Vụ việc xảy ra sau khi tờ the Sunday Times đưa tin một bé gái sáu tuổi ở Nam London tìm thấy thông điệp của những tù nhân Thượng Hải giấu trong một tập bưu thiếp.
"Hãy giúp chúng tôi và liên hệ với tổ chức nhân quyền," thông điệp có đoạn viết.
Tesco nói hãng rất 'sốc' vì tin này, và nói thêm: "Chúng tôi không bao giờ cho phép [có tình trạng] tù nhân lao động trong chuỗi cung ứng của chúng tôi."
Lộ tài liệu TQ 'tẩy não' cả dân tộc ở Tân Cương
Trung Quốc: Người Uighurs 'được tự do' sau khi 'tốt nghiệp'
Chính khách Úc 'ví' Trung Quốc như phát xít Đức
Chuỗi siêu thị cho biết họ sẽ không sử dụng nhà cung ứng thiệp Giáng sinh, Công ty In ấn Chiết Giang Vân Quang, nếu công ty này bị xác nhận là đã sử dụng nhân công tù nhân.
Theo tờ the Sunday Times, cô bé Florence Widdicombe mở một tập thiếp của Tesco, giá 1,5 bảng Anh, và tìm thấy một tấm thiệp có các dòng chữ viết bên trong.
In hình một chú mèo con đội mũ Ông già Noel, tấm thiệp có dòng chữ viết in hoa: "Chúng tôi là những tù nhân nước ngoài ở nhà tù Thanh Phố, Thượng Hải, ở Trung Quốc. Chúng tôi bị cưỡng bức lao động. Hãy giúp chúng tôi và liên hệ với tổ chức nhân quyền."
Người chụp hình Thiên An Môn mong dân Hong Kong an toàn
Macau: Người hàng xóm của Hong Kong trung thành với TQ
Một người phát ngôn của Tesco nói: "Chúng tôi rất sốc về những cáo buộc này và đã ngừng ngay việc sản xuất ở nhà máy nơi các bưu thiếp này được làm và đã mở một cuộc điều tra."
Hãng nói họ có một "hệ thống kiểm toán toàn diện" để đảm bảo các nhà cung ứng không bóc lột lao động cưỡng bức.
Nhà máy có liên quan mới được kiểm tra hồi tháng trước và không có bằng chứng nào cho thấy họ vi phạm lệnh cấm sử dụng nhân công tù nhân, Tesco cho biết.
Doanh thu từ thiệp Giáng sinh tại các siêu thị trong chuỗi Tesco gây được chừng 300.000 bảng/năm cho Quỹ Tim mạch Anh (British Heart Foundation), Quỹ Nghiên cứu Ung thư Anh (Cancer Research UK) và Hội Tiểu đường Anh (Diabetes UK).
Chuỗi siêu thị bán lẻ chưa nhận được phàn nàn nào khác từ khách hàng về các thông điệp bên trong thiệp Giáng sinh.
Thông điệp bên trong bức thiệp nhờ người nhận được liên hệ với Peter Humphrey, một nhà báo từng bị giam ở nhà tù Thanh Phố vì lý do mà ông mô tả là "cáo buộc vớ vẩn chưa bao giờ được trình bày trước tòa".
Sau khi gia đình Widdicombe gửi tin nhắn cho ông Humphrey qua Linkedin, ông nói ông đã liên hệ với những cựu tù nhân ở nhà tù này. Họ xác nhận tù nhân bị ép làm những công việc đóng gói bao bì và lắp ráp đơn giản.
Ông Humphrey, tác giả của bài báo trên the Sunday Times, cũng nói rằng việc kiểm duyệt tại nhà tù này được tăng cường, khiến ông không sử dụng được các biện pháp liên hệ với tù nhân ông đã gặp ở đó trước khi ông được thả hồi 2015.
"Họ buộc phải dùng biện pháp tương tự như gửi thông điệp trong chai, là viết trong thiệp Giáng sinh của Tesco," ông nói.
Đây không phải là lần đầu tiên có tin các tù nhân ở Trung Quốc gửi thông điệp qua các sản phẩm họ bị ép phải làm cho thị trường phương Tây.
Năm 2012, bà Julie Keith từ thành phố Portland, tiểu bang Oregon, phát hiện một câu chuyện tù nhân bị tra tấn và ngược đãi. Tù nhân này nói ông bị ép làm những món đồ trang trí Halloween mà bà Keith mua khi đó.
Tác giả bài viết: Tru Vũ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn