sự kiện nhờ tính năng “nhắc nhở”của Google Maps, hãy luôn bật khi bạn chuẩn bị tham dự sự kiện nhé. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Ở phía trên cùng, hãy nhập điểm đến.
  3. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào vòng tròn màu xanh dương. Ứng dụng sẽ hiển thị ô tô, xe buýt, xe đạp, người đang vẫy hoặc người đi bộ.
  4. Chọn phương tiện.
  5. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào Thêm > Đặt nhắc nhở xuất phát.
  6. Chọn một tùy chọn:
    • Thời điểm xuất phát: Nhấn vào Khởi hành.
    • Thời điểm đến: Nhấn vào Đến.
  7. Đặt thời gian.
  8. Nhấn vào

19. Nhận chỉ đường mà không cần mở khóa điện thoại.

Đây là một tính năng rất tiện và giúp tiết kiệm pin vì bạn không cần phải mở ứng dụng Google Maps và để sáng màn hình suốt chặng đường.

Lưu ý: Hướng dẫn này dành cho hệ điều hành iOS 10 trở lên:

  1. Trên màn hình khóa của iPhone/iPad, vuốt từ trái sang phải cho đến khi bạn thấy danh sách tiện ích con.
  2. Cuộn xuống dưới cùng và nhấn vào Sửa.
  3. Nhấn vào Thêm“Google Chỉ đường” .
  4. Nhấn vào Xong.
  5. Sau khi thêm lối tắt, bạn sẽ thấy chỉ đường và ước tính thời gian cho những địa điểm bạn đã tìm kiếm trong ứng dụng Google Maps.​

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

20. Đề xuất chỉnh sửa địa điểm hoặc gắn cờ đề nghị xóa địa điểm đó

Trường hợp thông tin của một địa điểm bị sai, bạn có thể đề xuất chỉnh sửa địa điểm với Google để tăng tính xác thực của Google Maps bằng cách sau:

  1. Mở Google Maps.
  2. Tìm kiếm địa điểm hoặc nhấn vào địa điểm trên bản đồ.
  3. Cuộn xuống và chọn Đề xuất chỉnh sửa, làm theo hướng dẫn.
  4. Nhấn vào Gửi.

Nếu một người nào đó gửi chỉnh sửa cho một địa điểm, bạn cũng sẽ có thể thấy chỉnh sửa đó. Nếu bạn quen thuộc với địa điểm, hãy phản hồi lại với Google Maps xem đề xuất ấy là đúng hay sai bằng cách nhấn vào chỉnh sửa được đề xuất. Phản hồi của bạn sẽ giúp Google Maps quyết định xem thông tin địa điểm đó có nên được thay đổi không.

Sau khi gửi, đề xuất của bạn sẽ được xem xét, tuy nhiên, sẽ không có thời gian cụ thể cho việc xem xét này.

Trên đây là 20 thủ thuật đơn giản khi sử dụng ứng dụng Google Maps. Ngoài ra, nếu còn có những mẹo nào hay thì cứ thoải mái chia sẻ và cùng thảo luận nhé.

Theo Google

 
 

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Sự phát triển của điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng đã làm cho số lượng phím cứng trở nên tinh giản, song dù thế nào thì nút nguồn vẫn còn đó, và nó thực sự là một nút bấm quan trọng. Sẽ rất khó khăn khi sử dụng một chiếc smartphone có nút nguồn bị liệt hoặc kém nhạy.

Các giải pháp thay thế tạm thời khi nút nguồn điện thoại bị liệt

1. Chuyển chức năng nút nguồn màn hình qua nút chỉnh âm lượng

Bạn chuyển chức năng bật/tắt màn hình sang cho nút chỉnh âm lượng (Volume) để tránh phải sử dụng nút nguồn với ứng dụng miễn phí Volume Unlock. Cách thiết lập khá đơn giản, chỉ cần bạn để Volume Unlock hoạt động ở chế độ chạy ngầm, nó sẽ cho phép bạn bật/tắt màn hình thông qua nút Volume (nút tăng hay giảm đều được).

 
 

Rất may trên kho ứng dụng Play Store của Android đang có nhiều ứng dụng, bao gồm:

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Những ứng dụng này sẽ tạo icon trên màn hình hoặc thanh thông báo để bạn tắt màn hình, và bấm nút volume để bật lại mà không cần dùng nút nguồn.

2. Mở màn hình bằng cách vuốt hoặc gõ nhẹ thông qua Knockr

knockr

Các smartphone LG được trang bị tính năng Knock On. Tính năng giúp mở khóa hay truy cập nhanh bằng cách thực hiện thao tác vuốt hoặc gõ nhẹ lên màn hình cảm ứng.

Ứng dụng Knockr cũng học theo tính năng của Knock On. Nó mang tính năng này lên những chiếc điện thoại Android khác. Tuy nhiên cần lưu ý là ứng dụng này chỉ phù hợp với các thiết bị sử dụng màn hình OLED hoặc Super AMOLED, đối với những thiết bị khác nó gây hao pin khá nhanh.

Tải và cài đặt Knockr tại địa chỉ: http://techsign.in/2uh14X5

3. Hẹn giờ bật/tắt máy:

Hai cách trên có thể giúp bạn tạm khắc phục không thể mở khóa màn hình bằng phím nguồn. Nhưng khi điện thoại tắt vì hết pin thì mọi thứ sẽ phức tạp hơn một chút. Dù có thể sạc đầy pin cho thiết bị, với một phím nguồn bị liệt hoàn toàn, bạn không thể nào khởi động máy trở lại.

Giải pháp mang tính “phòng cháy” trong trường hợp này là hẹn sẵn lịch bật/tắt cho smartphone. Khi đó, nếu không thể mở lại điện thoại, bạn có thể… chờ đến thời điểm mà bạn đã thiết lập máy tự động mở để tiếp tục sử dụng máy bình thường.

Tính năng hẹn giờ bật/tắt máy đã được Google cài đặt sẵn trên các thiết bị Android. Người dùng chỉ cần vào phần Settings , chọn Schedule power on & off để tiến hành thiết lập cho điện thoại của mình.

hen gio bat tat android

4. Bật/tắt màn hình bằng Gravity Screen

Dưới đây là video hướng dẫn sử dụng ứng dụng Gravity Screen:

 

Với Gravity Screen, bạn có thể mở màn hình bằng việc cầm máy lên dùng, và khi bạn nhét máy lại vào túi quần thì màn hình cũng tự tắt. Làm được điều này vì Gravity Screen đã theo dõi cảm biến chuyển động, nếu phát hiện điện thoại của bạn xoay một góc định trước thì máy tự bật và ngược lại. Dĩ nhiên phần góc máy này là bạn có thể điều chỉnh được. Tính năng này có phần học theo của iOS 10 trên thiết bị iPhone.

Ví dụ, khi bạn lấy máy ra khỏi túi quần, xoay lên theo chiều đứng (tức 90 độ) thì máy sẽ mở, khi dùng xong bạn nhét lại vào túi quần theo chiều chúi xuống (0 độ) thì màn hình sẽ tắt đi.

Dĩ nhiên Gravity Screen sẽ hoạt động chính xác hay không còn tùy vào từng model điện thoại.  Song đây cũng là một cách hay để bạn có thể giải quyết sự cố khi phím nguồn bị liệt.

Bạn tải Gravity Screen về tại liên kết: http://techsign.in/2uh5Ow1

5. Dùng ứng dụng Proximity Actions

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Có chức năng khá giống Gravity Screen. Nhưng Proximity Actions có nhiều tuỳ chỉnh hơn, cho phép gán những hành động cụ thể dựa trên cử chỉ trước cảm biến tiệm cận.

Ví dụ một số hành động có thể thực hiện:

  • Phát/Tạm dừng nhạc.
  • Khóa máy, mở màn hình (mở khóa).
  • Bật/tắt tự động xoay màn hình.
  • Thay đổi hướng màn hình mà không cần mở khóa xoay.
  • Chạy ứng dụng, kích hoạt phím tắt, bật/tắt đèn flash LED

Tải Proximity Actions tại địa chỉ: http://techsign.in/2ugzuJt

Cách mở máy khi nút nguồn bị liệt

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Nếu đang cần lấy dữ liệu trên điện thoại Android như tin nhắn, số điện thoại… mà phím nguồn lại bị liệt. Bạn có thể dùng cách thủ công là sử dụng sạc pin kết nối qua cổng MicroUSB.

Việc cắm sạc pin sẽ khiến chiếc smartphone sáng màn hình, giúp bạn tiếp tục sử dụng máy ngay cả khi phím nguồn bị hỏng.

Tuy vậy ở một số smartphone mới, việc bạn cắm sạc cũng không đảm bảo máy sẽ mở lên mà chỉ hiện biểu tượng đang sạc. Nếu gặp trường hợp này, bạn cần nhấn giữ nút âm lượng rồi cắm sạc, trong đa số trường hợp thì máy sẽ chuyển sang màn hình ADB.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Với chiếc smartphone cùng ứng dụng Google Maps, các bạn trẻ hiện nay đã không cần la bàn hay bản đồ giấy cồng kềnh. Tuy nhiên, đôi khi bạn sẽ bỏ qua nhiều mẹo hay hoặc chưa khám phá hết các tài nguyên của ứng dụng này.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Bài viết này sẽ giới thiệu 20 thủ thuật với Google Maps mà những ai theo chủ nghĩa xê dịch cần nắm rõ, với mức độ quan trọng mình xếp từ cao đến thấp.

 
 

1. Lưu bản đồ ngoại tuyến (offline)

Khi smartphone không phải lúc nào cũng trong tình trạng luôn có 3G/4G, thì tính năng này vô cùng hữu ích cho các phượt thủ và những bạn thường xuyên đi lạc đường.

Để có thể lưu bản đồ ngoại tuyến, bạn thực hiện như sau:

  1. Trên smartphone hoặc tablet Android, mở ứng dụng Google Maps .
  2. Đảm bảo bạn đã kết nối với Internet và đăng nhập vào Google Maps.
  3. Tìm kiếm một địa điểm bạn đang có nhu cầu đến hay nghiên cứu.
  4. Ở phía dưới cùng, hãy nhấn vào tên hoặc địa chỉ của địa điểm, chọn Tải. Nếu bạn đã tìm kiếm một địa điểm như nhà hàng, hãy nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm > chọn Tải xuống bản đồ ngoại tuyến  > Tải xuống.

 

2. Lưu địa điểm yêu thích hoặc nơi muốn khám phá

Để chuyến đi của bạn thú vị hơn và không bỏ lỡ bất cứ địa điểm check-in nào, trước hết hãy tìm những địa điểm muốn đến trên Google Maps. Sau đó chọn nút Lưu (hoặc Save), khi vừa nhập vào, bạn sẽ thấy 3 lựa chọn:

  • Mục ưa thích
  • Muốn đến
  • Địa điểm được gắn sao

Bạn hãy đánh dấu địa điểm với mục “Muốn đến” và khi đã có mặt tại nơi đó, đừng quên check-in để biết bạn đã ghé thăm bao nhiêu địa điểm nhé. Tính năng đánh dấu địa điểm này sẽ giúp bạn không bị chia trí hay mất tập trung khi khám phá vùng đất mới.

3. Đo khoảng cách giữa các điểm

Thực ra khi chọn hành trình từ điểm A đến B, Google đã đo trước khoảng cách những đoạn đường sẽ đi qua. Nhưng nếu bạn muốn đo khoảng cách theo đường chim bay không chướng ngại vật thì thực hiện như sau:

Bước 1: Thêm điểm đầu tiên

  • Trên smartphone hoặc tablet Android, mở ứng dụng Google Maps Google Maps.
  • Chạm và giữ vị trí bất kỳ trên bản đồ. Bạn sẽ thấy ghim màu đỏ xuất hiện.
  • Ở dưới cùng, nhấn vào tên của địa điểm.
  • Trên trang của địa điểm, cuộn xuống và chọn Đo khoảng cách.

Bước 2: Thêm điểm hoặc các điểm tiếp theo

  • Di chuyển bản đồ sao cho vòng tròn màu đen hoặc chữ thập nằm trên điểm tiếp theo bạn muốn thêm.
  • Ở dưới cùng bên phải, nhấn vàoThêm > Thêm.
  • Thêm các điểm cho đến khi bạn hoàn tất.

Bước 3: Nhận khoảng cách

  • Ở dưới cùng, bạn sẽ thấy tổng khoảng cách theo đơn vị dặm (mi) hoặc ki lô mét (km).
  • Để xóa điểm cuối cùng bạn đã thêm, hãy nhấn vào Hoàn tác.
  • Để xóa tất cả các điểm: Ở trên cùng bên phải, nhấn vào dấu ba chấm > Xóa.
  • Khi hoàn tất, hãy nhấn vào mũi tên quay lại ở trên cùng bên trái.

4. Gắn nhãn riêng cho địa điểm chưa xác định

Để dễ dàng tìm các địa điểm mà Google chưa thêm vào Maps, bạn có thể thêm nhãn tùy chỉnh. Những nhãn này sẽ được hiển thị trên bản đồ của bạn và bạn cũng có thể tìm thấy chúng từ thanh tìm kiếm.

Ví dụ: Bạn muốn đánh dấu nơi nào đó là chỗ hẹn hò đầu tiên hoặc ổ tám chuyện…

Sau khi gắn nhãn, bạn có thể dễ dàng tìm và xem lại bằng cách vàoMenu > ​Địa điểm của bạn > Đã gắn nhãn. Tại mục này, bạn cũng có thể chỉnh sửa nhãn hoặc thêm nhãn mới.

5. Bổ sung địa điểm bị thiếu

Ngược lại với một địa điểm không xác định, sẽ có nhiều địa điểm xác định nhưng chưa được cập nhật trên google Maps. Việc thêm địa điểm thiếu sẽ được kiểm rất nhanh nếu bạn khai báo đầy đủ thông tin.

Đề xuất thêm địa điểm bị thiếu cũng rất đơn giản, bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps.
  2. Chạm vào biểu tượngMenu > Thêm địa điểm bị thiếu.
  3. Chọn một tùy chọn, sau đó thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.

Thời gian để địa điểm thông qua kiểm duyệt là không xác định. Nếu thông tin của bạn đầy đủ với hình ảnh và thông tin liên hệ, trang web,… thì thời gian kiểm duyệt và xuất hiện trên bản đồ sẽ nhanh hơn.

6. Theo dõi tình hình giao thông khu vực di chuyển

Chức năng này tổng hợp các thiết bị dùng GPS để ra số liệu tương đối chính xác nhất. Nó giúp bạn tìm hướng đi tốt hơn nếu biết được phía trước đang kẹt xe.

Để sử dụng, bạn mở Google Maps, bấm menu bên trái và chọn Traffic để hiển thị mật độ giao thông. Thông tin mật độ xe cộ hiện chỉ mới có tại các khu vực TPHCM, Hà Nội và một vài đoạn đường chính nằm xung quanh hai thành phố này.

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

Mật độ kẹt xe được thể hiện qua màu sắc: màu đỏ đậm báo hiệu ùn tắc giao thông, màu xanh cho thấy đường thông thoáng, ít xe. Tính năng này là cập nhật mới nhất và hữu ích nhất của Maps trong năm 2018.

7. Ra lệnh bằng giọng nói trên thiết bị Android

Nếu muốn tìm đường hoặc chỉ đường trong khi đang lái xe, bạn không muốn thực sự rời mắt phía trước và tay khỏi vô lăng, thì thay vì phải bấm nội dung, bạn có thể sử dụng lệnh thoại “OK Google” trong ứng dụng Google Maps dành cho Android.

Ví dụ: nếu bạn nhận thấy mình sắp hết xăng, hãy nói “OK Google, tìm trạm xăng” và Maps sẽ hiển thị các trạm gần đó. Bạn cũng có thể hỏi “Chỗ rẽ tiếp theo là gì” hoặc “Giao thông phía trước như thế nào?”

8. Tìm tuyến đường cho xe máy

Bản cập nhật phiên bản 9.81.1 của Google Maps vừa bổ sung thêm một tính năng mới giúp người sử dụng tại Việt Nam có thể tìm đường cho phương tiện xe máy.

Cuối cùng Google Maps đã chính thức hỗ trợ xe máy tại Việt Nam

Theo đó, chế độ này sẽ bổ sung thêm những cung đường ngắn hơn so với ôtô giúp giảm thiểu thời gian di chuyển. Đồng thời, tính năng mới cũng giúp phương tiện xe máy có thể tránh được những tuyến đường cấm, tuyến đường chỉ dành cho xe hơi.

9. Phóng to chi tiết bằng một tay

Phóng to bản đồ là cách điển hình để tập trung vào một vị trí với Maps, nhưng nếu bạn chỉ có một tay rảnh, bạn có thể nhấn đúp vào màn hình để phóng to nhanh. Nếu bạn giữ ngón tay trên màn hình sau lần nhấn thứ hai, bạn có thể vuốt lên hoặc xuống để phóng to hoặc thu nhỏ.

Đồng thời, bạn có thể chỉnh góc nghiêng ở chế độ xem 3D bằng cách chạm bằng 2 ngón tay và kéo lên trên. Hiện hầu hết các tòa nhà lớn tại TP.HCM và HN đều đã có thể xem bằng ảnh 3D. Để xoay bản đồ, bạn có thể dùng hai ngón tay, nhấn vào icon com-pa tại góc trên phía phải để xác định hướng chính Bắc ở phía trên cùng.

10. Tìm đường né trạm thu phí, bến phà, đường cao tốc

Trên hành trình du lịch, nếu không thấy thoải mái vì phải đóng phí, hoặc muốn đi chậm để cảm nhận cuộc sống ven đường. Bạn có thể tùy chọn tuyến đường để né các trạm thu phí hoặc đường cao tốc hoặc bến phà. Bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Tìm kiếm điểm đến hoặc nhấn vào điểm đến trên bản đồ.
  3. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào biểu tượng Chỉ đường.
  4. Ở trên cùng, nhấn vào biểu tượng phương tiện giao thông phù hợp với bạn.
  5. Ở phía trên cùng bên phải, nhấn vào biểu tượngThêm > Tùy chọn tuyến đường.
  6. Nhấn vào Tránh phíhoặcTránh đường cao tốc.
  7. Nhấn vào Xong.

11. Tìm tiện ích gần mình

Nếu đang muốn tìm gấp một trụ ATM để rút tiền, bạn sợ phải mất thời gian chạy vòng vòng mà không chắc nơi đó có hay không. Google Maps tạo sẵn cho bạn tính năng tìm kiếm các tiện ích xung quanh như ATM, nhà hàng, cửa hàng thực phẩm, nhà thuốc…

Điều này nhờ sự kết hợp của Google với doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái hỗ trợ khách hàng tốt nhất khi họ nảy sinh nhu cầu tức thời. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Nhấn vào biểu tượng Khám phá.
  3. Để tìm một nơi để ăn hoặc uống, hãy nhấn vào một tùy chọn, như Nhà hàng hoặc Quán cà phê.
  4. Để xem các tùy chọn khác hoặc tìm các địa điểm khác nhau như khách sạn và trạm xăng, hãy nhấn vào biểu tượng Thêm  chọn một danh mục.

Lưu ý: Không phải nơi nào cũng có sẵn tính năng này.

12. Đặt xe dịch vụ ngoài

Google Maps cũng cho phép bạn đặt taxi công nghệ từ chính ứng dụng google Maps. Bạn có thể xem danh sách các nhà cung cấp dịch vụ gọi xe tại đây.

Để xem mức chi phí đặt xe, bạn thực hiện:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Đăng nhập tài khoản Google của bạn.
  3. Tìm kiếm điểm đến hoặc nhấn vào điểm đến trên bản đồ.
  4. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào vòng tròn màu xanh dương. Vòng tròn này sẽ hiển thị ô tô, xe buýt, xe đạp, người đang vẫy tay hoặc người đi bộ.
  5. Ở phía trên cùng, nhấn vào biểu tượng Gọi xe.
  6. Nhấn vào Chấp nhận và xem chuyến đi.

Hiện tại ở Việt Nam chỉ khả dụng với dịch vụ của Grab. Ngay từ ứng dụng, bạn thấy tất cả các dịch vụ cho thuê xe trong khu vực bạn đứng và sau đó khuyên bạn nên thuê một dịch vụ cùng với thông tin về xe hơi và giá vé.

13. Hỏi đáp về một địa điểm

Bạn có thể đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời về địa điểm và doanh nghiệp mà bạn nhìn thấy. Chủ doanh nghiệp và những người khác có thể trả lời trực tiếp các câu Hỏi và Đáp này.

Bạn có thể đặt hoặc trả lời câu hỏi từ tìm kiếm trên bất kỳ thiết bị nào và từ Google Maps trên thiết bị Android (Tính năng này tạm thời chưa có trên iOs.). Bạn có thể truy cập Hỏi và Đáp thông qua Google Maps và cả Google Search.

14. Xem lại chặng đường đã đi qua

Để thực hiện việc này, bạn mở menu chính, vào Dòng thời gian của bạn (Your timeline)để biết được mình đã đi qua những đâu.

Có một số địa điểm bạn đã đến nhưng chưa check-in, Google Maps sẽ hỏi có phải bạn đã ghé qua, nếu có thì xác nhận nhé.

Tính năng này sẽ giúp thống kê số điểm bạn đi qua, đối chiếu với địa điểm bạn muốn đến để sắp xếp kế hoạch du lịch sao cho hiệu quả nhất. Vô cùng thích hợp với các phượt thủ.

15. Chia sẻ địa điểm của bạn

Nếu bạn đang đi lạc ở một nơi đường không có tên, phố không rõ tuổi hoặc ở trong một công viên rộng lớn thì thật khó để tìm về với bạn bè.

Nhưng đừng quá lo lắng, Google Maps cho phép bạn dễ dàng ghim lại vị trí của mình và sau đó chia sẻ vị trí đó với bạn bè.

Bạn có thể chia sẻ ngay cả khi bạn bè không có tài khoản Google, hoặc khi bạn không biết tài khoản Google của họ.

16. Trở thành thành viên của cộng đồng Local Guide

Bản đồ số dù có nhanh cũng khó mà bằng những hiểu biết người dân địa phương tại khu vực đó. Vì thế Google Maps khuyến khích bạn trở thành Local Guide (tạm dịch là Thổ Địa cho thân thiện) để đóng góp thông tin về khu vực nơi bạn ở, nơi bạn từng ghé qua, nơi bạn đã có trải nghiệm… Tất cả những đóng góp của bạn sẽ được thưởng số điểm tương ứng tùy theo hành động.

Ngoài ra, hằng năm Google tổ chức gặp mặt những Local Guide hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới. Bạn cũng sẽ là người được tiên phong trải nghiệm các sản phẩm mới của Google khi tham gia cộng đồng này.

17. Tham gia giải trí những game thú vị theo sự kiện trong năm

Vào tháng 3/2018, Google cho phép người dùng khám phá khu vực họ có mặt với tư cách là Mario. Trong tuần Cá tháng Tư năm nay, Google đã biến Maps thành một trò chơi toàn cầu với tên gọi “Waldo ở đâu?

Nếu nói Maps của Google đang dần trở thành mạng xã hội cũng không lạ. Ngoài tính năng chỉ đường, khám phá vùng đất  mới, đánh giá địa điểm, trả lời hỏi đáp… Google Maps thực sự là một kênh thông tin giải trí không thua mạng xã hội nào.

18. Đặt nhắc nhở xuất phát cho chuyến đi của bạn

Bạn sẽ tránh được giờ dây thun cũng như khả năng bị kẹt xe, lạc đường khiến bạn đến trễ một sự kiện nhờ tính năng “nhắc nhở”của Google Maps, hãy luôn bật khi bạn chuẩn bị tham dự sự kiện nhé. Bạn thực hiện như sau:

  1. Mở ứng dụng Google Maps .
  2. Ở phía trên cùng, hãy nhập điểm đến.
  3. Ở dưới cùng bên phải, nhấn vào vòng tròn màu xanh dương. Ứng dụng sẽ hiển thị ô tô, xe buýt, xe đạp, người đang vẫy hoặc người đi bộ.
  4. Chọn phương tiện.
  5. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấn vào Thêm > Đặt nhắc nhở xuất phát.
  6. Chọn một tùy chọn:
    • Thời điểm xuất phát: Nhấn vào Khởi hành.
    • Thời điểm đến: Nhấn vào Đến.
  7. Đặt thời gian.
  8. Nhấn vào

19. Nhận chỉ đường mà không cần mở khóa điện thoại.

Đây là một tính năng rất tiện và giúp tiết kiệm pin vì bạn không cần phải mở ứng dụng Google Maps và để sáng màn hình suốt chặng đường.

Lưu ý: Hướng dẫn này dành cho hệ điều hành iOS 10 trở lên:

  1. Trên màn hình khóa của iPhone/iPad, vuốt từ trái sang phải cho đến khi bạn thấy danh sách tiện ích con.
  2. Cuộn xuống dưới cùng và nhấn vào Sửa.
  3. Nhấn vào Thêm“Google Chỉ đường” .
  4. Nhấn vào Xong.
  5. Sau khi thêm lối tắt, bạn sẽ thấy chỉ đường và ước tính thời gian cho những địa điểm bạn đã tìm kiếm trong ứng dụng Google Maps.​

20 thủ thuật có thể bạn chưa biết về Google Maps trên smartphone

20. Đề xuất chỉnh sửa địa điểm hoặc gắn cờ đề nghị xóa địa điểm đó

Trường hợp thông tin của một địa điểm bị sai, bạn có thể đề xuất chỉnh sửa địa điểm với Google để tăng tính xác thực của Google Maps bằng cách sau:

  1. Mở Google Maps.
  2. Tìm kiếm địa điểm hoặc nhấn vào địa điểm trên bản đồ.
  3. Cuộn xuống và chọn Đề xuất chỉnh sửa, làm theo hướng dẫn.
  4. Nhấn vào Gửi.

Nếu một người nào đó gửi chỉnh sửa cho một địa điểm, bạn cũng sẽ có thể thấy chỉnh sửa đó. Nếu bạn quen thuộc với địa điểm, hãy phản hồi lại với Google Maps xem đề xuất ấy là đúng hay sai bằng cách nhấn vào chỉnh sửa được đề xuất. Phản hồi của bạn sẽ giúp Google Maps quyết định xem thông tin địa điểm đó có nên được thay đổi không.

Sau khi gửi, đề xuất của bạn sẽ được xem xét, tuy nhiên, sẽ không có thời gian cụ thể cho việc xem xét này.

Trên đây là 20 thủ thuật đơn giản khi sử dụng ứng dụng Google Maps. Ngoài ra, nếu còn có những mẹo nào hay thì cứ thoải mái chia sẻ và cùng thảo luận nhé.

Theo Google

 
 

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Sự phát triển của điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng đã làm cho số lượng phím cứng trở nên tinh giản, song dù thế nào thì nút nguồn vẫn còn đó, và nó thực sự là một nút bấm quan trọng. Sẽ rất khó khăn khi sử dụng một chiếc smartphone có nút nguồn bị liệt hoặc kém nhạy.

Các giải pháp thay thế tạm thời khi nút nguồn điện thoại bị liệt

1. Chuyển chức năng nút nguồn màn hình qua nút chỉnh âm lượng

Bạn chuyển chức năng bật/tắt màn hình sang cho nút chỉnh âm lượng (Volume) để tránh phải sử dụng nút nguồn với ứng dụng miễn phí Volume Unlock. Cách thiết lập khá đơn giản, chỉ cần bạn để Volume Unlock hoạt động ở chế độ chạy ngầm, nó sẽ cho phép bạn bật/tắt màn hình thông qua nút Volume (nút tăng hay giảm đều được).

 
 

Rất may trên kho ứng dụng Play Store của Android đang có nhiều ứng dụng, bao gồm:

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Những ứng dụng này sẽ tạo icon trên màn hình hoặc thanh thông báo để bạn tắt màn hình, và bấm nút volume để bật lại mà không cần dùng nút nguồn.

2. Mở màn hình bằng cách vuốt hoặc gõ nhẹ thông qua Knockr

knockr

Các smartphone LG được trang bị tính năng Knock On. Tính năng giúp mở khóa hay truy cập nhanh bằng cách thực hiện thao tác vuốt hoặc gõ nhẹ lên màn hình cảm ứng.

Ứng dụng Knockr cũng học theo tính năng của Knock On. Nó mang tính năng này lên những chiếc điện thoại Android khác. Tuy nhiên cần lưu ý là ứng dụng này chỉ phù hợp với các thiết bị sử dụng màn hình OLED hoặc Super AMOLED, đối với những thiết bị khác nó gây hao pin khá nhanh.

Tải và cài đặt Knockr tại địa chỉ: http://techsign.in/2uh14X5

3. Hẹn giờ bật/tắt máy:

Hai cách trên có thể giúp bạn tạm khắc phục không thể mở khóa màn hình bằng phím nguồn. Nhưng khi điện thoại tắt vì hết pin thì mọi thứ sẽ phức tạp hơn một chút. Dù có thể sạc đầy pin cho thiết bị, với một phím nguồn bị liệt hoàn toàn, bạn không thể nào khởi động máy trở lại.

Giải pháp mang tính “phòng cháy” trong trường hợp này là hẹn sẵn lịch bật/tắt cho smartphone. Khi đó, nếu không thể mở lại điện thoại, bạn có thể… chờ đến thời điểm mà bạn đã thiết lập máy tự động mở để tiếp tục sử dụng máy bình thường.

Tính năng hẹn giờ bật/tắt máy đã được Google cài đặt sẵn trên các thiết bị Android. Người dùng chỉ cần vào phần Settings , chọn Schedule power on & off để tiến hành thiết lập cho điện thoại của mình.

hen gio bat tat android

4. Bật/tắt màn hình bằng Gravity Screen

Dưới đây là video hướng dẫn sử dụng ứng dụng Gravity Screen:

 

Với Gravity Screen, bạn có thể mở màn hình bằng việc cầm máy lên dùng, và khi bạn nhét máy lại vào túi quần thì màn hình cũng tự tắt. Làm được điều này vì Gravity Screen đã theo dõi cảm biến chuyển động, nếu phát hiện điện thoại của bạn xoay một góc định trước thì máy tự bật và ngược lại. Dĩ nhiên phần góc máy này là bạn có thể điều chỉnh được. Tính năng này có phần học theo của iOS 10 trên thiết bị iPhone.

Ví dụ, khi bạn lấy máy ra khỏi túi quần, xoay lên theo chiều đứng (tức 90 độ) thì máy sẽ mở, khi dùng xong bạn nhét lại vào túi quần theo chiều chúi xuống (0 độ) thì màn hình sẽ tắt đi.

Dĩ nhiên Gravity Screen sẽ hoạt động chính xác hay không còn tùy vào từng model điện thoại.  Song đây cũng là một cách hay để bạn có thể giải quyết sự cố khi phím nguồn bị liệt.

Bạn tải Gravity Screen về tại liên kết: http://techsign.in/2uh5Ow1

5. Dùng ứng dụng Proximity Actions

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Có chức năng khá giống Gravity Screen. Nhưng Proximity Actions có nhiều tuỳ chỉnh hơn, cho phép gán những hành động cụ thể dựa trên cử chỉ trước cảm biến tiệm cận.

Ví dụ một số hành động có thể thực hiện:

  • Phát/Tạm dừng nhạc.
  • Khóa máy, mở màn hình (mở khóa).
  • Bật/tắt tự động xoay màn hình.
  • Thay đổi hướng màn hình mà không cần mở khóa xoay.
  • Chạy ứng dụng, kích hoạt phím tắt, bật/tắt đèn flash LED

Tải Proximity Actions tại địa chỉ: http://techsign.in/2ugzuJt

Cách mở máy khi nút nguồn bị liệt

Làm gì khi nút nguồn trên smartphone Android bị liệt?

Nếu đang cần lấy dữ liệu trên điện thoại Android như tin nhắn, số điện thoại… mà phím nguồn lại bị liệt. Bạn có thể dùng cách thủ công là sử dụng sạc pin kết nối qua cổng MicroUSB.

Việc cắm sạc pin sẽ khiến chiếc smartphone sáng màn hình, giúp bạn tiếp tục sử dụng máy ngay cả khi phím nguồn bị hỏng.

Tuy vậy ở một số smartphone mới, việc bạn cắm sạc cũng không đảm bảo máy sẽ mở lên mà chỉ hiện biểu tượng đang sạc. Nếu gặp trường hợp này, bạn cần nhấn giữ nút âm lượng rồi cắm sạc, trong đa số trường hợp thì máy sẽ chuyển sang màn hình ADB.

 
 
 
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập50
  • Hôm nay13,471
  • Tháng hiện tại262,142
  • Tổng lượt truy cập35,908,487
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây