Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp (Song ngữ).

Thứ hai - 04/10/2021 22:14
unnamed (3)
unnamed (3)

Nguồn: Ian Lloyd Neubauer, “Australia owes France nothing”, Nikkei Asia, 25/09/2021.
Biên dịch: Phan Nguyên
Ngày đăng: 27/09/2021 - 14:15
Việc Australia hủy bỏ thỏa thuận với Pháp để đóng 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường không chỉ đơn thuần là vấn đề "bội ước" mà còn có nhiều nguyên nhân sâu xa khác.
Phản bội. Gian dối. Một cú đâm sau lưng. Một sự bội tín.

Đây chỉ là một vài trong những cách đầy màu sắc mà các quan chức Pháp đã dùng để mô tả quyết định của Australia trong việc hủy bỏ thỏa thuận để đóng 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường hồi năm 2016, thay vào đó bằng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ và Anh cung cấp.
Bề ngoài, sự phẫn nộ của Pháp - thể hiện qua việc Tổng thống Emmanuel Macron triệu hồi các đại sứ của mình ở Úc và Mỹ - dường như là chính đáng. Rốt cuộc, đã thỏa thuận là thỏa thuận.
Nhưng khi xem xét các vấn đề đã khiến dự án tàu ngầm này thất bại ngay từ đầu - chi phí bị đội giá 30 tỷ đô la, các lần trễ hẹn vô tận, và các cam kết không rõ ràng để đáp ứng các yêu cầu về nội địa hóa - bạn có thể thấy sự đồng cảm của mình đối với người Pháp bắt đầu tan biến.


Và khi tôi nghĩ về tất cả những người Úc đã hy sinh để bảo vệ nước Pháp trong hai cuộc chiến tranh thế giới vào thế kỷ trước, tôi bắt đầu cảm thấy hơi bực mình trước thái độ ngạo mạn của một quốc gia chưa bao giờ nhấc ngón tay lên để giúp đỡ Australia trong chiến trận. Đó là chưa kể hàng tỷ đô la bị tước đoạt khỏi tay nông dân Úc thông qua các khoản trợ cấp nông nghiệp của châu Âu phần lớn do Pháp thúc đẩy.

Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, dù đó là một cuộc xung đột không đe dọa đến Australia, 295.000 người Úc đã tình nguyện lên đường và chiến đấu ở Mặt trận phía Tây. Một phần năm trong số đó đã không bao giờ trở về nhà, nghĩa là có 53.000 người đã bỏ mạng trên đất Pháp và Bỉ. Thêm 152.171 người Úc khác bị thương, nhiều người còn bị thương nhiều lần.
Người Pháp đã cảm ơn những góa phụ Úc trong chiến tranh và các em bé Úc, những người lớn lên không có cha sau chiến tranh, như thế nào ? Bằng cách thu tiền của thân nhân các tử sĩ Úc để xây tượng đài cho những người đã hi sinh vì nước Pháp. Một số thậm chí còn vớ bẩm thông qua các khoản tiền lại quả.
“Để đáp lại sự hỗ trợ tài chính của Australia, chúng tôi xin đưa ra lời đề nghị này”, thị trưởng thị trấn Steenwer của Pháp viết cho Toàn quyền Australia hồi năm 1920. “Chúng tôi sẽ chăm sóc hài cốt của những người lính dũng cảm của các bạn, và sẽ coi việc chăm sóc những ngôi mộ và trang trí chúng bằng hoa là một vinh dự đối với chúng tôi.”
Hai năm sau, khi một quỹ cựu chiến binh Australia hỏi thị trưởng của thành phố Villers-Bretonneux, Tiến sĩ Jules Vendeville, tiền tiết kiệm của họ nên được sử dụng thế nào để tưởng niệm 2.473 binh sĩ Úc đã hy sinh khi bảo vệ xã này của Pháp, Vendeville đã đề xuất xây dựng một lò mổ.
Cho đến ngày nay, chương trình sách giáo khoa lịch sử quốc gia của Pháp không hề đề cập đến sự tham chiến của Úc trên đất Pháp trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, theo Đại học Flinders tại Adelaide.

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, 40.500 người Úc khác đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ Pháp và các đồng minh châu Âu chống lại cỗ máy chiến tranh của Đức Quốc xã cũng như những kẻ phản bội người Pháp đã thành lập chính phủ bù nhìn Vichy. Nhưng có bao nhiêu binh lính Pháp đã hy sinh để bảo vệ Australia ? Không một ai cả.
Đến năm 1973, Australia và New Zealand, nước cũng đã mất 16.000 binh sĩ tại Pháp trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, đã buộc phải tiến hành các thủ tục tố tụng tốn kém tại Tòa án Công lý Quốc tế nhằm ngăn Pháp tiến hành các vụ thử hạt nhân ở Nam Thái Bình Dương.
Điều đó đã không ngăn được Pháp tiến hành thêm các vụ thử hạt nhân ở Thái Bình Dương thêm 22 năm nữa, và sự kiện cuối cùng khiến Pháp phải dừng tay chính là Chiến dịch Satanique, trong đó các đặc vụ Pháp đánh chìm con tàu chủ chốt của Tổ chức Hòa bình Xanh mang tên Chiến binh Cầu vồng ở New Zealand, dẫn đến cái chết của một nhiếp ảnh gia đang ngủ trên tàu.
Cũng trong năm 1973, Vương quốc Anh gia nhập Thị trường chung Châu Âu, cướp đi thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của nông dân Úc vì thuế quan và hạn ngạch chống lại các nước không phải thành viên EU. Bơ, pho mát và thịt bò Úc đã biến mất khỏi các kệ hàng siêu thị của Vương quốc Anh, và được thay thế chủ yếu bằng các sản phẩm của Pháp.
“Tôi phải nói với bạn rằng điều đó quá tàn khốc đối với rất nhiều nông dân Australia”, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói như vậy hồi tháng 6 sau khi Australia và Anh ký một hiệp định thương mại tự do để sửa chữa sai lầm lịch sử đó. “Một số người đã phải tự sát, khi đối mặt với những gì đã xảy ra đối với nền nông nghiệp Australia hồi những năm 1970”.
Vậy tại sao Australia lại hủy hợp đồng đóng tàu ngầm với Pháp? Sự phản đối kịch liệt của Trung Quốc đối với quan hệ đối tác an ninh ba bên tăng cường mang tên AUKUS đã nói lên tất cả.


Sự thật là Bắc Kinh không muốn Australia sở hữu tàu ngầm hạt nhân, vốn có thể ẩn mình dưới nước gần như vô hạn. Nói một cách đơn giản, các tàu ngầm của Pháp không còn phù hợp với mục đích bảo vệ Australia trước sự bành trướng quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương.

Cũng có những vấn đề khác. Các nhân viên Pháp và Australia làm việc tại Adelaide, nơi các tàu ngầm sẽ được thiết kế và chế tạo, đã không hòa thuận với nhau, khi người Úc kinh ngạc trước việc người Pháp xin nghỉ phép hưởng nguyên lương cả tháng 8, thời gian nghỉ hè truyền thống của người Pháp, trong khi người Pháp cũng ngạc nhiên không kém trước việc người Úc khăng khăng yêu cầu họ phải đi họp đúng giờ.
Tất cả những điều này đã khiến việc triển khai hợp đồng bị chậm trễ liên tục. Năm ngoái, Pháp yêu cầu gia hạn thêm 15 tháng trước khi bàn giao thiết kế, khiến Australia không có gì để báo cáo công chúng sau khi đã thổi bay 400 triệu đô la tiền thuế của dân. Tỷ lệ thiết bị do Úc sản xuất trên tàu ngầm cũng phải bị giảm xuống để tránh tình trạng chậm trễ kéo dài hơn nữa.


Trích dẫn những thực tế này, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã bác bỏ các tuyên bố rằng người Pháp đã bị sốc với việc Australia quyết định hủy bỏ thỏa thuận năm 2016. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng Pháp biết rõ chúng tôi có những quan ngại sâu sắc và nghiêm trọng, rằng các năng lực mà tàu ngầm Pháp cung cấp sẽ không đáp ứng được các lợi ích chiến lược của chúng tôi”.
Những tuyên bố giả vờ ngạc nhiên của người Pháp là phi lý đến mức chúng khiến tôi liên tưởng đến câu thoại nổi tiếng của Đại úy Louis Renault trong bộ phim Casablanca năm 1942, rằng “tôi sốc, sốc quá khi biết rằng” có chuyện đánh bạc diễn ra tại quán Rick’s Cafe.
Giống như một đứa trẻ ăn vạ, Pháp hiện đang tiến hành trả thù, tranh thủ sự ủng hộ của các nước láng giềng để bỏ bom một thỏa thuận thương mại tự do được lên kế hoạch từ trước giữa EU và Australia, tuyên bố rằng Canberra không đáng tin cậy. Và người Pháp có thể sẽ đạt được ý muốn của mình. Ý tôi là, với những người bạn như thế này, ai cần kẻ thù nữa?

Phan Nguyên dịch ( Nguyên Cứu Quốc Tế )

*************

Australia owes France nothing
Canceled submarines were no longer fit for purpose

Ian Lloyd Neubauer
September 25, 2021 05:00 JST

Treason. Duplicity. A stab in the back. A breach of trust.

These are just some of the colorful ways in which French officials have described Australia's decision to cancel a 2016 deal to build 12 conventional-powered submarines in favor of at least eight nuclear-powered submarines supplied by the U.S. and the U.K.

On the surface, French outrage -- which saw President Emmanuel Macron recall his ambassadors from Australia and the U.S. -- appears justified. After all, a deal is a deal.

But when one considers the problems that have plagued the failed submarine project from the outset -- a $30 billion cost blowout, endless delays, dubious commitments to meet local content requirements -- you might find your sympathy for the French starting to melt away.

And when I think of all the Australians who died defending France in two world wars last century, I start feeling more than a little annoyed at the arrogant ingratitude of a nation that has never lifted a finger to come to Australia's aid in battle. Do not get me started on the billions of dollars pried from Australian farmers by European agricultural subsidies largely driven by France.

During World War I, a conflict that posed no immediate threat to the Antipodes, 295,000 Australians volunteered to go and fight on the Western Front. One in five never returned home, including 53,000 who perished on French and Belgian soil. Another 152,171 Australians were wounded, many more than once.

How did the French thank Australian war widows and Australian children who grew up without fathers after World War I? By charging them to build monuments for their dead. Some even profited through kickbacks.

"In return for Australian financial assistance, we make this offer," the mayor of the French town of Steenwer wrote to Australia's Governor-General in 1920. "We will take care of the remains of your gallant soldiers and will consider it an honor to tend the graves and ornament them with flowers."

Two years later, when an Australian veterans fund asked the mayor of Villers-Bretonneux Dr. Jules Vendeville how their savings could be used to commemorate the 2,473 Australian soldiers who died defending the French commune, Vendeville proposed the construction of an abattoir.

To this day, the French national history curriculum does not mention Australia's involvement in France during WWI, according to Adelaide's Flinders University.

During World War II, another 40,500 Australians gave their lives defending France and other European allies against the Nazi war machine and French turncoats who formed the Vichy puppet government. But how many French soldiers have died defending Australia? Not one.

Fast-forward to 1973, when Australia and New Zealand, which lost 16,000 soldiers in France during WWI, were forced to institute costly proceedings in the International Court of Justice to halt French nuclear tests in the South Pacific.

That did not stop France from carrying out nuclear testing in the Pacific for another 22 long years, the coup de grace being Operation Satanique, the sinking of the Greenpeace flagship the Rainbow Warrior in New Zealand by the French foreign intelligence service that resulted in the death of a photographer who was sleeping onboard the ship.

Also in 1973, the U.K. joined the European Common Market, robbing Australian farmers of their largest export market because tariffs and quotas against non-E.U. member states saw Australian butter, cheese and beef disappear from U.K. supermarket shelves and replaced primarily with French products.

"I have to tell you that was pretty devastating for a lot of farmers in Australia," British Prime Minister Boris Johnson said in June after Australia and the U.K. signed a free trade agreement to correct that historic wrong. "They committed suicide, some of them, in the face of what happened to Australian agriculture in the seventies."

So why did Australia cancel the submarine contract with France? China's vociferous opposition to the enhanced trilateral security partnership called AUKUS says it all.

The truth is Beijing does not want Australia to get its hand on nuclear-powered submarines that can hide underwater almost indefinitely. Put simply, France's submarines were no longer fit for the purpose of defending Australia against China's burgeoning military expansion in the Asia-Pacific.

There were other problems too. French and Australian staff based in Adelaide where the submarines were to be designed and built were not getting along, with the Australians stunned to see the French take a month of paid leave in August for la rentree, the traditional French summer holiday period, while the French were equally nonplused by the Australians' insistence on being on time for meetings.

All of this added to constant delays. Last year, the French demanded a 15-month extension to deliver the design, leaving Australia with nothing to show after blowing $400 million of taxpayer money. The percentage of Australian-made components on the submarines also had to be scaled back to avoid even longer delays.

Citing these facts, Australian Prime Minister Scott Morrison rejected claims that the French were shocked with the recent decision to ax the 2016 deal. "I think they would have had every reason to know we had deep and grave concerns that the capability being delivered by the French submarines was not going to meet our strategic interests," he said.

French claims of astonishment are so preposterous that they bring to mind Captain Louis Renault's famous line in the 1942 film Casablanca about being "shocked, shocked to find that" there was gambling going on in Rick's Cafe.

Like a petulant child, France is now on a path of revenge, enlisting support among its neighbors to torpedo a planned free-trade deal between the EU and Australia, claiming Canberra cannot be trusted. And the French will probably get their way. I mean, with friends like these, who needs enemies?

 
   

 

Nguồn tin: Nguyen Van Thanh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập77
  • Hôm nay12,630
  • Tháng hiện tại349,388
  • Tổng lượt truy cập35,995,733
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây