Món tiền ân nghĩa

Thứ năm - 19/05/2022 09:58
tải xuống (3)
tải xuống (3)

 “Cuộc sống không bao giờ là bế tắc, sẽ luôn có bàn tay đưa ra để bạn nắm lấy mỗi khi thật sự bạn cần sự giúp đỡ”.
Tháng 9 năm 1957 gia đình tôi chuyển đến tiểu bang California để sinh sống. Số tiền ít ỏi bố mẹ tôi dành dụm để chi tiêu cho cuộc sống mới chẳng mấy chốc đã hết. Bố tôi không phải là thợ gò hàn chuyên nghiệp, nên thỉnh thoảng mới kiếm được công việc để làm. Là anh cả trong gia đình có bốn đứa em nhỏ, và sắp tới sẽ là năm, nên tôi đành gác ước mơ học tập của mình sang một bên. quyết tâm đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Tôi đã đến nhiều nơi để xin việc nhưng không nơi nào đồng ý nhận, có lẽ do tôi quá gầy và ốm yếu. Nhưng nghĩ đến tình cảnh khó khăn của gia đình mình, ngày nào tôi cũng cố gắng đi hét nơi này đến nơi khác, không từ nan bất cứ công việc gì cả. Một hôm, tôi đến xin việc ở một cửa hàng ăn uống. Người chủ ở đó là ông Morl Rubin - một người đàn ông cao lớn có nụ cười khá thân thiện. Bác ấy nhìn tôi lắc đầu: Cháu không kham nổi việc làm này đâu! ở đây chỉ những người to cao, khỏe mạnh mới làm. Tôi ấp úng thuyết phục: Hè năm ngoái, cháu đã đi phụ rủa chén cho một nhà hàng tận Chicago đấy. Cháu không sợ bị phỏng nước nóng, không ngại rủa chén dơ bẩn hay khiêng vác nặng đâu. Bác cho phép cháu làm thử một tuần, nếu cháu không làm được, thì bác không cần trả lương cho cháu, có được không ạ! Bác Rubin quan sát tôi một lát, rồi gật đầu. Bên trong cửa hàng của bác, tôi ngập đầu trong mớ bát đĩa, khay ăn, nồi xoong chảo liên tục chồng chất. Tôi phải cọ rửa những cái nồi, cái chảo rất to và nóng hổi vừa nhấc xuống từ bếp lò. Mỗi tối về nhà, hai gót chân và bắp vế của tôi đau nhức khủng khiếp. Vào cuối ngày thứ Bảy, khi tôi kết thúc công việc, bác Rubin gọi tôi đến và hỏi: -Thế trung tâm giới thiệu việc làm bảo với cháu chỗ bác trả lương bao nhiêu? - Dạ! 1 đô la một giờ ạ - Tôi lí nhí đáp - Họ bảo đó là mức lương tối thiểu, nhưng cháu nhận ít hơn cũng được. Như vậy thì không tưong xứngvới nguời làm việc chăm chỉ như cháu. Bác sẽ trả lương khởi điểm cho cháu là l đô la 25 xu. Tôi không thể diễn tả hết được niềm vui của tôi lúc ấy. Số tiền lương hậu hĩnh này rất cần cho gia đình tôi. Tôi quyết tâm làm việc thật chăm chỉ để không phụ lòng tin tưởng của bác. Tiệm bác Rubin đóng cửa vào ngày Chủ nhật, nên mỗi tối thứ Bảy, bác bảo tôi mang hết những phần thức ăn còn trong bếp về nhà. Đó đúng là bữa ăn thịnh soạn đối với gia đình khốn khó của tôi. Lần đầu tiên, chúng tôi đưọc ăn cả thịt gà tây, cơm trắng, cá và rau cải. Một tối thứ Bảy nọ, lúc vừa về đến nhà, tôi giật mình suýt đánh đổ túi thức ân còn nóng trên tay khi thấy một người đàn ông to béo vói khuôn mặt ác nghiệt, đang ngồi chễm chệ trong nhà, mắng nhiếc và nhục mạ bố tôi bằng những lời lẽ thô tục nhất. Các em tôi sợ hãi ngồi co rúm trên giường. Mặt bố trắng bệch đi, còn mẹ thì sụt sịt khóc. Tôi lẳng lặng vào bếp, đặt túi thức ăn xuống bàn và lắng nghe câu chuyện trên phòng khách Thì ra người đàn ông hung dữ này muốn xiết chiếc xe hơi cũ tài sản duy nhất của gia đình tôi - để gán vào số tiền 325 đô la mà bố tôi đang mắc nợ lão. Ngay lập tức, tôi lẻn ra khỏi cửa, chạy tới chỗ chiếc xe và ráng hết sức đẩy nó ra đường. Tôi không muốn ai nghe tiếng khởi động máy lúc tôi lái xe đi khỏi. Lúc ấy trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ là làm sao tìm được 325 đô la ngay trong đêm. Nhưng làm cách nào? Ai sẽ giúp được tôi. Người duy nhất mà tôi có thể nghĩ đến là bác Rubin. Tôi lái xe đến cửa hàng và gõ cửa. Bác Rubin bước ra, đứng truớc ngương cửa, khuôn mặt vẫn hiền từ như mọi khi. Tôi lắp bắp kể lại đầu đuôi câu chuyện của gia đình mình, rồi hồi hộp hỏi: - Bác có thể cho cháu mượn 325 đô la ngay bây giờ được không ạ? Bác Rubin nhìn tôi chăm chú. Có lẽ bác đang đo lường mức độ chân thật của câu chuyện mà tôi vừa kể. Điều đó cũng hiển nhiên thôi, vì dâu sao tôi cũng chỉ mới làm việc cho bác, và lại là người từ nơi khác chuyển đến nữa...Trong khi tôi đang lo lắng, thì bác mỉm cười và bảo tôi chờ một chút. Lát sau, bác trở ra, tay cầm chiếc phong bì đưa cho tôi: Đây là 325 đô la. Hè này cháu phải làm việc cả ngày ở chỗ bác đấy. Bác sẽ trù một nửa lương hàng tuần của cháu cho đến khi đủ số tiền này. Cảm ơn bác! Tôi run rẩy đáp: Bác có cần cháu ký giấy vay mượn số tiền này không ạ! Bác Rubin lắc đầu nói: Không cần đâu, con trai. Bác tin tưởng cháu mà. Tôi vội vã quay về, hả hê đặt tiền vào tay ông chủ nợ vẫn còn đang đỏ mặt tía tai ở nhà mình: Ông đếm lại số tiền này rồi viết giấy biên nhận cho bố tôi, sau đó hãy để cho gia đình tôi được yên! Đêm đó tôi là vị cứu tinh của cả gia đình, nhưng người hùng thực sự chính là bác Rubin. Bác không chỉ cho tôi mượn một số tiền lớn, cứu giúp gia đình tôi thoát cảnh khốn khó, mà điều quan trọng nhất bác đã đem lại cho tôi là một niềm tin, một niềm hy vọng vào tấm lòng cao thượng của những người sống xung quanh tôi. -



 

Nguồn tin: Bích Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập18
  • Hôm nay8,909
  • Tháng hiện tại102,943
  • Tổng lượt truy cập34,735,662
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây