Học cách từ chối người khác

Thứ năm - 27/10/2022 03:48
tải xuống (2)
tải xuống (2)

 Khi bạn nhờ ai đó giúp đỡ, thật là không mấy dễ chịu khi nghe từ “Không”.
 Chỉ một từ nhỏ này nhưng có thể làm tổn thương cái tôi của chúng ta. Chúng ta bắt đầu tự hỏi liệu người kia có quan tâm đến mình hay không, và ta cảm thấy xấu hổ vì tự làm mình dễ bị tổn thương khi nhờ giúp đỡ. Bởi vì chúng ta biết từ chối người khác có thể gây tổn thương đến bao nhiêu, cho nên chúng ta dễ rơi vào tình huống đáp “Được” với ai đó chỉ để tránh làm tổn thương cảm xúc của họ.
Ví dụ, giả sử bạn đang bận bù đầu với công việc của mình ở văn phòng. Bỗng có một tiếng gõ cửa, đó là một đồng nghiệp đang cần ai đó giúp mình hoàn thành một bản báo cáo gấp vào cuối buổi chiều. Họ hỏi, “Anh có thể giúp tôi được không?” Bạn thật sự không có thời gian – bạn có rất nhiều việc phải làm bây giờ – nhưng vì bạn biết cảm giác khi cần giúp đỡ nhưng không bị từ chối được sẽ khó chịu thế nào, nên bạn nói được, rồi đương nhiên bạn sẽ giúp họ một tay. Tại sao nói “không” lại khó thế? Ngay cả những người độc lập nhất trong số chúng ta cũng có một mong muốn tự nhiên là được chấp nhận. Tất cả bắt nguồn từ bản năng sống còn của chúng ta. Từ xa xưa trong lịch sử tiến hóa, có một điều quan trọng là tất cả mọi người trong một nhóm đều phải dựa vào nhau.
 Do đó, sẽ tốt hơn khi mọi người nói “Được, tôi sẽ giúp bạn!” hoặc “Được, tôi sẽ bảo vệ bạn!” Thói quen “Được” này đã giúp cho cá nhân và nhóm tồn tại.
 Ngày nay, chúng ta có thể sống một cuộc sống độc lập hơn, nhưng bản năng cũ này vẫn còn mạnh mẽ. Hơn nữa, chúng ta có một mong muốn về địa vị xã hội và sở hữu. Chúng ta xây dựng mối liên kết với những người khác, và thường muốn nói “Được” để giành được sự quý mến và ủng hộ của họ. Và khi bạn thật sự lý trí để nói không, người khác sẽ cảm thấy điều đó (và cả bạn nữa) thật tệ. Đây không phải là kết quả mà bạn mong muốn. Một câu hỏi làm nên sự khác biệt Vậy bạn nên làm gì trong tình huống này? Bạn không muốn nói “không”, nhưng bạn cũng không muốn làm tổn thương cảm xúc của người khác. Thật may mắn vì có một giải pháp ở đây. Khá đơn giản, khi ai đó nhờ giúp đỡ, hãy hỏi “Làm thế nào?” Điều này ít mang tính trực tiếp hơn là “không”. Nó không công kích cái tôi của họ, và lái vấn đề về lại phía họ. “Làm thế nào?” buộc họ chịu trách nhiệm cho vai trò của mình trong cuộc nói chuyện. Nó buộc họ phải trình bày chính xác những gì họ muốn và cần.
 Nếu họ không có khả năng để tiếp tục và thuyết phục được bạn, lúc này sẽ dễ dàng hơn để nói “Không”. Hỏi “làm thế nào” thay vì trực tiếp nói “không” giúp bảo vệ cái tôi của người kia, và tôn trọng yêu cầu của họ về sự sở hữu, lòng tự trọng, sự uy tín và tình yêu thương. Đây không phải là một sự từ chối; thay vào đó, nó được hiểu là một câu hỏi và một nỗ lực để thu thập thông tin phản hồi. Khi bạn hỏi “làm thế nào”, bạn đang khuyến khích người khác chịu trách nhiệm cho tình huống bằng cách chỉ ra những gì họ yêu cầu. Thậm chí nếu họ vẫn chưa chắc chắn về những gì họ cần, hãy hỏi họ chính xác cách bạn có thể giúp họ, điều này sẽ buộc họ suy nghĩ về các bước cần thực hiện để hoàn thành  nhiệm vụ. Bạn sẽ sớm có thể biết liệu họ đang có nhu cầu thực sự, hay chỉ là tìm kiếm người khác để giúp hoàn thành nhiệm vụ của chính họ. Giá trị thời gian của bạn, và từ chối người khác Nếu được thực hiện đúng cách, từ chối một ai đó có thể làm cho người khác tôn trọng bạn. Nếu bạn có những ranh giới vững chắc rõ rằng, người khác sẽ nhận ra rằng bạn không phải là một người mà họ có thể quay mòng quanh. Thay vào đó, họ sẽ xem bạn như một người mà họ cần phải tôn trọng. Khi bạn gây được một ấn tượng với sự tự tin của mình, những người khác cũng sẽ đặc biệt chú ý đến điều đó. Trong một môi trường kinh doanh, định vị cho mình là một người sẵn sàng từ chối với những cá nhân kiêu ngạo có thể làm tăng nhu cầu về những dịch vụ của bạn. Lần tới, nếu ai đó nhờ bạn giúp đỡ và bạn không muốn nói “được”, hãy hỏi “làm thế nào”. Nó thật đơn giản đúng không, nhưng rất hiệu quả đấy, với đồng nghiệp, với bạn bè, và với cả người thân. Hãy nghĩ đến tất cả thời gian mà bạn sẽ tiết kiệm được khi bạn học cách từ chối với tất cả mọi người. Nguồn: Triết học tuổi trẻ  Kẻ thù của thói quen đố kỵ Thói quen đố kỵ chiếm hữu lấy bạn. Thậm chí nếu ngay cả bạn thành công và nhiều hơn thế nữa, bạn vẫn nhìn quanh và thầm nghĩ: “Sao họ lại làm được như vậy? “Sao mình không có được điều đó?”. Và thế là bạn rầu rĩ và chán nản và tệ hơn là trù dập người khác. Ước gì tôi không có mấy suy nghĩ xấu xa và hẹp hòi đó. Ai lại làm vậy cơ chứ? Thực sự bạn thấy vô cùng xấu hổ vì bản thân từng suy nghĩ kiểu đó dù trong tay đã có đa số điều hằng mơ ước. Nhưng ghen tị vẫn như một thói quen bám theo bạn như một cái bóng giống như cách nó bám theo nhiều người khác. Nếu bạn có thói quen đố kỵ với một ai đó, bạn chẳng thể chọn ra 1 hay 2 điều về người ấy bởi lẽ cả cuộc đời họ mới tạo dựng lên điều mà bạn đố kị với họ. Vậy nên hãy tưởng tượng bạn hoán đổi vị trí với họ và không thể trở về vị trí ban đầu. Nhìn bề ngoài ta chỉ thấy người khác làm việc thật chuyên nghiệp hay là họ sở hữu biết bao điều tuyệt vời và rồi ta chỉ biết nghĩ rằng: Tôi muốn giống như họ nhưng chẳng bao giờ tự hỏi “Họ có thích những gì họ đang có không?

 

Nguồn tin: Hạt giống tâm hồn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập59
  • Hôm nay8,587
  • Tháng hiện tại191,555
  • Tổng lượt truy cập32,658,080
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây