Cao quý chân chính không phải vượt qua người khác, mà là chiến thắng chính mình

Thứ hai - 10/01/2022 09:52
Cao quý chân chính không phải vượt qua người khác, mà là chiến thắng chính mình
 Cao  quý,  chính  là  một địa  vị  hiển  hách,  là  từđể  miêu  tả  một cuộc  sống ưu  việt.  Nhưng  không  phải  xuất  thân  của  bạn  càng ưu việt thì bạn càng cao quý; cũng  không  phải là càng giàu có thì càng cao quý; không phải là được người khác phục vụ thì là cao quý. Một  người  cao  quý  không  phải  là  người  có  bao  nhiêu  của  cải, mà là quyết định ở sự tu dưỡng của người đó. Một người có tu dưỡng, không phải là trên thân mặc đồ hàng hiệu gì, địa vị sang trọng ra sao, mà là đến từ phẩm đức và sự thiện lương của chính họ. 1. Làm người không nên đi so đo với người khác Có một câu chuyện ngắn thế này: Hai người bạn Ất và Giáp gặp nhau,  Giáp  nói: “Mình  thấy  sốt  ruột  quá”. Ất  hỏi: “Cậu  vội  cái gì thế?” Giáp trả lời: “Na Tra 3 tuổi đã đại náo long cung, Khổng Dung 4  tuổi đã  biết  nhường  quả  lê  ngon  cho  người  khác,  Lạc  Tân Vương  7  tuổi đã  có  thể  làm  thơ,  Cam  La  12  tuổi đã  làm  thừa tướng, cậu nói mình có vội hay không?” Ất lại hỏi: “Hoàng Trung 60 tuổi mới theo Lưu Bị, Khương TửNha  80  tuổi  mới  làm  thừa  tướng,  Xà  Thái  Quân  100  tuổi  mới nắm giữấn soái, cậu việc gì mà phải sốt ruột?” Người  với  người  không  thể  cứ  lấy  ra  so  sánh được.  Người ởnông  thôn  không  thể  so  với  người ở  thành  thị,  người  dân  quê cảm  thấy  người ở  thành  phố  làm  việc  thật  sang  trọng,  không
91phải  dãi  nắng  dầm  mưa,  không  cần  bán  mặt  cho đất  bán  lưng cho trời, lại còn kiếm được nhiều tiền hơn so với trồng trọt. Người  không  có  tiền  không  thể  so  với  người  nhiều  tiền được, người  có  tiền đi  xe  sang  trọng, ở  khu  nhà  cao  cấp, ăn  sơn  hào hải vị, dùng hàng hiệu cao cấp; người không có tiền phải đầu tắt mặt tối lo kiếm tiền, bớt ăn bớt uống. Người không có bằng cấp không thể so với người có học vị cao được,  người  không  có  bằng  cấp  cảm  thấy  người  có  học  vị  cao khi nói chuyện thường cứ có vẻđiệu bộ, nên khi đối mặt cũng cảm thấy không muốn mở miệng ra nói chuyện. Chúng ta cứ hơi một chút là lại so sánh với người khác, hơn nữa cái  gì  cũng  so đo  cho được,  nào  là  thành  tích,  kết  quả, địa  vị, chức  danh,  quyền  thế,  tài  sản.v.v..,  việc  này  diễn  ra  thường xuyên. Cuối cùng thì cũng chỉ có hai loại, một là mình trội hơn người khác, hai là mình thua kém người khác. Loại đầu  tiên  thường  sẽ  làm  cho  chúng  ta  sung  sướng, đắc  ý, thậm chí trở nên kiêu ngạo. Loại sau lại thường khiến chúng ta không  vui,  phiền  muộn,  thậm  chí  ghen  ghét đố  kỵ.  Nói  cách khác, dù là loại nào thì cũng làm chúng ta trở nên mất bình tĩnh. Điều đáng sợ nhất là trong khi so sánh với người khác chúng ta lại đánh mất chính mình. Trong ngụ  ngôn  của  Aesop  có  một  câu  chuyện  như  sau:  Có một con ếch trâu rất lớn, nó hít đầy một bụng hơi, để không có con ếch trâu nào khác có thể vượt được mình. Nó trở thành con ếch trâu lớn nhất, và được bọn ếch ca ngợi, cảm giác thật bồng bềnh, sung sướng. Thế  nhưng đến  một  ngày,  có  một  con ếch  nhìn  thấy được  con trâu, nó ngạc nhiên nói với đám ếch: “Con trâu mới thật là lớn nhất!” Con ếch trâu nghe thế không phục, liền hít căng bụng lên
92và nói: “Trâu lớn hay ta lớn?” Con ếch kia liền nói: “Trâu lớn! Trâu lớn!” Con ếch trâu nghe được liền tức giận, liều mình hút thêm không khí vào, bụng càng ngày càng căng ra lớn hơn, nhưng vẫn nghe con ếch kia nói: “Vẫn là trâu lớn hơn!” Con ếch trâu tức sùi bọt mép,  lấy  hết  can đảm,  hít  một  hơi  cuối  cùng  thật  mạnh,  chỉnghe một tiếng ‘bụp’, con ếch trâu bị nổ bể bụng luôn rồi. Chúng  ta rất thích so đo cùng người khác, so đi  so lại  một hồi làm  mất đi  cả  chính  mình,  gây  tổn  thương  hòa  khí.  Chúng  ta luôn tìm cách để nhanh chóng đuổi kịp và vượt qua người khác, làm rối loạn lòng mình, đánh mất đi cả bản thân. 2. Ganh đua với người khác, chi bằng tự mình làm tốt Trong  “Thế  thuyết  tân  ngữ”  có  một  câu  chuyện  như  thế  này: Hoàn Ôn khi còn trẻ, cùng với Ân Hạo đều nổi tiếng như nhau, nhưng anh ta vẫn luôn có một nút thắt trong lòng, đó là so với Ân Hạo thì anh ta cao thấp ra sao. Có một ngày, Hoàn Ôn cuối cùng cũng có cơ hội gặp được Ân Hạo, liền hỏi: “Anh với tôi cùng so thử xem ai mạnh hơn nào?” Ân  Hạo đá  quả  bóng  da  qua  phía  Hoàn  Ôn  rồi  nói: “Tôi  cảm thấy  tôi  vẫn  thích  chiến  thắng  bản  thân  hơn,  tôi  vẫn  thích  là chính mình hơn”. Mỗi  người đều  là độc  nhất  vô  nhị,  chỉ  cần  tìm  thấy  thiên  phú của chính mình, hiểu rằng mình là duy nhất, cố gắng trở thành chính mình, đây chính là thành công lớn nhất. Chúng  ta  cũng  không  ngại  học  hỏi  một  chút,  chỉ  cần  tự  mình phân  cao  thấp,  chứ  không  cần  so  sánh  với  người  khác  làm  gì. Cuộc  sống  chính  là  kỳ  lạ  như  thế,  thường  thường  khi  không muốn so đo với người khác thì lại thắng.
93Tăng  Quốc  Phiên  có  một  biệt  hiệu  gọi  là  thùng  sắt.  Bởi  vì  khi chỉ  huy  chiến đấu  thì  ông  không được  linh  hoạt,  ông  chỉ  giỏi xây  dựng  doanh  trại ổn định  và đánh  vững  chắc.  Trong  cuộc chiến tiêu diệt Thái Bình Thiên Quốc, điều ông thực hành chính là “Xây   dựng   doanh   trại   vững   chắc, đánh   trận   thì   ngốc nghếch”. Đến  chỗ  nào  cũng  muốn  hạ  trại đóng  quân, đào  chiến  hào  cho sâu, rồi sau mới từ từ tiến lên, cẩn thận từng bước một. Tả Tông Đường  thường  mắng  ông  là  hành động  chậm  chạp, đánh  mất thời cơ. Thạch Đạt  Khai  và  Lý  Tú  Thành  của Thái Bình Thiên Quốc đều là nhân tài quân  sự  với  trình độ  rất  cao,  chỉ  huy tác  chiến  xuất  quỷ  nhập  thần.  Nếu như  so  về  sự  linh  hoạt  tác  chiến  thì Tăng  Quốc  Phiên  nhất định  sẽ  thua. Nhưng  Tăng  Quốc  Phiên  biết  rõ  sởtrường của mình là “bình ổn”. Cho nên ông tựa như là một con trăn, không  giở  thủđoạn,  dùng  vụng  vềthắng  khéo  léo,  từng  chút  một  mà  tiêu  diệt  Thái  Bình  Thiên Quốc. Trang Tử nói: “Người đời khen ngợi cũng không vui hơn, người đời  chê  trách  cũng  không  buồn  hơn”. Dù  cả  thế  giới  khen,  họcũng  không  vì  thế  mà  phải  siêng  năng  hơn  nữa;  dù  cả  thế  giới có chê, họ cũng không vì thế mà uể oải. Đây chính là cách hành xử thông minh nhất. Lão   Tử   gọi   loại   người   này   là “Không   quan   tâm   hơn thua”, Trang Tử gọi là “Đã phân biệt được giữa trong và ngoài, đã xác định được ranh giới giữa vinh và nhục”. Hãy    bỏ    hết    sựganh đua    xung quanh,  chỉ  chuyên tâm  vào  bản  thân mình   thì   mới   có thể  bước đi  trong thế  giới  phức  tạp này.
94Chỉ  cần  bạn  cảm  thấy  làm  việc  nào đó  là đúng,  việc đó  có  thểlàm cho bạn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc, dù là phải bước đi một mình đơn độc, bạn cũng phải kiên trì đến cùng, chứ không phải thấy trên đường chỉ có một mình liền sợ quá không dám tiến lên phía trước nữa. Hãy  bỏ  hết  sự  ganh đua  xung  quanh,  chỉ  chuyên  tâm  vào  bản thân  mình  thì  mới  có  thể  bước đi  trong  thế  giới  phức  tạp  này, tìm được sở trường của bản thân và phát huy nó tốt đẹp hơn lên. 3. Vượt qua chính mình trong quá khứ mới gọi là cao quý Nếu  muốn  cuộc  sống  thêm  màu  sắc,  phải  học được  cách  tự  so sánh  với  chính  mình, để  cho  bạn  ngày  hôm  nay  giỏi  hơn  bạn của  ngày  hôm  qua,  lại để  cho  bạn  năm  nay  so  với  năm  trước càng xuất sắc hơn... Trong  “Khổng  Tử  gia  ngữ”  và  “Tuân  Tử”  có  ghi  lại  một  câu chuyện: Có  một  ngày,  Khổng  Tử  gọi  Tử  Lộ,  Tử  Cống  cùng  Nhan  Hồi đến,  hỏi  ba  người  họ  chung  một  vấn đề,  thế  nào  gọi  là  bậc  trí giả? Thế nào thì gọi là nhân giả? Tử Lộ nói: “Trí giả sử nhân tri kỷ, nhân giả sử nhân ái kỷ”. Ý là,  trí  giả  có  thể  khiến  người  khác  hiểu  mình,  nhân  giả  có  thểkhiến người khác yêu quý mình. Khổng Tử gật đầu nói: “Trò có thể gọi là kẻ sĩ”. Tử Cống nói: “Trí giả tri nhân, nhân giả ái nhân”. Ý là, trí giảcó  khả  năng  hiểu được  người  khác,  nhân  giả  có  thể  yêu  quý người khác. Khổng Tử gật đầu nói: “Ừm, trò cũng có thểđược gọi là kẻ sĩ”. Nhan Hồi liền trả lời: “Trí giả tự tri, nhân giả tự ái”. Đây có ý là, trí giả có khả năng tự hiểu chính mình, nhân giả có khả năng
95tự yêu chính mình. Sau khi nghe xong Khổng Tử liền khen ngợi nói: “Nhan Hồi, trò có thểđược gọi là bậc quân tử rồi”. Khổng Tử muốn nói cho chúng ta biết, trong quá trình tu dưỡng đề  cao  lên,  không  nên  cứ  nhìn  chằm  chằm  vào  người  khác, không nên lấy lời nói và việc làm của người khác đểđịnh nghĩa chính  mình,  dùng  tầm  nhìn  của  người  khác để  hạn  chế  chính mình,  mà  phải  nhìn  vào thực  tế  bản  thân,  từđó  tìm  ra  con đường đi riêng, làm cho bản thân không ngừng đề cao lên. Cuộc đời cao quý không phải là làm cho bản thân trở nên hoàn mỹ,  mà  là  làm  bản  thân  sống được  trọn  vẹn,  chấp  nhận  chính mình,  vui  với  bản  thân  mình.  Không  hâm  mộ,  không  theo  một cách  mù  quáng,  không  mất  phương  hướng,  cứ đường đường chính chính đi cho tốt con đường của mình, đây mới thực sự là cao quý.



 

Nguồn tin: Chân Chân (Biên dịch)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập67
  • Hôm nay11,580
  • Tháng hiện tại306,456
  • Tổng lượt truy cập36,361,011
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây