Lá nhân tạo đầu tiên có chức năng như lá thật trong tự nhiên

Thứ sáu - 01/08/2014 09:18

Lá nhân tạo đầu tiên có chức năng như lá thật trong tự nhiên

Julian Melchiorri, sinh viên vừa tốt nghiệp đại học Royal College of Art (Anh), đã tạo ra chiếc lá nhân tạo đầu tiên có những tính năng sinh học như lá thường, nó có khả năng chuyển CO2, nước và ánh sáng thành oxy, một tiến bộ khoa học rất có ý nghĩa cho những chuyến du hành ngoài vũ trụ.

 

 Ảnh: Daily Mail
Ảnh: Daily Mail
 

Ngoài tiềm năng ứng dụng cho những chuyến du hành vũ trụ, Melchiorri cũng nghĩ rằng công nghệ này có thể cung cấp không khí trong lành theo đúng nghĩa đen cho các không gian trong nhà và ngoài trời trên Trái đất.

Tuy nhiên theo NASA, điều lo ngại là, nó chỉ có thể bán “phá giá” trên những hành tinh đó, vì nó không thể phát triển trong môi trường phi trọng lực.

Thân lá là một mạng lưới được làm từ protein tơ - loại protein được chiết xuất từ sợi tơ tằm tự nhiên, bên trong chứa một chất lục lạp của cây trồng. Lục lạp là một phần của tế bào thực vật, nơi xảy ra quá trình quang hợp. Do vậy, lá nhân tạo cũng cần nước và ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.

Lá nhân tạo có thể được sử dụng trong các thiết kế nội hoặc ngoại thất. Ngoài ra, khi phủ một lớp mỏng vật liệu này lên các vật dụng trong nhà, để có một bầu không khí trong lành.


Vật liệu mới giúp rô bốt có thể biến hình

 

Các chuyên gia thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ), Viện Max Planck (Đức) và Đại học Stony Brook (Mỹ) đã chế tạo một loại vật liệu mới có thể cho phép các dòng rô bốt tương lai khả năng biến đổi hình dạng tương tự như rô bốt T-1000 trong phim Kẻ hủy diệt 2.

 
Rô bốt hình rắn được làm từ vật liệu có thể thay đổi hình dạng - Ảnh: MIT
Rô bốt hình rắn được làm từ vật liệu có thể thay đổi hình dạng - Ảnh: MIT
 

Giáo sư Anette Hosoi của MIT cho hay, vật liệu chuyển pha được in bằng kỹ thuật 3D trên thực tế là sự kết hợp giữa bọt polyurethane và sáp. Các nhà khoa học đã tìm được cách làm bão hòa bọt polyurethane trong sáp và kế đến nung nóng cũng như làm nguội những phần cụ thể để biến chúng từ trạng thái cứng sang mềm và dễ uốn nắn, rồi quay về trạng thái cứng một lần nữa.

Theo Giáo sư Anette Hosoi ứng dụng của vật liệu: một rô bốt làm từ dạng vật liệu này có thể mềm đi khi cần di chuyển vào không gian nhỏ hẹp, nhưng sau đó lại trở về kích thước ban đầu và hóa cứng khi cần thiết.

Theo TechCrunch, các chuyên gia đã nỗ lực chế tạo một rô bốt giống rắn có thể len mình xuyên cái lỗ bề ngang 1 cm, và khi qua đến đầu bên kia lại hồi phục nguyên trạng và di chuyển như thường.

Khả năng trên cũng giống như trường hợp chuột có thể chui vào những cái lỗ nhỏ xíu nhưng phục hồi hình dạng khi ra bên ngoài.

Hiện rô bốt biến hình lớn nhất có thể chế tạo trong phòng thí nghiệm mới dừng ở kích thước vài cm, và các chuyên gia đang tiếp tục hoàn thiện cuộc nghiên cứu.


Tác giả bài viết: martino06ster@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập149
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại270,434
  • Tổng lượt truy cập35,916,779
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây