Trực giác: Thứ giác quan không tuân theo khoa học duy vật

Thứ bảy - 21/02/2015 07:58

Trực giác: Thứ giác quan không tuân theo khoa học duy vật

Thứ duy nhất có giá trị thực sự là trực giác” – Albert Einstein “Vui sướng; giận dữ; vui sướng … nhất định là vui sướng”. Khi một chiếc máy theo dõi bộ não của ông, “Bệnh nhân X” 52 tuổi không có vẻ như đang đoán các nét mặt một cách ngẫu nhiên mặc dù ông đã bị hai lần xuất huyết não mà đã gây tổn thương nghiêm trọng trung tâm xử lý hình ảnh của bộ não.

Liệu chúng ta có sở hữu giác quan thứ sáu hay không? (Photos.com)

 

Mặc dù bị mù, Bệnh nhân X được cho xem các bức ảnh chụp những khuôn mặt biểu hiện sự sợ hãi, vui sướng, và các cảm xúc khác, và nhận thức được chúng một cách chính xác với một tỷ lệ phần trăm cao hơn nhiều so với việc đoán mò một cách ngẫu nhiên. Liệu đây có phải là một phương tiện để “nhìn” nằm bên ngoài cách nhìn bằng mắt hay không? Hay nó đơn giản là một chế độ nhận biết chưa được phát hiện ra?

Tiến sỹ Alan Pegna từ trường Đại học New South Wales, Australia và nhóm nghiên cứu của ông tại Geneva, Thụy Sĩ, đã kinh ngạc trước những kết quả thấy được trong nghiên cứu này. Trong quá trình chụp cắt lớp, não của Bệnh nhân X cho thấy hoạt động rõ rệt trong vùng hạch hạnh nhân (amygdala) bên phải. Kết quả này giống hệt với những gì được thực hiện bởi một đối tượng nghiên cứu có bộ não không bị tổn thương tham gia vào cùng một hoạt động đó.

Đối với nhiều bác sĩ thần kinh học, những trải nghiệm gần đây với Bệnh nhân X gợi ý về một khả năng thú vị – thêm một giác quan nữa vào năm giác quan đã được biết đến. Với những người khác, nó không hơn một bước khởi đầu của khoa học trong việc nghiên cứu khả năng trực giác nổi tiếng và đã được biết đến từ lâu.

Mặc dù trực giác ít được khoa học công nhận trong thế kỷ 20, sự thừa nhận về khả năng này đã tăng lên trong lĩnh vực sinh lý học thần kinh (neurophysiology) trong những năm gần đây. Thứ được cho là một khả năng để biết về những điều chưa xảy ra, những sự việc trong tương lai xa, hoặc những thay đổi sắp đến trong môi trường xung quanh, đã được hiểu rõ về cơ bản là bởi tất cả các dân tộc trên khắp thế giới hàng nghìn năm qua – bất chấp sự bác bỏ lâu nay của giới khoa học còn hoài nghi.

Khả năng siêu nhạy cảm hay giác quan thứ sáu?

“Biển đưa lên hàng trăm xác người, nhưng không có một con voi bị chết nào. Cũng không tìm thấy thậm chí một con mèo hay một con thỏ nào … rất kỳ lạ là không có cái chết nào của động vật được ghi nhận”. Những quan sát được thực hiện sau trận sóng thần năm 2004 ở Châu Á bởi một viên chức chính phủ Sri Lanka này đặt ra một số câu hỏi thú vị.

Đáng chú ý là, liệu động vật có khả năng cảm nhận nguy hiểm sắp xảy ra? Chúng đã chạy thoát khỏi trận sóng thần như thế nào? Chỉ vài phút trước khi biển dâng lên, đập tan hơn hai dặm đất liền, các động vật sống đã chạy thục mạng tới những vùng cao của hòn đảo.

Cùng lúc đó, những bộ lạc thổ dân trong vùng, có 60.000 năm tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đã bắt chước theo hành vi của các loài động vật và cũng chạy trốn đến khu đất cao hơn. Kết quả là hầu như tất cả những cư dân địa phương đều sống sót thoát khỏi dòng nước hung dữ.

Nhưng chính xác là làm thế nào mà những thổ dân địa phương và các loài động vật nhận biết được mối đe dọa sắp xảy ra? Liệu có hợp lý không nếu cho rằng trực giác chính là câu trả lời? Và nếu quả đúng như vậy, thì cơ chế sinh học bí ẩn này hoạt động như thế nào?

Câu trả lời, đương nhiên, không hề dễ dàng để nói rõ như câu hỏi. Theo một số nhà nghiên cứu, trải qua nhiều năm, những người dân bản địa trên đảo đã phát triển được các bài học quan trọng từ việc sống rất gần gũi với thế giới tự nhiên.

Ví dụ, họ cảm thấy được tiếng bước chân của các con voi hoang dã dội đến khi chúng chạy nhanh về phía sâu trong đảo, và cũng chú ý đến hành vi kỳ lạ của cá heo, kỳ nhông, và việc các loài chim trên đảo bay lên hốt hoảng. Bằng cách này, họ đã nhận biết được một cách hiệu quả những gì mà các hệ thống ra-đa hiện đại không làm được, những thứ đã không thực hiện được chức năng của nó vào cái ngày xảy ra trận sóng thần.

Theo một bài báo trên ấn phẩm nổi tiếng Science (Khoa học), các nhà nghiên cứu từ Đại học Washington, St. Louis, nói rằng bí quyết để lường trước những sự việc này của những người bản xứ nằm ở một vùng não được biết đến như vùng đai phía trước. Khu vực địa lý não này trở nên hoạt động tích cực trong các tình huống thay đổi môi trường mà không thể nhận thấy bằng ý thức, nhưng tuy nhiên lại cần thiết cho sự sinh tồn của cá nhân.

Nhưng để hiểu được động vật đầu tiên đã trực cảm về trận sóng thần đang đến như thế nào có thể là một nhiệm vụ còn khó khăn hơn. Một số nhà nghiên cứu động vật đề xuất rằng các manh mối chẳng hạn như những thay đổi áp suất không khí, các rung động nhẹ cảm nhận được phát ra từ mặt đất, hoặc các âm thanh rất nhỏ của các con sóng đang đến gần – những dấu hiệu mặt khác là không thể nhận thấy được bởi các giác quan của con người – có thể giúp một số sinh vật cảm nhận được về nguy hiểm đang đến.

Tuy vậy, nhiều nhà khoa học tin rằng, trong trường hợp này cũng như với Bệnh nhân X, hẳn là có tồn tại một cách thức khác mà thông qua nó các dạng sống có thể nhận biết được môi trường của chúng – khác với thông qua âm thanh, rung động, hình ảnh, hoặc mùi vị. Có tài liệu ghi chép lại rằng các loài chim và các loài động vật khác đã rời khỏi một khu vực ngay trước khi núi lửa phun trào.

Cũng bằng cách như vậy, các nhà sinh vật học Trung Quốc đã thực hiện các nghiên cứu xác định rằng, vài phút trước một trận động đất, các con mèo, chó, và các loài vật nuôi trong nhà khác trong một khu vực trở nên khá kích động và trong một số trường hợp thậm chí tru lên, sủa hoặc kêu lên một cách khó bảo. Các nhà nghiên cứu miêu tả rằng trong những lúc đó, các con rắn rời khỏi hang, các con chim bay loạn trong lồng và các con chuột thì chạy toán loạn.

Một khả năng tiềm tàng

Thí nghiệm ban đầu khá đơn giản, bao gồm 40 tình nguyện viên và hai thợ chụp ảnh trong mỗi lần thí nghiệm. Người chỉ đạo thí nghiệm, Ronald Rensik, Phó Giáo sư về Khoa học Máy tính và Tâm lý học tại Đại học British Columbia, mô tả các vụ tai nạn ô tô đã bị gây ra như thế nào trong các trường hợp mà ở đó các lái xe có trách nhiệm trong vụ va chạm đã không nhìn thấy những chiếc ô-tô mà họ đâm vào. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý (Psychological Science).

Ban đầu các tình nguyện viên được cho xem một bức ảnh chụp hình một con đường, được đổi mới bằng một hình ảnh giống hệt một cách định kỳ. Tại một thời điểm ngẫu nhiên trong quá trình đổi mới hình ảnh, một sự thay đổi với hình ảnh đó đã được thực hiện – các vật thể, ví dụ như được gỡ bỏ, thay đổi, hoặc thêm vào – và những thay đổi này, thậm chí là khi khá đáng kể, thường được phát hiện là khó để nhận thấy.

Cuộc thử nghiệm yêu cầu các đối tượng nhấn một chiếc chuông khi họ nhận thấy một thay đổi trong chuỗi hình ảnh. Một ngạc nhiên lớn đã đến trong cuộc thí nghiệm khi một vài tình nguyện viên đã hỏi Rensik rằng liệu có phải là họ phải bấm chiếc chuông chỉ khi họ thực sự nhìn thấy sự thay đổi, hay họ có thể nhấn nó vào lúc họ linh cảm rằng một sự thay đổi sắp xảy ra.

Điều này đã thay đổi mạnh mẽ cuộc nghiên cứu. Rensik nhận thấy rằng không chỉ phần lớn các tình nguyện viên nhận ra được vào thời điểm chính xác mà thay đổi được tạo ra, mà thêm vào đó 1/3 các đối tượng nhấn nút ngay lập tức trước khi bức hình đã được thay đổi hiện ra.

Nghiên cứu này có vẻ như đã cho thấy rằng trực giác rất có thể là một cách thức ngoại cảm để phát hiện các thay đổi rất nhỏ trong môi trường. Nó gợi ý rằng chúng ta có thể có một khả năng nhận biết các kích thích mà thậm chí không thể phát hiện bằng các thiết bị công nghệ tiên tiến.

Vậy thì liệu chúng ta có thể tiến hành các bước để tăng cường các khả năng trực giác của mình không? Những cải thiện như thế yêu cầu những gì? Và tại sao động vật có vẻ như có trực giác tốt hơn chúng ta?

Con người cổ đại gắn bó mật thiết với các chu trình của thiên nhiên, họ rất tự hào về cái nhìn trực giác của mình. Một số người cho rằng khi con người hiện đại ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ để hiểu biết về thế giới, kết quả làm cho trực giác thui chột đi.  Trong văn hóa hiện đại của chúng ta, các khái niệm trực giác thường bị gièm pha để đề cao những thứ mà có thể được kiểm chứng một cách dễ dàng hơn.

Khi khoa học đang cố gắng để thừa nhận khả năng đáng kinh ngạc này của con người, thì liệu việc phát triển môi trường công nghệ của chúng ta có phải cũng làm thui chột các khả năng trực giác bẩm sinh của chúng ta hay không?

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Nguồn tin: (Theo The Epoch Times)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập327
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại279,321
  • Tổng lượt truy cập36,333,876
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây