SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGƯỜI CÓ ĐẠO VÀ NGƯỜI KHÔNG CÓ ĐẠO

Thứ ba - 02/08/2022 00:55
SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGƯỜI CÓ ĐẠO VÀ NGƯỜI KHÔNG CÓ ĐẠO

 Người có Đạo và người vô thần có rất nhiều điều khác nhau. Nhưng sau đây là một

 
 
������ CÂU CHUYỆN 1:
Trong căn phòng của một bệnh viện, hai người đàn ông, một người Công giáo và một người vô thần đều bị bệnh như nhau. Thậm chí người có Đạo còn bị đau đớn và trầm trọng hơn cả người vô thần.
Ngày ngày nằm trên giường bệnh, người vô thần thường hay than thân trách phận, quằn quại đau đớn, cáu gắt tiêu cực và nguyền rủa cuộc đời.
Trái lại, người có Đạo thường nén cơn đau và không hề kêu ca gì cả. Thậm chí trên môi nhiều lúc còn nở nụ cười mãn nguyện trìu mến. Nhiều khi đau quá, thì ông lại tập trung tư tưởng cao cầu nguyện và xin Chúa giúp sức.
Người vô thần lấy làm lạ hỏi: "Tại sao ông có thể chịu được những cơn đau dữ dội như vậy? Bí quyết nào giúp ông có tinh thần lạc quan như vậy"?
Người có Đạo trả lời: "Ông bạn à! Tôi chẳng có bí quyết gì cả. Tôi chịu đựng được cơn đau cách vui vẻ vì tôi luôn ý thức rằng, Chúa luôn chăm sóc tôi từng giây từng phút. Một sợi tóc trên đầu của tôi, Chúa cũng đếm cả rồi. Tôi vinh dự được Chúa gửi Thánh giá Chúa cho tôi qua cơn bệnh này, để tôi được thông phần vào cuộc khổ nạn và Phục sinh của Người. Nên tôi luôn lạc quan tín thác vào Chúa. Mỗi lần nghĩ đến Chúa chịu treo đau đớn trên Thánh giá, là tôi lại có sức mạnh nội tâm chịu đựng cơn đau".
“Hơn nữa, ai cũng phải trải qua quá trình Sinh-Lão-Bệnh-Tử. Khi ta chấp nhận quy luật như vậy, ta sẽ thấy tâm hồn thanh thản dễ chịu hơn”.
"Dù sống hay chết thì tôi cũng vui vẻ chấp nhận. Dù sống hay chết, thì tôi luôn thuộc về Chúa. Sống tôi cũng ở bên Chúa, và có chết, tôi cũng ở bên Chúa. Thậm chí khi chết đi, thì tôi sẽ có cơ hội được ở bên Chúa mãi mãi đời đời".
Rồi ông bạn vô thần đã rất ngạc nhiên khi nghe nói như vậy.
Và ông muốn tìm hiểu về Chúa. Và hai ông đã đàm đạo tâm sự với nhau cách thân mật từ ngày đó.
Đứng trước một căn bệnh như nhau, đau đớn như nhau, nhưng đã tạo nên hai tâm hồn lạc quan và bi quan hoàn toàn khác nhau. Vì một người tâm hồn có Chúa và một người thì không.
ĐÓ CHÍNH LÀ SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGƯỜI CÓ ĐẠO VÀ NGƯỜI KHÔNG CÓ ĐẠO.
������ CÂU CHUYỆN 2:
Trong ngôi nhà đang xây của một khu phố, hai chàng thanh niên, một anh Công giáo và một anh vô thần cùng bê những viên gạch hết sức nặng nhọc để phục vụ những người thợ nề.
Tuy hai người cùng ì ạch để bê những viên gạch nặng nề đó, nhưng thái độ lại hoàn toàn khác nhau.
Chàng thanh niên vô thần thì bê với thái độ nhăn nhó, cau có, khó chịu, tiêu cực và hết sức mệt mỏi.
Trái lại, chàng thanh niên Công giáo lại bê với thái độ tung tăng, vui vẻ và thậm chí vừa đi vừa hút sáo yêu đời.
Chàng vô thần ngạc nhiên hỏi: “Bê nặng vậy, mà ông bạn lại có thể vui vẻ lạc quan. Vậy đâu là bí quyết giúp ông có thái độ tích cực đó?
Chàng có Đạo trả lời: "Ông bạn à! Tôi chẳng có bí quyết gì cả. Tôi chịu đựng được cơn mệt cách vui vẻ vì tôi luôn ý thức rằng, Chúa luôn chăm sóc tôi từng giây từng phút.
Sáng sáng tối tối, tôi đều cầu nguyện dâng cho Chúa hết mọi nhọc nhằn mệt mỏi. Vì tôi vâng nghe lời Chúa dạy: “Hãy trút nhẹ gánh lo vào tay Chúa, Người sẽ đỡ đần cho”. (Tv 54, 23).
Lời Chúa còn dạy tôi thế này: “Hãy đến với Ta, hỡi tất cả những ai đang khó nhọc và gánh nặng nề, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi. Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an. Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng". (Mt 11, 28-30)
Và thế là tôi luôn giao phó cho Chúa lo liệu công việc của tôi. Nên tôi luôn có tinh thần lạc quan vì ý thức rằng, Chúa luôn dõi bước chân tôi và chăm sóc cho tôi. Và tôi luôn có sức mạnh để vượt qua lo toan gian khó.
Con người sống trên đời là phải lao động. Lao động là vinh quang. Tôi luôn cố gắng làm ra tiền để nuôi sống vợ con tôi, chăm sóc gia đình tôi. Tôi làm việc bác ái cho người nghèo và góp công xây dựng nhà Chúa theo khả năng. Tôi luôn cố gắng lao động để góp phần vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Cuộc sống của tôi rất có ý nghĩa”.
Rồi ông bạn vô thần đã rất ngạc nhiên khi nghe nói như vậy.
Và ông muốn tìm hiểu về Chúa. Và hai ông đã đàm đạo tâm sự với nhau cách thân mật từ ngày đó.
Đứng trước một công việc như nhau, vất vả như nhau, nhưng đã tạo nên hai tâm hồn lạc quan và bi quan hoàn toàn khác nhau. Vì một người tâm hồn có Chúa và một người thì không.
ĐÓ CHÍNH LÀ SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGƯỜI CÓ ĐẠO VÀ NGƯỜI KHÔNG CÓ ĐẠO.
������ CÂU CHUYỆN 3:
Hai bà mẹ cùng mất con do tai nạn giao thông. Bà vô thần thì đau đớn cách bất mãn tuyệt vọng, vì bà nghĩ con bà chết là hết và mất con mình mãi mãi vĩnh viễn. Còn bà Công giáo thì lại đau đớn nhẹ nhàng cách hi vọng cậy trông, vì bà nghĩ bà chỉ xa con tạm thời, bà cầu cho con mình hàng ngày, rồi con bà sẽ về bên Chúa và luôn phù hộ cho bà.
Đứng trước một sự việc như nhau, mất mát như nhau, nhưng đã tạo nên hai tâm hồn lạc quan và bi quan hoàn toàn khác nhau. Vì một người tâm hồn có Chúa và một người thì không.
ĐÓ CHÍNH LÀ SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGƯỜI CÓ ĐẠO VÀ NGƯỜI KHÔNG CÓ ĐẠO.
������ CÂU CHUYỆN 4:
Hai bạn học sinh cùng chịu đựng mùa hè nóng lực oi ả. Bạn vô thần thì nguyền rủa sự nóng lực của mùa hè và cảm thấy vô cùng chán ngán mệt mỏi. Còn bạn Công giáo thì vui vẻ chấp nhận sự nóng đó vì bạn ấy nghĩ rằng, có mùa hè thì mới có mùa đông, có mùa hè thì mới được nghỉ hè, ai cũng chịu nóng chứ không chỉ riêng mình và nếu không oi ả thì không phải là mùa hè nữa.
Đứng trước một thời tiết như nhau, khó chịu như nhau, nhưng đã tạo nên hai tâm hồn lạc quan và bi quan hoàn toàn khác nhau. Vì một người tâm hồn có Chúa và một người thì không.
ĐÓ CHÍNH LÀ SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGƯỜI CÓ ĐẠO VÀ NGƯỜI KHÔNG CÓ ĐẠO.
Nếu ta muốn có tâm hồn như vậy, ta cần mau mắn nhanh chân đến với Chúa qua đáy
thành tâm trái tim mình, qua Kinh thánh, qua tha nhân, qua Nhà thờ, qua Giáo hội,
qua thực hành các Điều Răn và qua việc rước
ch

Nguồn tin: Đức Trần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập42
  • Hôm nay9,270
  • Tháng hiện tại128,065
  • Tổng lượt truy cập35,050,547
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây