Bạn sẽ học được cách thích ứng với cuộc sống một mình ở người hướng nội. Trên thực tế, sống một mình không đồng nghĩa với cô đơn mà ngược lại, lối sống này còn giúp bồi đắp cảm xúc, sở thích và nội tâm cho chúng ta. Chưa hết, những người hướng nội còn là những người có ý thức tự học rất tốt. Họ thường là các nhà độc giả, nhà triết học hoặc là những người làm việc liên quan đến lĩnh vực sức khỏe.
Xuất phát từ sở thích được tự do một mình nên những người hướng nội có xu hướng làm việc độc lập hơn. Trên thực tế, số lượng các nghệ sĩ, nhà văn, nhạc sĩ và nhà sáng chế sống nội tâm khá nhiều vì đây là những lĩnh vực đòi hỏi độ tập trung cao và cần phải biết tránh xa sự phiền nhiễu. Ưu điểm này khi áp dụng vào các bài tập thể dục sẽ phát huy rất tốt tính hiệu quả của các bài tập (như các bài tập chạy đường dài đòi hỏi cần nhiều sự biệt lập và khả năng tập trung).
Hầu hết người sống hướng nội thích khám phá suy nghĩ và cảm xúc của bản thân theo cách riêng của họ. Đây là yếu tố then chốt để sáng tạo. Trong khi sự sôi nổi ở những người hướng ngoại khiến nhiều người dễ đánh giá về thành tựu của mình, những người hướng nội lại nổi bật ở chỗ biết xử lý thông tin. Họ sẽ dành nhiều thời gian suy nghĩ nếu nhận thấy công việc đó cần thiết phải như vậy. Những kỹ năng này ở họ sẽ được phát huy tối đa trong lúc làm việc như lên kế hoạch, lên ý tưởng cho các dự án…
Những người hướng nội luôn là những người biết lắng nghe. Họ có thể không dễ tiếp cận nhưng họ luôn là người sẵn sàng lắng nghe mọi câu chuyện của bạn. Và đó cũng là lý do khiến khả năng lãnh đạo của người hướng nội cao hơn người hướng ngoại, đặc biệt là khi cấp dưới của mình chủ động tâm tình với mình. Một nhà lãnh đạo hướng ngoại đôi khi sẽ không bắt kịp suy nghĩ của nhân viên nhưng nhà lãnh đạo hướng nội lại không như thế. Họ sẽ lắng nghe và xử lý thông tin của nhân viên mình. Ưu điểm này ở họ đặc biệt có hiệu quả với những tình huống giao tiếp 1 – 1.
Người hướng nội không thích những chốn đông người mà thay vào đó, họ chỉ thích được hòa nhập vào nhóm bạn thân của mình để xây dựng các mối quan hệ sâu sắc. Đối với họ, những cuộc họp nhóm nhỏ sẽ giúp mọi người thân tình hơn và hiểu biết nhau hơn.
Người hướng nội sẽ có thể kiên nhẫn ở nhà cả ngày để hoàn thành hoặc tìm hiểu công việc. Không giống như mẫu hướng ngoại, những người hướng nội sẵn sàng tự “cô lập” mình trong một thời gian dài để giải quyết công việc nếu họ thấy cần thiết. Họ thấy làm việc một mình không hề buồn tẻ mà lại rất thoải mái và thích được làm việc trong các môi trường như thế. Kết quả là, những người hướng nội có lợi thế tập trung trong một khoảng thời gian mà không bị phân tâm.
Những người hướng nội không lập tức giải quyết vấn đề mà họ sẽ suy xét kỹ càng rồi mới ra quyết định. Họ sẽ có xu hướng tiếp cận từ từ chứ không tiếp cận ngay lập tức. Không giống như người hướng ngoại thường “nói nhiều nhưng suy nghĩ ít”, người hướng nội sẽ có xu hướng suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động.
Người sống hướng nội có nhiều khả năng không bị ảnh hưởng bởi những lời nói bóng gió, tin đồn hoặc những lo lắng mà xã hội đang quan tâm. Họ thường không bị ảnh hưởng bởi những thói quen của người khác. Do vậy, họ thường là những nhà quản lý rất tốt khi họ chỉ quan tâm đến chất lượng công việc chứ không phải những lời ra vào từ các đồng nghiệp khác.
Những người hướng nội thường giao tiếp rất tốt bằng lời nói và thường sẽ tránh đụng độ trực tiếp các cuộc “đấu khẩu”. Trái với những người hướng ngoại thường sa đà vào các câu chuyện dài dòng lê thê, những người hướng nội thường nói chuyện rất ngắn gọn, tinh tế và súc tích.
Vậy, bạn có nghĩ mình sẽ học được gì từng những ưu điểm tuyệt vời trên của người hướng nội? Nếu bạn có một người quen thuộc tuýp người này hoặc bạn là người hướng ngoại nhưng lại mong muốn mình có thể phát huy được những lợi thế của người hướng nội, đừng ngần ngại học hỏi hoặc chia sẻ bài viết này nhé!
Tác giả bài viết: Theo LifeHack
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn