Úc cảnh báo về tác hại của hiệp ước an ninh Trung Quốc-Quần Đảo Salomon

Thứ hai - 30/05/2022 20:43
unnamed
unnamed

Ngoại trưởng Úc Penny Wong phát biểu tại Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương, Suva, Fiji, ngày 26/05/2022. Ảnh chụp lại từ video. © (Australian Dept. of Foreign Affairs and Trade via AP

Nhân chuyến công du đảo quốc Fiji vào hôm nay, 27/05/2022, tân ngoại trưởng Úc Penny Wong (Hoàng Anh Hiền) đã lên tiếng báo động về những hệ quả tiêu cực của hiệp ước an ninh giữa Quần Đảo Solomon và Trung Quốc đối với toàn khu vực. Lời cảnh báo được đưa ra sau khi ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định rằng mọi can thiệp vào thỏa thuận đó sẽ thất bại.  

Quảng cáo

Tân ngoại trưởng Úc đã thăm Fiji chỉ vài hôm sau khi nhậm chức nhằm nêu bật ưu tiên của chính phủ mới tại Canberra dành cho vùng Thái Bình Dương. Theo bà Penny Wong, Úc tôn trọng quyền chọn đối tác của các nước vùng Thái Bình Dương, nhưng rất lo ngại về hậu quả của hiệp ước an ninh mới đây giữa Quần Đảo Salomon với Trung Quốc.  

Đối với ngoại trưởng Úc: “Điều quan trọng là an ninh của khu vực do chính khu vực xác định… Thế giới đã thay đổi, có nhiều cạnh tranh chiến lược hơn, có nhiều hành vi phá vỡ chuẩn mực quốc tế hơn. Việc Nga xâm lược Ukraina là một bằng chứng. Chúng tôi hy vọng sẽ cùng với các bạn tìm ra giải pháp cho vấn đề này”. 

Vào hôm qua, 26/05, trong một cuộc họp báo tại Honiara, thủ đô Salomon, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định rằng “những lời vu khống và đòn tấn công” vào hiệp ước an ninh “sẽ lâm vào ngõ cụt và bất kỳ sự can thiệp và phá hoại nào cũng sẽ thất bại”.  

Đối với ông Vương Nghị, hiệp ước an ninh mà Bắc Kinh đã ký “nhằm giúp Quần Đảo Salomon cải thiện khả năng trị an và thực thi pháp luật cũng như giúp nước này giữ gìn an ninh xã hội tốt hơn, đồng thời bảo vệ an toàn của các công dân và tổ chức Trung Quốc ở Quần Đảo này”. Theo ngoại trưởng Trung Quốc, Bắc Kinh không có ý định thiết lập một căn cứ quân sự đảo quốc Salomon. 

 

Nhà Trắng hoan nghênh Fiji gia nhập IPEF 

Theo tin Reuters, Fiji đã tham gia dự án Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ- Thái Bình Dương (IPEF), một sang kiến của Mỹ vừa được tổng thống Joe Biden khởi động hôm 23/05 vừa qua tại Tokyo. 

Trong một thông cáo công bố hôm qua, 26/05, Nhà Trắng đã hoan nghênh việc Fiji trở thành thành viên sáng lập của IPEF, đồng thời là quốc đảo Thái Bình Dương đầu tiên tham gia một kế hoạch của Hoa Kỳ mà mục tiêu là nhằm đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.  

Xin nhắc lại là với Fiji, IPEF từ nay bao gồm 14 nước: Mỹ, Úc, New Zealand, Fiji, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và 7 nước Đông Nam Á là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.  

Một quan chức chính quyền Mỹ cho rằng với sự gia nhập của Fiji, IPEF bây giờ đại diện cho sự đa dạng toàn diện của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, với hầu hết các nước lớn đều có mặt, ngoại trừ Trung Quốc. 

Nguồn tin: Trọng Nghĩa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập101
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại268,433
  • Tổng lượt truy cập35,914,778
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây