5 điều con người thường hối hận trước lúc chết.

Thứ hai - 30/05/2022 05:25
unnamed (5)
unnamed (5)

Khi sắp nhắm mắt xuôi tay, con người thường nhớ lại những ký ức trong cuộc đời mình, và hối hận nhiều thứ mình đã bỏ lỡ hay đánh mất lúc còn sống.

1. Tôi ước tôi có đủ dũng khí để sống thật với chính mình.
Đây là điều nhiều người nuối tiếc nhất. Khi sắp nhắm mắt xuôi tay, con người thường nhớ lại những ký ức trong cuộc đời mình, và khi đó họ chú ý nhiều hơn tới những mơ ước mà họ không có cơ hội theo đuổi. Đa phần người ta chỉ thực hiện chưa tới một nửa số ước mơ trong suốt cuộc đời mình, và khi sắp chết họ nhớ rất chi tiết mình đã phải từ bỏ những ước mơ như thế nào.
Việc theo đuổi ước mơ khi còn khỏe mạnh cực kỳ quan trọng. Đừng để tới khi sức khỏe xuống dốc mới bắt đầu hối hận, vì những gì mình chưa làm, bởi khi đó đã là quá muộn. Sức khỏe ban cho chúng ta sự tự do để theo đuổi bất kỳ thứ gì, nhưng đôi lúc chúng ta không nhận ra điều đó.


 
 
Hãy theo đuổi những ước mơ khi còn có thể. Ảnh: Wired
2. Tôi ước mình không vùi đầu vào công việc.
Rất nhiều cụ ông hối hận điều này. Họ day dứt vì đã không dành thời gian cho người bạn đời, hay không được chứng kiến con cái trưởng thành. Đôi khi cũng có những người phụ nữ nói về điều này. Tuy nhiên, bởi họ đều là những người thuộc thế hệ cũ, nên các cụ bà thường là những người nội trợ dành nhiều thời gian cho gia đình.
Trong khi đó, các cụ ông thường phải làm việc cật lực để nuôi sống cả gia đình, vậy nên tới khi sắp lìa trần họ cảm thấy hối hận, vì đã vùi đầu vào công việc.
Hãy cố gắng đơn giản hóa cuộc sống và đưa ra những quyết định khôn ngoan, sao cho thu nhập cá nhân không phải là thứ quan trọng nhất cuộc đời bạn. Khi đó, bạn sẽ có nhiều thời gian dành cho gia đình, bạn bè, và chắc chắn bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn.
3. Tôi ước có đủ dũng khí bày tỏ cảm xúc của mình.
Nhiều người kiềm chế cảm xúc với hy vọng "một điều nhịn bằng chín điều lành", và kết quả là cuộc sống của họ trở nên tầm thường hơn. Đôi lúc, việc thường xuyên kìm nén cảm xúc sẽ dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh.
Chúng ta không thể điều khiển phản ứng của người khác. Ban đầu, mọi người sẽ tỏ ra ngạc nhiên khi bạn thay đổi, bắt đầu "nói thẳng nói thật" thường xuyên hơn. Tuy vậy dần dần họ sẽ hiểu bạn hơn, và các mối quan hệ giữa bạn và mọi người từ đó sẽ trở nên lành mạnh hơn. Đôi khi bạn sẽ đánh mất một vài mối quan hệ, nhưng điều đó có lợi cho sức khỏe của bạn.

  
Hãy lựa chọn để trở nên hạnh phúc. Ảnh: The Think Team
4. Tôi ước mình giữ liên lạc với bạn bè.
Người ta thường không nhận ra giá trị của những người bạn thân cho tới khi sắp lìa đời, và lúc đó họ thậm chí không nhớ nổi bạn mình đang ở đâu. Nhiều người quá tập trung vào cuộc sống riêng, đến mức lãng quên những người bạn thân thiết lâu năm. Nhiều cụ ông, cụ bà hối hận vì không dành thời gian hơn cho bạn bè. Khi sắp chết, ai cũng nhớ tới những người bạn thân.
Những người bận rộn đôi lúc "bỏ rơi" bạn bè thân thiết mà không hề hay biết. Nhưng khi đối mặt với cái chết, bạn sẽ không còn nghĩ gì tới thế giới vật chất phù du nữa. Những ngày cuối đời, hầu như các cụ ông, cụ bà đều chỉ nghĩ tới tình cảm và các mối quan hệ.
5. Đáng lẽ ra tôi đã có thể hạnh phúc hơn.
Mãi tới khi sắp chết, người ta mới nhận ra rằng hạnh phúc thực chất bắt nguồn từ những sự lựa chọn của chính họ. Họ mắc kẹt trong những quy chuẩn và thói quen cũ kỹ. Họ hướng tới sự "ổn định" trong đời sống tình cảm cũng như vật chất.
Hầu như ai cũng sợ thay đổi, và điều đó khiến họ lừa dối chính bản thân mình và những người khác rằng mọi chuyện vẫn ổn. Tuy vậy, sâu thẳm trong tiềm thức họ khó mà chấp nhận được điều đó.

Nguồn tin: Theo SKĐS    

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập45
  • Hôm nay9,270
  • Tháng hiện tại128,527
  • Tổng lượt truy cập35,051,009
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây