1. Biết
Biết chính là cấp độ đầu tiên của nhận thức. Biết là sự ghi nhớ và có khả năng hồi tưởng lại về một điều gì đó. Nghĩa là những kiến thức trên lớp, khi bạn đã thuộc là ghi nhớ được nó thì cũng mới chỉ là mức thấp nhất của bậc nhận thức.
2. Hiểu
Hiểu tức là nắm bắt được các nguyên nhân, nguồn gốc, quá trình… của kiến thức đã được học. Nghĩa là những kiến thức khi được ghi nhớ vào bộ não thì người học phải biết họ đang ghi nhớ cái gì? Để làm gì? Nó ra sao? Nó như thế nào?
3. Vận dụng
Khi đã ghi nhớ và hiểu một vấn đề thì cần phải vận dụng được nó vào thực tế. Ví dụ: bạn học vật lí về đòn bẩy và điểm tựa, bạn phải nhớ phương pháp, cách thức, hiểu được nguyên lí hoạt động của nó và vận dụng nó vào một thực tế, cụ thể như để bẩy một hòn đá ngáng trên đường đi của bạn.
4. Phân tích
Phân tích nghĩa là biết chia nhỏ kiến thức thành nhiều phần nhỏ và biết tìm ra mối liên hệ giữa các thành phần đó với nhau. Nghĩa là trước một phần kiến thức được học, trước khi lao vào vận dụng nó, bạn phải phân tích mặt lợi, mặt hại của nó và cả tính khả thi khi vận dụng một phần kiến thức vào thực tế. Nếu không biết phân tích mà cứ lao đầu vào làm thì rất dễ bị mắc sai lầm.
5. Tổng hợp
Tổng hợp là biết liên kết các chi tiết, thành phần thành một tổng thể để có cái nhìn khái quát hơn và toàn diện hơn. Nghĩa là khi đã tiến hành làm một việc gì đó nhờ có kiến thức, khi đã hoàn thành, cần tiến hành tổng hợp lại để có đánh giá tốt nhất, rút kinh nghiệm cho những lần sau.
6. Đánh giá
Khi đã tổng hợp lại công việc, bạn cần đánh giá mọi việc. Nhưng quan trọng là đánh giá như thế nào? bạn phải biết cách đánh giá. Đánh giá là biết nhận xét, so sánh, phê phán, và gán một giá trị tương ứng, trên cơ sở các tiêu chí đã được xác định trước.
7. Sáng tạo
Sáng tạo là khả năng tạo ra cái mới từ những cái đã biết, do đó nó là nấc thang cao nhất mà con người có thể đạt đến. Năng lực sáng tạo trước hết tùy thuộc vào khả năng phát hiện “vấn đề bất cập” của mỗi người, và năng lực giải quyết vấn đề bất cập. Thế mà để có thể phát hiện vấn đề bất cập, sinh viên cần phải học quan sát thực tế và tạo thói quen đối chiếu thường xuyên với kiến thức đã học, vì sự đối chiếu đó chính là bàn đỡ của các phát hiện.
Nhìn vào 7 nấc thang của giáo dục Mỹ mới thấy giáo dục Việt Nam còn nhiều điểm bất cập. Tuy không phải tất cả, nhưng phần lớn sinh viên Việt Nam hiện nay chỉ dừng lại ở bậc: biết và hiểu và hơn một chút là vận dụng. Chính vì thế, khi ra trường phần lớn sinh viên đều gặp khó khăn trong thực tế, và phải dành thời gian đào tạo lại.
Còn bạn, bạn đang dừng ở mức nào? Hãy cố gắng nhận thức một sự việc, vấn đề càng sâu càng tốt chứ đừng học theo kiểu con vẹt để sau này phải hối hận khi tiếp xúc với môi trương thực tế. Chúc các bạn thành công!
Theo Trí Thức Trẻ
6 bài học rồi ai cũng phải trải qua trong cuộc đời
Ảnh minh họa
Sau đây là 6 bài học gần như ai cũng sẽ phải trải qua một lần trong đời mà không thể quên được. Hãy xem qua để đừng lỡ những bài học này.
Bài học 1:
Bạn sẽ được học rằng, để xây dựng lòng tin phải mất đến hàng năm, nhưng chỉ cần vài giây để hủy hoại nó.
Bài học 2:
Bạn sẽ được học rằng, cho dù bạn quan tâm nhiều đến đâu, có những người sẽ không đáp lại sự quan tâm đó.
Bài học 3:
Bạn sẽ được học rằng, bạn không thể làm mọi người yêu bạn. Tất cả những điều mà bạn có thể làm là trở thành một người mà người khác có thể yêu được, phần còn lại là tùy thuộc vào người kia.
Bài học 4:
Bạn sẽ được học rằng, đừng bao giờ đếm những thứ bạn có được trong cuộc sống, mà hãy đếm bạn có được bao nhiêu người bạn trong cuộc sống.
Bài học 5:
Bạn sẽ được học rằng, đôi lúc trong cuộc sống mình có thể làm những điều khiến mình phải đau khổ suốt cả cuộc đời.
Bài học 6:
Bạn sẽ được học rằng, hãy nói lời tạm biệt ngọt ngào với ai đó, bởi đó có thể là lần cuối cùng bạn gặp họ.
Sưu tầm