Hoa Tình Thươnghttps://hoatinhthuong.net/assets/images/logo.png
Thứ bảy - 03/06/2023 22:28
Trương Vĩnh Ký, từ lúc lọt lòng mẹ (6 .12 .1837) ở Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lệ, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay là Vĩnh Thành, Chợ Lách, Bến Tre).
Cho tới lúc qua đời (1. 9 .1898) ở Chợ Quán, Sài Gòn. Cuộc đời ông đã trải qua bao cơn sóng gió.
Cha ông là cụ Trương Chánh Thi, quê quán Bình Định (Miền Trung) vào Nam lập nghiệp ở khu vực đất Vĩnh Long (nay khu vực này thuộc tỉnh Bến Tre). Ông qua đời lúc Pétrus Ký mới lên 3 tuổi.
Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Châu, một người mẹ hiền và lam lũ. Bà sinh ba người con, một gái hai trai.
Mồ côi cha sớm, Trương Vĩnh Ký lần lượt được các linh mục như cố Tám, cố Long nuôi dưỡng, dạy dỗ. Ông học hai năm ở giáo đường Cái Nhum, ba năm ở trường đạo Ponhalư (Nông Pênh, Campuchia) và tám năm ở chủng viện Dulaima (Penang, Malaisia).
Năm 25 tuổi, ông thông thạo 26 thứ tiếng (trong đó có 7 ngoại ngữ ông thông thạo như người bản địa, còn 19 ngoại ngữ khác thì mức độ biết của ông như thế nào vẫn chưa thể xác định)
+ Trương Vĩnh Ký, khiến nhà văn Pháp ÉMILE LITTRÉ (1801 - 1881) kinh ngạc: "sự hiểu biết đến 26 ngoại ngữ của P. Trương Vĩnh Ký đủ để loài người tôn vinh anh như một nhà bác ngữ học (bác học ngôn ngữ) bậc nhất thời nay" ông viết:
"trên trái đất này, rất khó tìm ra người thứ hai say mê ngôn ngữ như P. Trương Vĩnh Ký. Gặp người Anh, Trương Vĩnh Ký nói bằng tiếng Anh nhuần nhị như người Luân Đôn. Tiếp xúc với người Ý Đại Lợi, người Y Pha Nho, người Bồ Đào Nha...
hay người Nhựt Bổn, Mã Lai, Xiêm... Trương Vĩnh Ký đều nói đúng theo âm luật của kinh đô nước đó...".
+ Học giả Pháp JEAN BOUCHOT cuối thế kỷ 19 khẳng định P. Trương Vĩnh Ký là "nhà bác học duy nhất Đông Dương và cả với nước Trung Hoa hiện đại" ông viết "người dân hoàn toàn Nam Kỳ ấy sánh kịp với các nhà thông thái xứng đáng nhất của Châu Âu trong đủ ngành khoa học...".
+ Nhà văn Nam Bộ SƠN NAM: "ông Trương Vĩnh Ký, từ khi thi đỗ đạt cho tới khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên! Người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông...
ông không gia nhập Pháp tịch... Ông này, khi sanh tiền tuy được nhà nước Pháp tin cậy, mặc dù vậy, chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương. Ông chỉ vẽ cho các quan Lang Sa biết phong tục, lễ nghĩa của con nhà An Nam. Thật là quan thầy của cả An Nam và Nam Kỳ.