Hàm nghĩa chân thật lời của Chúa trước khi đóng đinh trên thập giá

Thứ năm - 05/11/2015 03:44

Hàm nghĩa chân thật lời của Chúa trước khi đóng đinh trên thập giá

Những người nếu đã từng đọc qua kinh Tân Ước ắt hẳn sẽ nhớ một cảnh tượng này: Ngài bị giải đi trên đường đến nơi hành hình, rất nhiều người yêu kính Ngài và đã khóc khi chứng kiến cảnh này.
đóng đinh thập giá, cuộc bức hại, chúa gie su, Bài chọn lọc,

Lúc này, dù rất đau lòng nhưng Ngài vẫn điềm tĩnh mà nói với những người này rằng: “Hỡi những người chị em của Jerusalem, đừng khóc thương tôi làm gì, có khóc thì hãy khóc cho phận mình và cho con cháu của chị em….Vì cây xanh tươi mà người ta còn đối xử như thế, thì cây khô héo sẽ ra sao?

Rất nhiều điều trong số những lời của Chúa Giêsu đều có nội hàm sâu xa, vậy nội hàm ẩn chứa đằng sau câu nói này là gì? Trong thực tế, với cái nhìn thông suốt, Ngài đã truyền một thông điệp tích cực rằng trong tương lai cũng sẽ có Đấng giác ngộ đến nơi này, nhưng cuộc bức hại sẽ nghiêm trọng hơn nữa.

Lời của Chúa rõ ràng đã cho thấy điều này. Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu từ ngữ mà Ngài đã dùng, đó là từ “cây“, vậy “cây” ở đây đề cập đến điều gì? Tất nhiên chúng ta không thể dùng nghĩa đen để hiểu hàm nghĩa của lời nói. Trong thực tế, “cây ” ở đây có ý nghĩa sâu sắc là nói đến đạo đức của con người, “cây xanh” là khi đạo đức con người còn tốt đẹp, và khi “cây khô héo“, có nghĩa là khi đạo đức con người đã trở nên băng hoại.

Nếu có thể hiểu được ý nghĩa của “cây“, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của cả câu nói đó. Toàn bộ câu nói có thể được giải thích như sau: Hỡi chị em của Jerusalem, đừng khóc thương tôi làm gì, có khóc thì hãy khóc cho tương lai của con người, thảm kịch này đối với tôi vẫn xảy ra trong khi đạo đức con người còn tốt, con người vẫn phổ biến tín ngưỡng vào Thần, vậy trong tương lai khi đạo đức con người suy tàn và người ta không còn tin vào Thần thì điều gì sẽ xảy đến?

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng Chúa đã không mong muốn xuất hiện tình cảnh của con người ngày nay và những điều sẽ xảy đến với họ.

Những người có tín ngưỡng đều tin rằng, cuộc đàn áp đối với họ sẽ đẩy toàn bộ khu vực và quốc gia vào chỗ nguy hiểm vô vàn. Trong Phật giáo, điều này được gọi là “cộng nghiệp” (cùng tạo nghiệp, cùng nhận báo ứng), chính là nghiệp tội cùng nhau tạo nên.

Sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh, cuộc đàn áp của người La Mã đối với các tín đồ Kitô giáo kéo dài hơn ba trăm năm, nhiều Kitô hữu bị thiêu sống, bị chặt đầu, bị những con thú xé xác. Vì vậy, Đế chế La Mã trải qua ba đợt dịch bệnh lớn. Một triệu người chết trong trận dịch hạch đầu tiên, tiêu diệt hai phần ba dân số. Trận dịch thứ hai lấy đi mạng sống của một nửa dân số tại kinh đô La Mã. Đại dịch thứ ba tiếp tục sau mười sáu năm, và đế chế La Mã bắt đầu suy tàn. (Tham khảo Bowen: bạo chúa Nero đàn áp đức tin, đưa thành phố La Mã ngập chìm trong xác chết) Một vài trận dịch lớn và nhiều người đã chết, nhưng những dịch bệnh này đến một cách nhanh chóng và khủng khiếp, người chết không hề ngờ đến, lạnh lẽo.

Chúng ta có thể tìm thấy những văn tự liên quan đến các sự kiện này còn lưu lại đến ngày nay, được ghi chép cẩn thận, nhưng sau đó người ta vẫn không thể tin rằng cuộc đàn áp đối với Thiên Chúa giáo có thể mang đến đại nạn. Không thể nói rằng mỗi cái chết của các Kitô hữu trong cuộc đàn áp đều do người La Mã gây ra. Nhưng trong cuộc đàn áp này, thì phần lớn người La Mã dù ít hay nhiều, đứng tại các góc độ khác nhau mà hỗ trợ và đóng một vai trò nhất định trong việc thúc đẩy nó. Do đó, chính họ đã tạo nên “cộng nghiệp”, là nguyên nhân chính gây ra  thiên tai, đại họa.

Các ví dụ tương tự trong “Kinh Thánh” rất nhiều, như Moses rẽ nước trên Biển Đỏ để dẫn dắt người Do Thái ra khỏi Ai Cập trốn khỏi sự truy đuổi của quân lính Pharaon, hay “Genesis” trong việc tiêu diệt Sodom và Gomorrah, đó chẳng phải là nghiệp lực luân báo.

Cổ nhân thường nói: Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, nhược thị bất báo, thì hậu vị đáo. (làm lành gặp lành, làm ác gặp ác, nếu chưa bị báo ứng, chẳng qua là chưa đến lúc). Trong thực tế, cái ngày của “Báo ứng” đã đến đến rất gần. Nhưng đối với mỗi cá nhân, đứng trước nghiệp lực to lớn của toàn thể, trước khi thảm họa đến gần, đều có thể tự giải thoát bản thân mình bằng những lựa chọn đúng đắn và quyết định sáng suốt, một hành động của lương tâm có thể cứu vớt chúng ta khỏi những tội lỗi to lớn của loài người, giúp chúng ta có thể tồn tại sau thảm họa này và bước vào một tương lai tốt đẹp hơn.

 Theo Theepochtimes

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập82
  • Hôm nay6,838
  • Tháng hiện tại347,825
  • Tổng lượt truy cập36,402,380
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây