Thuật ngữ “ham muốn thấp” lần đầu tiên được đề cập trong cuốn sách “Sự giàu có của một quốc gia mới ở Nhật Bản” của tác giả Kenichi Ohmae. Ông là là một nhà lý thuyết tổ chức, chuyên gia tư vấn quản lý người Nhật, nguyên Giáo sư và Trưởng khoa của Trường Quản lý công UCLA Luskin.
Trong cuốn sách, tác giả đề cập tới hiện trạng của nước Nhật: Dân số già ngày càng tăng, thanh niên không phấn đấu, dám nghĩ dám làm như trước, sức tiêu dùng ngày càng giảm. Hoàn toàn khác với quan niệm của cha mẹ và người lớn tuổi. Người trẻ Nhật hầu như không có ham muốn vật chất và sự ổn định trong công việc. Ít người theo đuổi vị trí công việc lương cao. Khái niệm kiếm tiền để nuôi gia đình không còn hữu dụng.
Nhiều người trẻ Nhật "trốn tránh"
Hiện tại, phần lớn thanh niên ở Nhật Bản có mức thu nhập thấp đến độ không trả nổi tiền sinh hoạt hàng tháng, thường “tị nạn” ở các quan nét siêu nhỏ. Dẫu cuộc sống tù túng như trong “hòm” nhưng lại khiến họ cảm thấy thoải mái khi mỗi ngày thuê chỉ khoảng 2.000 yên (khoảng 415 nghìn đồng) và có thể tha hồ lướt mạng, cùng nhiều đãi ngộ khác.
Nguồn: Bajiahao
Đây là một cô gái 18 tuổi đến từ Fukushima. Sau trận động đất ở Nhật Bản năm 2011, mẹ cô mất việc làm. Vì vậy, cả gia đình đã chọn đến Tokyo để kiếm kế sinh nhai. Cô gái trẻ và mẹ đã cùng sống ở quán cà phê Internet này hơn một năm.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, có khoảng 5.400 người ở lại qua đêm trong các quán cà phê Internet trên toàn quốc. Cuộc khảo sát cũng cho thấy, trong số những người qua đêm ở các quán Internet, những người ở độ tuổi 50 chiếm 23%. Thanh niên từ 20 đến 30 tuổi chiếm khoảng 27% tổng số người “tị nạn quán cà phê Internet”.
Ngoài ra, còn có nhóm những người Otakus. Họ là nhóm người nghiện phim hoạt hình, truyện tranh, trò chơi điện tử. Sau giờ làm việc, họ chỉ ở trong phòng, không yêu đương, không mua sắm, thậm chí tham gia bất kỳ hoạt động nào, mọi nhu cầu về tâm lý và thể chất đều được giải quyết tại nhà và họ cũng chính là "củi thải Heisei" mà cư dân mạng chế giễu. (Củi thải Heisei, một từ phổ biến của giới mạng Nhật, dùng để chỉ những người sinh ra vào thời Heisei ở Nhật Bản những năm 90, ý chỉ kẻ kém cỏi).
Nguồn.Ảnh: Internet
Để vạch trần hiện tượng này, Nhật Bản đã từng làm một bộ phim có tên Moratorium Tamako. Nhân vật chính của bộ phim là Tamako chọn sống một cuộc sống chán nản, tẻ nhạt ở cái tuổi mà lẽ ra cô ấy phải háo hức, nhiệt huyết. Trong phim Tamako là một sinh viên tốt nghiệp đại học và đang thất nghiệp. Cả ngày Tamako chỉ dành để ngủ, ăn, xem TV, đọc truyện tranh và chơi trò chơi điện tử. Nhưng đáng buồn thay, ngay khi bộ phim được phát sóng, nhiều người trẻ bắt đầu bắt chước nhân vật chính Tamako, thậm chí càng không muốn tiến bộ.
Một cảnh trong Moratorium Tamako Nguồn.
Không còn hứng thú với kết hôn
Nhật Bản hiện là quốc gia có dân số già nhất thế giới, bởi người trẻ nước này không mấy mặn mà với chuyện yêu đương, kết hôn hay tình dục. Điều này ảnh hưởng không ít đến tỷ lệ sinh con, khiến dân số càng ngày càng giảm.
Với bài học của thế hệ đi trước, họ không còn hạnh phúc khi kết hôn và sinh con, cũng như không muốn cầm cố những khoản thế chấp khổng lồ để sở hữu một ngôi nhà riêng. Để giảm bớt tình trạng nêu trên, lãi suất cho vay mua nhà của Nhật Bản đã giảm liên tục nhưng tỷ lệ người trẻ mua nhà vẫn giảm qua từng năm.
Sự phát triển của công nghệ hiện đại cũng là một trong những lý do khiến người trẻ không còn muốn hẹn hò với người thực. Nhật Bản là thiên đường của truyện tranh và hoạt hình, hình ảnh các cô gái ảo trở nên quá phổ biến, phổ biến tới nỗi phái mạnh nước này yêu thích hơn cả những cô gái bình thường.
Một người đàn ông Nhật Bản kết hôn với bạn gái thực tế ảo. Ảnh: Asia One.
Nurikan là một ví dụ điển hình, đã 38 tuổi nhưng anh vẫn chưa lấy vợ. Ở ngưỡng tứ thập, Nurikan còn đang bận yêu đương với "cô bạn gái" Rinko từ trò chơi Love Plus. Anh chia sẻ đây chính là mối tình anh mơ ước từ thời trung học.
Sợ giao tiếp với mọi người
Hikikomori chính là tên gọi những kẻ không cần giáo dục, không tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài và chỉ ở lì trong nhà làm bạn với máy tính.
Một anh chàng tên Hide tâm sự: "Tôi đã bắt đầu đổ lỗi cho bản thân. Cha mẹ tôi cũng trách mắng vì tôi không đi học. Áp lực cứ ngày một tăng lên. Rồi dần dần tôi sợ ra ngoài, sợ gặp người khác. Cuối cùng, tôi không thể ra khỏi nhà mình".
Nguồn.Ảnh: sina.com.cn
Hikikomori sống trong những căn phòng nhỏ bừa bộn ngày này qua ngày khác, sinh hoạt ăn uống chỉ đơn giản là những gói mỳ ăn liền, đồ hộp được mua dự trữ. Hoạt động hàng ngày của họ chỉ là lên mạng, ăn và ngủ. Đối với hikikomori, ra đường là cực hình. Hiện nay ở Nhật, có tới 1,2 triệu người mắc hội chứng này.
Tác động của bong bóng kinh tế những năm 90 vẫn còn để lại hậu quả đến bây giờ
Nhật báo buổi sáng Asahi lần đầu tiên sử dụng từ “Lost Generation” vào năm 2007, tức “thế hệ mất mát” dùng để chỉ những con người trẻ bế tắc không tìm được lối đi cho đời mình. Một bộ phận những thành viên trong “thế hệ mất mát” thậm chí đã tự cô lập mình với xã hội sau quá nhiều năm không tìm thấy thành công trong cuộc sống và công việc.
Những thanh niên Nhật Bản bỏ cuộc trên con đường học vấn hoặc tìm việc làm và đóng hết các cánh cửa tiếp xúc với xã hội, “không học vấn, không việc làm, không được huấn luyện”- được gọi là NEET (viết tắt của Not in Education, Employment, or Training).
Thế hệ NEET tự cô lập với xã hội.Ảnh: Internet
30 năm sau đợt suy thoái làm đóng băng thị trường việc làm, nhiều người dù đã bước sang độ tuổi 40 nhưng vẫn sống dựa vào bố mẹ – được gọi là Parasite single. Họ trông chờ vào tiền tiết kiệm và phúc lợi hưu trí của người thân.
Nhật Bản ngày nay đang phải đối mặt với vấn đề dân số già, thì khoảng 30 năm sau nữa, khi cha mẹ họ mất đi, thế hệ độc thân đang sống phụ thuộc này già đi, lại sẽ trở thành gánh nặng to lớn đối với chi phí bảo trợ người cao tuổi trên toàn nước Nhật.
Nguồn tin: Văn Thành::::
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn