Thách thức chưa từng có của hệ thống tên lửa Patriot ở Ukraine

Thứ tư - 17/05/2023 09:44
unnamed (4)
unnamed (4)

Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot. Ảnh: AP
Hệ thống phòng không hàng đầu thế giới Patriot sẽ phải đối mặt với thách thức chưa từng có khi được triển khai tại Ukraine.

Theo tờ Kyiv Independent, sau hơn một năm thương lượng, phương Tây cuối cùng đã đồng ý chuyển giao hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine. Vào ngày 21 và 26/4 năm nay, lực lượng Phòng không Ukraine đã đưa ra thông báo chính thức về việc đưa hai khẩu đội Patriot vào trực chiến.

Theo không quân Ukraine, hệ thống Patriot được kỳ vọng sẽ đánh chặn thành công các loại tên lửa hành trình của đối phương. Trước đó, Kiev từng nhiều lần nói về việc không có phương án để đánh chặn tên lửa Kh-22 cho tới khi phương Tây cung cấp các tổ hợp Patriot.

Đại diện không quân Ukraine tiết lộ, mục tiêu mà họ muốn đánh chặn nhất là tên lửa hành trình Kh-22, tên lửa đạn đạo Iskander và máy bay chiến đấu Su-35. Kiev coi Patriot là thành phần quan trọng nhất trong mạng lưới phòng không.

Trên lý thuyết, Patriot được cho là còn có thể đối phó được với các tên lửa S-300/400 sửa đổi. Tuy vậy, phát ngôn viên không quân Ukraine Yuriy Ihnat cho rằng, đây không phải là một giải pháp hợp lý. Theo ông Ihnat, Nga có từ 6.000-7.000 tên lửa S-300, trong khi Ukraine chỉ có số lượng hạn chế tên lửa đánh chặn Patriot - vốn có giá khoảng 1 triệu USD/quả tên lửa.

"Patriot nên được dành cho các mục tiêu quan trọng hơn. Các tổ hợp ATACMS có thể đối phó được với S-300", ông Ihnat nói.

Tổ hợp Patriot khai hỏa. Ảnh: KI

Đến thời điểm hiện tại, quân đội Ukraine chưa tiết lộ phiên bản của hệ thống tên lửa Patriot mà họ nhận được. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự cho rằng phương Tây đã chuyển giao cho Kiev phiên bản PAC-2 và PAC-3, hai biến thể chuyên đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1990, hệ thống Patriot đã lần đầu tiên chứng minh khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo của mình. Theo một báo cáo của quân đội Mỹ, phiên bản Patriot PAC-2 đã đánh chặn được 41/41 tên lửa đạn đạo R-17 Elbrus của Iraq. Tuy vậy, tỷ lệ này được cho là "phóng đại" trong một báo cáo được đưa ra trước Quốc hội Mỹ năm 1992.

Tới năm 2003, các biến thể PAC-3 và PAC-2 GEM đã bắn hạ thành công 14 tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud và Luna-M tại Iraq. Tỷ lệ đánh chặn của Patriot tại thời điểm này là gần 100%.

Sau năm 2003, báo cáo thực chiến của tổ hợp tên lửa này khá ít ỏi, chủ yếu liên quan tới việc quân đội Israel sử dụng chúng để đánh chặn UAV và máy bay của Syria. Vào tháng 9/2014, một tổ hợp Patriot của Israel đã bắn hạ thành công một máy bay Su-24 của không quân Syria.

Ở thời điểm hiện tại, cường độ tác chiến liên tục và các mục tiêu khó đánh chặn tại Ukraine được coi là thử thách lớn nhất mà tổ hợp Patriot từng phải đối mặt.

Quân đội Ukraine tiết lộ căn cứ ngầm dùng để giấu tổ hợp HIMARS

Quân đội Ukraine tiết lộ căn cứ ngầm dùng để giấu tổ hợp HIMARS

Quân đội Ukraine đã tiết lộ về một căn cứ ngầm bí mật được sử dụng để bảo vệ các hệ thống tên lửa HIMARS khỏi các cuộc tập kích.
Quân đội Nga tuyên bố phá hủy nhiều hệ thống phòng không Ukraine

Quân đội Nga tuyên bố phá hủy nhiều hệ thống phòng không Ukraine

Quân đội Nga đã phá hủy số lượng lớn các hệ thống phòng không của Ukraine trong một ngày.
Tên lửa phòng không Latvia sắp chuyển cho Ukraine nguy hiểm tới đâu?

Tên lửa phòng không Latvia sắp chuyển cho Ukraine nguy hiểm tới đâu?

Chính quyền Latvia cho biết, quân đội nước này sẽ viện trợ toàn bộ số tên lửa phòng không Stinger có trong biên chế cho Ukraine.
 

Nguồn tin: Việt Dũng Nhà báo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập55
  • Hôm nay13,251
  • Tháng hiện tại283,670
  • Tổng lượt truy cập35,549,951
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây