50 triệu năm, khủng long hóa thành chim

Thứ bảy - 02/08/2014 05:30

Quá trình thu nhỏ của loài khủng long để biến thành chim - Ảnh: Reuters

Quá trình thu nhỏ của loài khủng long để biến thành chim - Ảnh: Reuters
Một nhóm khủng long từ kích thước khổng lồ và theo dòng tiến hóa đã thu nhỏ thành những loài như chim cổ đỏ và chim ruồi.

So sánh hóa thạch của 120 loài khác nhau và 1.500 đặc điểm về khung xương, đặc biệt là xương đùi, các chuyên gia Úc đã xây dựng một cây phả hệ chi tiết về lớp khủng long hai chân ăn thịt gọi là theropods, từ đó phát hiện chúng sống sót đến ngày nay dưới lốt chim chóc.

Quá trình tiến hóa theo hướng thu nhỏ kích thước cơ thể theo thời gian của loài theropods đã được trình bày chi tiết trên chuyên san Science.

“Chúng cứ giữ tốc độ thu nhỏ trong suốt khoảng 50 triệu năm”, theo Reuters dẫn lời trưởng nhóm Michael S.Y. Lee của Đại học Adelaide (Úc).

Lee và đồng sự đã tạo ra phiên bản khủng long của bản đồ tiến hóa của người từ vượn người, theo đó loài khủng long to kềnh càng bắt đầu nhỏ dần và mọc thêm nhiều lông phủ, ngực nở dần cho đến khi đạt đến kích thước của những loài chim đầu tiên.

Những loài theropods đầu tiên có trọng lượng khoảng 270 kg, sống cách đây từ 220 đến 230 triệu năm. Vào 200 triệu năm trước, khi một số loài nặng khoảng 165 kg, quá trình thu nhỏ bắt đầu tăng tốc và kéo dài hơn.

Kể từ đó, tổng cộng theropods sụt kích thước từ 165 kg xuống còn 800 g, trước khi trở thành các loài .Kỹ thuật mới: Làm cơ thể trong suốt để chữa bệnh

 
Một phương pháp biến cơ thể trở nên trong suốt nhằm mở ra nhiều ứng dụng trị liệu mới đang được nghiên cứu phát triển
 

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell, các nhà khoa học Mỹ tại Viện Công nghệ California mô tả kỹ thuật mới cho phép những bộ phận và mối liên kết giữa các bộ phận đó được nhìn thấy xuyên thấu qua cơ thể.

Thí nghiệm làm trong suốt

Thí nghiệm làm trong suốt cơ thể loài gặm nhấm của các nhà khoa học Mỹ tại Viện Công nghệ California

 

Kỹ thuật này cũng giúp các nhà khoa học nhìn thấy những cơ quan riêng biệt tương tác với nhau như thế nào nhưng không ảnh hưởng đến mô, dọn đường cho những phương thức trị liệu mới.

Khoảng 100 năm qua, các nhà khoa học cố gắng tìm cách nhìn thấy xuyên qua các bộ phận trong cơ thể nhưng hầu hết các kỹ thuật đều gây hại cho mô nên các thí nghiệm y khoa theo hướng đó dừng lại.

Nhóm nghiên cứu thực hiện kỹ thuật gồm 3 giai đoạn: Đầu tiên, họ cung cấp tấm lưới giống như plastic mềm để bảo vệ mô. Kế đó, loại phân tử làm trong suốt được liên tục truyền vào qua đường máu làm hòa tan chất béo - vốn có thể biến dạng ánh sáng - khiến các cơ quan trở nên trong suốt. Cuối cùng, các phân tử nhuộm màu và đánh dấu được thêm vào dung dịch truyền dẫn để làm lộ rõ những đường liên kết quan trọng.

 

Bằng cách sử dụng phương pháp này, các nhà khoa học có thể nhìn thấy các mô ruột

Bằng cách sử dụng phương pháp này, các nhà khoa học có thể nhìn thấy các mô ruột

 

Sử dụng phương pháp này ở loài gặm nhấm, nhóm nghiên cứu đã khiến toàn bộ thận, tim, phổi và ruột của chúng trong suốt trong 3 ngày và toàn bộ cơ thể trong 2 tuần. Thí nghiệm trên mẫu bệnh phẩm ung thư, các nhà khoa học có thể biết được bệnh đã đi xa như thế nào.

Nhóm nghiên cứu hy vọng kỹ thuật này sẽ có nhiều ứng dụng trong tương lai; từ việc lập sơ đồ hành trình của sợi thần kinh ở não đến những nơi khác của cơ thể để tìm ra dấu vết khu trú của virus ở mô.


Tác giả bài viết: Phi Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập183
  • Hôm nay9,461
  • Tháng hiện tại272,623
  • Tổng lượt truy cập35,918,968
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây