7 bí quyết tránh những cám dỗ tiêu xài

Thứ năm - 19/03/2015 02:55

7 bí quyết tránh những cám dỗ tiêu xài

Né tránh những cám dỗ tiêu xài thật chẳng dễ, xét đến thực tế rằng chúng ta luôn luôn bị bao quanh bởi đủ thứ để mua. Cách hay nhất để tránh những cám dỗ tiêu xài là biết rõ xem cái gì châm ngòi cơn bốc đồng mua sắm của bạn. Sau đây là vài cách có thể giúp bạn nói “không” với những cơn cám dỗ bất chợt.
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công

 
 
1. Nghĩ về khâu cất giữ sau khi mua sắ
 
Một chiếc đĩa gốm rất đẹp lớn gần bằng mặt bàn hớp hồn bạn vì những hoa văn tinh tế và gam màu lạ, chắc chắn phù hợp để bày hoa quả bánh mứt ngày tết. Nhưng bạn có nghĩ mình sẽ cất nó ở đâu suốt 11 tháng ròng còn lại trong năm không? Nếu bạn ghét sự chen chúc chật chội, thì chỉ nghĩ thế thôi cũng đủ cho bạn ngán hẳn ý tưởng mua nó về.
 
Đây cũng là một chiến lược quan trọng khi mua sắm ở những tiệm bán hàng sỉ. Bạn có biết mình sẽ cất những can dầu ăn to tướng ở đâu không? Nếu không xin mời cứ việc bước qua.
 
2. Chỉ mang lượng tiền vừa đủ
 
Nếu bạn chỉ mang theo đủ tiền mặt cho vài món lặt vặt và những khoản mua sắm theo dự tính, vậy thì bạn sẽ không để bản thân bị cám dỗ bởi những món đồ khác.
 
3. Chớ mua những món đồ chỉ vì được giảm nửa giá
 
Đôi khi giá cả của một món đồ lại chính là yếu tố khiến nó trở thành món hàng quyến rũ. Nhưng nếu bạn mua một thứ bạn không thực sự muốn có, chỉ bởi vì nó đang được giảm giá, thì đúng là bạn chưa tiết kiệm. Bạn vừa mới tiêu tiền vào một thứ chỉ tích bụi mà thôi. Vậy nên, trừ khi bạn bằng lòng trả nguyên giá cho một món đồ bán giảm giá, còn không thì, cứ để mặc nó ở chỗ cũ.
 
4. Lập danh sách
 
Bất kể bạn đi mua thực phẩm hay sắm quà Giáng sinh, sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc phải là đi vào cửa hàng mà không có bản danh sách trong tay. Khi bạn lên kế hoạch trước, bạn sẽ biết đích xác mình cần gì và mình sẽ xài khoảng chừng bao nhiêu cho nó.
 
5. Nhớ rằng mua sắm không phải môn thể thao cạnh tranh
 
Chớ có giao du với những người nghiện tiêu xài. Thói quen của họ có xu hướng rất khó gột bỏ, nhất là khi họ chỉ liên tục giục giã bạn “thử lê xem thế nào thôi”. Nếu trung tâm mua sắm là chốn hẹn hò thường xuyên, thì xin mời tìm những cách khác để tiêu khiển – đi xem chiếu bóng buổi tối, đi leo núi hay tham gia tình nguyện với nhau. Có cả tá những hoạt động đáng giá hơn là đi mua sắm. 
 
6. Tuân thủ nguyên tắc 24 giờ
 
Nếu bạn cảm thấy có thứ gì đó bạn “không thể không có”, hãy quyết tạm “treo” món hàng trong ột ngày. Làm vậy sẽ cho bạn thời gian nguội bớt cơn sốt sắng khám phá món đồ “không thể không có” và sẽ khiến bạn nghĩ xem liệu có cần nó thật không. Thà phải chịu chút bất tiện là quay trở lại cửa tiệm vào ngày hôm sau còn hơn là phải hổi tiếc vì món hàng, chỉ cùng trong một khoảng thời gian như vậy.
 
7. Hãy tưởng tượng phải vứt món đồ đi chỉ sau vài năm
 
Bí quyết này có thể giúp bạn khựng lại mỗi lúc bị cám dỗ bởi một món hàng không thật cần thiết. Bạn hãy hình dung mình sẽ cảm thấy thế nào khi tiêu kha khá tiền lúc này để chẳng bao lâu nữa đã vứt đi, chỉ vì ngay từ đầu bạn đã không cần nó?
 
Khi mùa lễ lạp sầm sập kéo về, sẽ có bạt ngàn những cám dỗ mua sắm nấp nom từng góc nhỏ. 7 bí quyết trên sẽ giúp bạn tránh tiêu tiền vào những thứ bạn không cần đến.
 
 
14/02/2015
Người gửi Winter Sonata

5 bí quyết hành xử tiền bạc giúp hôn nhân bền chặt

Tiền có thể là một trong những nhân tố gây căng thẳng trầm trọng nhất trong hôn nhân, và những tranh cãi về tiền bạc thường có thể dẫn tới ly hôn. Chớ để mối quan hệ của bạn trở thành nạn nhân của căng thẳng tiền bạc. Dưới đây là 5 bí quyết hành xử về tiền bạc có thể giúp thắt chặt bất cứ cuộc hôn nhân nào, ngoài ra còn giúp củng cố tình hình tài chính của bạn.
 
HỌC + LÀM = GIÀU Con Đường Thành Công
 
1. Thống nhất 1 lối suy nghĩ
 
Mọi người vẫn thường cáu giận vợ/chồng mình khi 2 người có những kỳ vọng khác nhau. Nếu bạn mong rằng khoản thưởng lớn năm nay của vợ/chồng mình sẽ đóng góp phần lớn vào quỹ dự trữ hưu trí, trong khi người bạn đời lại mơ mộng một chuyến du lịch nước ngoài, thì rất có thể nó gây rạn nứt gia đình. Vậy bạn chiến đấu ra sao với rắc rối mang tên “kỳ vọng khác nhau?” Hãy thường xuyên trò chuyện với nhau về tiền bạc.
 
Dành ra chút thời gian để bàn bạc về các mục tiêu của 2 vợ chồng, cả trong ngắn hạn và dài hạn, bao gồm cả việc bạn sẽ làm những gì trong những kỳ nghỉ tương lai, các bạn muốn nghỉ hưu khi nào và như thế nào, các kế hoạch sự nghiệp của các bạn ra sao, và các bạn sẽ xử trí với những tình huống tiền bạc khẩn cấp thế nào. Thoạt nghe có vẻ chẳng khác nào một trò phá hoại hạnh phúc, nhưng thực ra hàn huyên kiểu này lại rất vui.
 
Nhất là, có được cuộc trò chuyện về những thứ bạn yêu thích và phải tốn nhiều tiền vào giúp thống nhất lối suy nghĩ của 2 người khi bàn đến việc lập kế hoạch chi tiêu. Khi du lịch với nhau là một trong những mục tiêu của cả 2 vợ chồng, cả 2 dễ dàng đồng thuận về cách thức tổ chức chi dùng hàng ngày, làm sao để dành dụm thực hiện mục tiêu ấy.
 
2. Tập trung các nguồn về cùng một mối
 
Bất kể mỗi người độc lập tới đâu về chuyện tiền bạc, thì việc các bạn coi tiền bạc là một nguồn thu chung thay vì rạch ròi của tôi/của anh cũng rất quan trọng. Điều này càng đặc biệt đúng đắn trong trường hợp có sai biệt lớn về thu nhập giữa hai vợ chồng. Thiếu vắng một phương pháp chia sẻ tiền bạc để chi trả các hóa đơn, thực phẩm, các bữa ra ngoài buổi tối, phí chăm sóc trẻ nhỏ… ai đó có thể thấy bực tức vì phải bỏ tiền của “riêng mình” ra để trang trải các phí tổn chung.
 
Như thế không có nghĩa là các cặp đôi đều phải có một tài khoản chung. Mỗi cặp sẽ tìm ra một hệ thống cho riêng mình, có thể là chia tiền mặt vào các phong bì ứng với từng khoản chi. Bất kể bạn lựa chọn cách nào, hãy nhớ rằng các nguồn thu của bạn đều là vì lợi ích của cuộc hôn nhân.
 
3. Nhưng hãy giữ đôi chút độc lập
 
Dù gì đi chăng nữa, cảm giác mỗi người đều có chút ít độc lập về tài chính cũng rất quan trọng, vì không có cặp đôi nào có thể thấu hiểu tuyệt đối những thói quen tiêu dùng của nhau. Lấy ví dụ, nếu bạn có thú uống bia ủ thủ công, còn người bạn đời không bia rượu của bạn lại chẳng thể phát hiện ra sự khác nhau giữa món bia ấy với nhiều loại bia có sẵn ngoài siêu thị, thì hẳn sẽ nảy sinh xung đột khi mọi đồng xu cắc bạc đều bị hùn chung một mối. Vậy nên, hãy cho phép bản thân mình có được một ít tiền “của riêng em/anh” để bạn có thể tiêu pha vào bất cứ thứ gì bạn chọn. Cả bạn và người bạn đời sẽ đều hài lòng hơn khi biết rằng mình có thể tự chiêu đãi bản thân vài món xa xỉ nho nhỏ mà không ảnh hường gì đến tình hình tài chính chung.
 
4. Ủy nhiệm
 
Trong rất nhiều cuộc hôn nhân, thường có cảnh một người là “tên mọt” tiền nong, còn người chẳng thèm bận tâm gì đến chuyện cân bằng sổ sách. Cho dù những khác biệt về kỹ năng tiền bạc giữa vợ chồng bạn không đến nỗi một trời một vực như vậy, thì nói chung cuối cùng vẫn có một người lo liệu về tài chính. Và thường đó lại là điều hay. Khi 2 người đều cố gắng gánh vác việc này, mọi thứ hay bị nghiêm trọng hóa, bị chồng chéo hay ngược lại, bị quản lý chệch choạc. Thế nên, hãy cứ mạnh dạn mà ủy nhiệm việc chi trả hóa đơn và quản lý tiền bạc cho người thành thạo hơn trong 2 vợ chồng, hoặc ưa thích việc này hơn. Nó sẽ đảm bảo rằng mọi thứ đạt đến mức độ hài lòng của người có thẩm quyền cao hơn về tài chính trong gia đình.
 
5. Luôn mở sẵn những đường dây đối thoại
 
Tuy thế, rắc rối trong chuyện ủy nhiệm là, đôi khi, người vợ/chồng không được quản lý tài chính cảm thấy mình bị rớt khỏi hệ thống. Vậy nen, cho dù chỉ có một người lo liệu các hóa đơn chứng từ, hãy đảm bảo rằng cả 2 vợ chồng đều thăm dự vào việc đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và hoạch định ngân sách. Làm vậy, người không nắm tài chính sẽ cảm thấy thoải mái với việc hỏi han về chuyện tiền nong bất cứ lúc nào , và người quản lý ngân quỹ luôn phải minh bạch về thông tin tài chính. Đây cũng là điểm mấu chốt, để dù có bất cứ vấn đề gì nảy sinh với người vợ/chồng quản lý ngân sách, thì tài chính cũng không trở thành một nguồn gây căng thẳng thêm trong suốt một thời gian nặng nề.
 
Bài học rút ra
 
Chớ để cho tiền nong xen vào giữa bạn và người bạn đời. Tốt hơn hết là cùng trò chuyện về những vấn đề khó khăn và cùng đối mặt, tránh để chúng cứ day dứt khôn nguôi và ủ mầm oán giận.
 
11/03/2015
 
 

Tác giả bài viết: Người gửi Winter Sonata

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập119
  • Hôm nay18,676
  • Tháng hiện tại240,794
  • Tổng lượt truy cập35,507,075
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây