So với không khí, nước có sức cản lớn hơn rất nhiều. Đây chính là nan đề đối với những nhà khoa học ấp ủ tham vọng phát triển tàu ngầm có tốc độ như phi cơ.
Vừa qua, một nhóm nghiên cứu Trung Quốc công bố họ đã tìm ra lời giải cho vấn đề kể trên. Theo đó, họ sẽ tạo nên “bong bóng không khí” bao trùm lấy toàn bộ tàu ngầm để làm giảm sức cản của nước.
Thực ra, đây là công nghệ từng được quân đội Liên Xô phát triển từ thời kỳ Chiến tranh lạnh. Theo một số tài liệu, công nghệ mang tên Shakval này có thể giúp tàu ngầm đạt tốc độ 370 km/h hoặc hơn.
Dựa trên công nghệ này, những nhà khoa học Trung Quốc hy vọng tạo nên một quả bong bóng không khí, bao trùm lấy phương tiện, giúp nó có thể vượt tốc độ âm thanh dưới nước, khoảng 5.800 km/h, rút ngắn quãng đường xuyên Thái Bình Dương với thời gian 100 phút.
Đáng chú ý, tốc độ âm thanh dưới nước còn nhanh hơn gấp nhiều lần tốc độ âm thanh trong không khí. Cụ thể, tốc độ âm thanh trong không khí đạt 1.195 km/h, trong khi tốc độ âm thanh dưới nước đạt 5.220 km/h.
Tuy nhiên, dự án kể trên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề lớn như khả năng chuyển hướng của phương tiện, tốc độ cần thiết để tạo nên bong bóng không khí bao trùm lấy tàu ngầm v.v...
Thêm nữa, khoa học kỹ thuật hiện tại vẫn chưa đủ để tạo nên một phương tiện vừa có tốc độ siêu thanh như vậy và vừa có thể di chuyển quãng đường dài như xuyên Thái Bình Dương.
Nhiều nước trên thế giới được cho là đang phát triển các dự án tương tự, tất nhiên là đều giữ tuyệt mật các thông tin, các dự án đều được gắn mác bí mật quân sự.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Italy tuyên bố đã tạo ra một loại nhựa sinh học rẻ tiền và thân thiện với môi trường có thể phân hủy nhanh hơn loại nhựa truyền thống, mở ra khả năng thay thế một số loại nhựa làm từ polyme khó phân hủy như hiện nay, Nature World News cho hay.
Năm 2012, sản lượng nhựa đạt 288 triệu tấn trên toàn thế giới. Rác thải nhựa tổng hợp có thể tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, chúng có chứa các thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe của con người. Ngoài ra, nhựa hiện nay tạo ra từ dầu mỏ, một nguồn tài nguyên không thể tái tạo.
Trong quá trình thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng một loại axit hữu cơ để xử lý cellulose (cellulose là polymer phong phú nhất trong tự nhiên, thành phần cấu trúc chính của thực vật). Họ trộn axit với rau mùi tây, rau spinach, vỏ trấu và vỏ ca cao, sau đó đổ hỗn hợp vào trong đĩa thí nghiệm. Thời gian sau đó, một loại chất dẻo hình thành với các đặc điểm như giòn, mềm mại và co giãn - giống như nhựa thương mại. Kết quả được công bố trên tạp chí Macromolecules, một ấn phẩm của American Chemical Society (ACS).
"Điều này mở ra khả năng thay thế một số loại nhựa polyme không phân hủy thành loại nhựa sinh học chế tạo từ chất thải nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều việc cần được thực hiện để xác định tiềm năng của loại sản phẩm mới này", các nhà nghiên cứu cho biết.
Theo Lê Hùng
Một chiếc máy tính sẽ dịch những thông điệp này (hiển thị trên màn hình máy tính chỉ là những vệt sáng) và dùng các phản ứng điện tử để chuyển nó vào trong não người nhận.
Như vậy, để có thể gửi và nhận được thư điện tử trực tiếp từ não, thì cần phải có máy truyền và nhận tín hiệu gắn ở não người (ảnh). Công nghệ mới này được phát triển với sự hợp tác của Đại học Barcelone ở Tây Ban Nha, Viện nghiên cứu người máy Axilum Robotics tại Pháp, Đại học y Harvard và Viện nghiên cứu Starlab Barcelona, Tây Ban Nha.
Tác giả bài viết: PlosOne
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn