Chào Mừng Cuốn TÂN ƯỚC Của Cố Linh Mục học giả, Cha Yuse Nguyễn Thế Thuấn, DCCT

Thứ bảy - 06/05/2023 05:22
Xin chia sẻ cho những ai muốn tìm hiểu về cuốn Kinh thánh của Cha Yuse Nguyễn Thế Thuấn
tải xuống
tải xuống
Chào Mừng Cuốn TÂN ƯỚC
Của Cố Linh Mục học giả,
Cha Yuse Nguyễn Thế Thuấn, DCCT
Được in và phát hành lại cách rộng rãi
Vào Đầu Xuân 2023
Lsnguyencongbinh@gmail.com,
Ncbinh702@gmail.com,

Chúng ta cùng vui mừng khi nhận được hình bìa và tin báo Cuốn KINH
THÁNH TÂN ƯỚC của Cha giáo Yuse Nguyễn Thế Thuấn, DCCT, bậc
thầy của chúng ta, sẽ được Nhà Dòng Chúa Cứu Thế, với sự cộng tác
của Omega + ra mắt bản in mới vào Tết Quý Mão 2023.
Xin cùng tạ ơn Chúa đã được chúc phúc tác vụ Rao Truyền Tin Mừng
của cha Thuấn. Cuốn Tân Ước của Cha đã đi vào lịch sử. Đón mừng
lần tái bản thứ sáu này, ta cùng nhớ lại NĂM lần cuốn Tân Ước này đã
được trình bầy tuy theo thời gian khác nhau, song người người vui
sướng đón nhận và mang lại thành quả tốt đẹp:

2 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn

Lần in I. Cuốn Kinh Thánh Tân Ước,
Bản Đầu Tay, xuất bản khoảng năm 1964
Lần II . MỖI QUÂN NHÂN MỘT TÂN ƯỚC
300.000 cuốn in năm 1969, để biếu tặng anh em quân nhân VNCH
----------------------------
Các lần in sau khi ngài mất vào năm 1975:
Lần III -Thêm 40.000 cuốn Tân Ước gọi là
QUÀ TẶNG TIN MỪNG in năm 2015
để biếu tặng giáo dân Việt Nam
Lần IV. Trang WEB mở khoảng năm 1996
Kinh Thánh Cựu Ước & Tân Ước

https://vntaiwan.catholic.org.tw/vietbibl.htm
Lần V. Trọn bộ Kinh Thánh Cựu Ước & Tân Ước

In năm 1976 (Saigon) & 1980 (California)

Hình trên là tờ bìa Cuốn Kinh Thánh Trọn Bộ ,Cựu Ước và Tân Ước,
tiếng Việt, phát hành 1976 Saigon & 1980 California. Đây là một đại
công trình dịch thuật của Cha vì là cuốn quan trong nhất, có đầy đủ
chú thích cha mong muốn, xin sẽ nói rõ trong phần cuối cùng.
VÀO BÀI:
Nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn và từ khi Mẹ Hội Thánh khuyến khích
việc học hỏi trở lại Lời Của Chúa, qua các Chủ Chăn bắt đầu từ Đức
Thánh Cha Pio X khởi xướng để chấn chỉnh lại Cuốn Vulgata (năm
382), cũng gọi là Bản Phổ Thông Vulgata là Cuốn Kinh Thánh
Chính Thức của Mẹ Hội Thánh bằng tiếng Latinh, mà Hội Thánh đã
dùng từ thế kỷ thứ IV. Cuốn này do công của thánh Hiêronymô đã
chuyển ngữ từ Bản Truyền Thống Hy Lạp sang Latinh là ngôn ngữ
của Mẹ Hội Thánh; song trải qua cả hơn ngàn năm đã có những sơ sót
trong Cuốn Vulgata này (tạm gọi là Vulgata Cổ) ngoài Ý Hội Thánh,
tuy đã được sửa chữa phần nào. Nay Công Đồng Vatican II đã được
Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội, và một trong những thành quả lớn
lao là cuốn Nova Vulgata(1979). Năm 1979, ĐTC Gioan Phaolo II đã
ban hành và truyền ta từ nay phải đọc cuốn Nova Vulgata là Cuốn
Kinh Thánh Chính Thức của Mẹ Hội Thánh thay thế cho cuốn
“Vulgata Cổ. (Xin bàn trong một bài riêng)
Vâng theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Dòng Chúa Cứu Thế
Việt Nam đã lãnh nhận lời kêu gọi của Mẹ Hội Thánh để chấn chỉnh
cuốn Vulgata Cổ (năm 382) và đã gởi người con của Dòng là Cha Yuse

3 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn
Nguyễn Thế Thuấn, ngay sau ngày lãnh chức linh mục, sang Trường
Thánh Kinh Roma sau đó là Trường Thánh Kinh Yerusalem Đất Thánh
để học hỏi về Thánh Kinh và trau dồi khả năng Đọc Lời Chúa cách “cao
hơn” theo Ý Mẹ Hội Thánh muốn.

Linh mục Yuse Nguyễn Thế Thuấn,
DCCT Việt Nam (1922-1975)

Tốt nghiệp Hai Trường Thánh Kinh Roma và Yerusalem

Dịch giả Tân Ước và Cựu Ước,
Giáo sư Thánh Kinh,

Giám học Học viện DCCT & Bề Trên nhà DCCT Đà Lạt

Cha Thuấn là người Việt Nam duy nhất vào thời ấy, đã nhận “được Lời
sai đi” để học tiếng Hy Lạp là ngôn ngữ căn bản của Tân Ước và những
ngôn ngữ khác trong cuốn Cựu Ước là Hip-ri (Do Thái), Aramic và Syri
theo ý của ĐTC Piô XII. Cuốn Tân Ước của cha dịch theo cổ bản Hy
Lạp, va cuốn Cựu Ước được đối chiếu theo các bản tiếng cổ, vì cha
hằng ghi nhớ và thực hiên cách cụ thể những nguyên tắc mà Đức Chủ
Chăn Pio XII đã chỉ đạo qua Tông Hiến Divino Afflante Spiritu-
tạm dịch là Với Thần Hứng Chúa Thánh Thần Ban (cước chú 1). Xin
đọc tâm tình của cha với Tông Hiến khi dịch Kinh Thánh, bài này đăng
trong báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp số 191 tháng 4 năm 1965 xin sẽ bàn
thêm trong một bài riêng (cước chú 2).

4 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn
Sau nhiều năm học hỏi tại Roma và Đất Thánh tiếng Hy Lạp và
các ngôn ngữ của Kinh Thánh Cựu Ước, ngài đã dầy công trước tác bản
dịch Cuốn Kinh Thánh. Xin vinh danh Cha Yuse đã nâng cao mức hiểu
biết Lời Chúa cho người Việt chúng ta qua công trình của ngài.
Cha Yuse Nguyễn Thế Thuấn được Chúa ban ơn lớn lao là rao
truyền Tin Mừng Chúa tuy cha không cần mở miệng, song lại thành
công mỹ mãn, kể cả sau khi cha đã về trời vì số người đã cầm, đã đọc
hay nghe sách Kinh Thánh của cha không đếm được. Thật là điều lạ
lùng. Xin vinh danh Dòng Chúa Cứu Thế đã truyền bá khoảng 340.000
Ba Trăm Tám Mươi Ngàn Bản Dịch Tân Ước cho người Việt. Và sẽ
nhiều hơn. Đó là chưa kể số người (có lẽ là 31.311 tính đến
12/31/2022) truy cập hai cuốn Tân Ước và Cựu Ước của ngài qua
mạng lưới https://vntaiwan.catholic.org.tw/vietbibl.htm
Xin cùng duyệt qua các thành công Chúa ban cho ngài để cùng
thán phục và Tạ Ơn Chúa:

Lần in # I. Cuốn Kinh Thánh Tân Ước,
Bản Đầu Tay, xuất bản khoảng năm 1964

Cuốn Tân Ước của cha Yuse Nguyễn Thế Thuấn, DCCT, là bản dịch
tiếng Việt đầu tiên được đón chào nồng nhiệt kèm theo những ngỡ
ngàng cho người Công Giáo về hình thức, nhất là về nội dung. Có rất
nhiều điều cần bàn song chỉ xin sơ lược vài điều.
Ngài cũng đã giải đáp nhiều câu hỏi. Xin đọc bài “ÍT LỜI THANH
MINH CÙNG ĐỘC GIẢ QUYỂN TÂN ƯỚC của cha Thuấn DCCT. Trích
báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp số 191 tháng 4 năm 1965] (cước chú số 2)
1- Về hình thức: Trước hết để phát âm nhiều tên riêng cho
đúng nhất thì ngài khuyên nếu thấy chữ “Y” trong Yê-Su , Yu-Se,
Ysa-ya….Alle lu- Ya thì giản dị phát âm “y” như khi ta nói các chữ
yêu thương, bình yên chớ không nên đọc theo âm “Gi” hay “J”. Ta
cũng nên dùng chữ Hip-ri là chữ đúng nhất để chỉ tên dân tộc hay
tiếng nói của người Do thái và tránh mấy chữ “Hi-bá-lai” hay “Hi-bá”
của người Trung Hoa. Cha cũng luôn luôn viết ’Rô-ma’ chứ không
dùng ‘La-mã’ chỉ vì người Trung-hoa nói ngọng phát âm chữ R ra L
song ta vô tình đọc theo họ. Vd Bà MaRia đoc là MaLia, Roma ra
Loma. Mà Lo-ma của chữ Hán nếu đọc theo âm Hán-việt thì thành ‘La-
mã’, một phiên-âm nói được là phi-lý. Thật là một thay đổi cần.
2. Về nội dung, Ngài dịch Phúc Âm theo chính bản Hi-lạp.
Như Tông Hiến Divino Afflante Spiritu đã dạy, và theo thâm tín của

5 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn
ngài, đó là bản duy nhất chứa đựng lời Kinh-thánh có thần-hứng, .
Ngài nói rõ ngài không chỉ trích những phương-pháp dịch-thuật khác
tuy có thể hữu-ích hơn, hay thích ứng hơn vói hạng người này hay
hạng người khác song ngài thâm-tín rằng các sách Tân-Ước tuy chưa
kết thành một hệ-thống thần-học, nên chưa có một thuật-ngữ thần-
học; nhất là theo tiếng Việt, song tư-tưởng Tân-Ước thì đầy nhựa
sống, cũng như nước thanh-trong bọt trắng phau đang phun ra
từ mạch chưa có dòng song uốn thẳng.
(2) Với cái vốn thâm nho, Ngài đã phải sáng tạo ra nhiều từ
vựng thần học mới - không dễ hiểu và rất khó đọc như chữ thần khí,
có lúc ngài đọc là khí thần.
Ví dụ trong Sách Khởi Nguyên (tức Sáng Thế ) ta thấy:
1 Khởi thủy Thiên Chúa đã dựng nên trời và đất.
2 Ðất thời trống không mông quạnh,
và tối tăm trên mặt uông mang
và khí thần là là trên mặt nước.
Trong Phúc Âm Mattheu , chương 12 ta thấy: 15 Ðức Yêsu biết được thì rút
lui khỏi đó; và có nhiều người đi theo Ngài và chữa lành họ hết thảy; 16 Và
Ngài truyền không được làm Ngài bị lộ, 17 để được nên trọn điều đã phán,
nhờ tiên tri Ysaya nói rằng:
18 Này tôi tớ Ta, kẻ Ta đã chọn
kẻ chí ái mà hồn Ta sủng mộ,
Ta sẽ đặt Thần khí Ta trên Ngài,
và Ngài sẽ rao truyền chính đạo cho muôn dân.
Cũng trong chương 12 ta thấy Chúa phán:
28 Ví bằng Ta nhờ Thần khí Thiên Chúa mà trừ quỉ, thì quả là Nước Thiên
Chúa đã đến trên các ngươi… … …
30 "Ai không đi với Ta, tức là chống lại Ta; và kẻ không cùng Ta thu họp tức là
làm tan tác. 31 "Bởi đó Ta bảo các ngươi: mọi tội lỗi và lộng ngôn sẽ tha cho
người ta, còn lộng ngôn đến Thần khí sẽ không tha được. 32 Và ai nói lời
nghịch đến Con Người, điều đó sẽ tha được cho người ấy; còn ai nói nghịch
đến Thánh Thần, điều ấy sẽ không tha được cho người ấy, thời này cũng như
thời sẽ đến"
Cha Thuấn nói rõ ràng rằng: “Nói tóm lại, dịch-giả đã đặt tâm đến mọi
chữ viết ra, cố sao uốn giọng lựa lời để đừng phản phúc với nguyên-văn.
Sự sơ-xuất vẫn còn nhiều. Dịch-giả không dám nói mình đã thực-hiện tất
cả nguyên-tắc mình đã ra cho mình, huống hồ lại trông mong bản dịch
của mình sẽ làm hài lòng mọi hạng người. Chỉ xin thú thật rằng, có
những đoạn dịch-giả đã dịch đi dịch lại không biết mấy lần mà lần nào
cũng chưa lấy làm thỏa-mãn: xuôi thì mất ý, được ý thì kỳ dị. Nhưng

6 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn
nhiều khi dịch-giả đành chịu nhận là kỳ-dị còn hơn là phản ý-nghĩa. Dù
sao, xin độc-giả hiểu cho rằng dịch-giả đã cân nhắc từng chữ.”(Cước chú
2).

Lần in #II (1969).
MỖI QUÂN NHÂN MÔT TÂN ƯỚC
Tức KINH THÁNH TÂN ƯỚC CÔNG GIÁO
Khoảng 300.000 cuốn nhỏ nhắn bỏ túi
được biếu tặng cho mọi quân nhân
IMPRIMATUR/Cho phép in: Xuân Lôc, ngày 8.11.1969
+ Giám mục Giuse Lê Văn Ấn (1916-1974)
Giám mục chính tòa GIÁO PHẬN XUÂN LỘC, VN
Kiêm nhiệm : Đặc trách Tổng Tuyên úy Công giáo QL VNCH
ĐẶC TRÁCH IN & BIẾU TẶNG CHO QUÂN NHÂN VNCH
Lm Tuyên Úy Rocco Nguyễn Tự Do, DCCT (1928-2011)
Các cha Tuyên Úy Và Nhà Dòng Chúa Cứu Thế Viet Nam
Nếu ai có hình bìa sách này xin bổ túc cho

Nhà Dòng rất vui mừng khi thấy Bản Dịch Tin Mừng của Cha
Thuấn được tín hữu đón chào. Cùng lúc, vì đòi hỏi của thời cuộc và nhu
cầu mục vụ trở nên cấp bách, các cha DCCT lãnh trách nhiệm tuyên úy
quân đội và cả Nhà Dòng nẩy ra sáng kiến là xin cha Thuấn đồng ý cho
in Lời Chúa phát cho anh chị em quân nhân VNCH “bỏ túi”. Lính tráng
là nhóm người được coi là “thiếu thốn thời giờ” để được tụ họp nghe
Lời Chúa. Lính tráng quá bận bịu công vụ nên không được phục vụ đầy
đủ về phần thiêng liêng, nhất là ngồi yên mà nghe Lời Chúa. Vốn
khiêm nhường Cha Thuấn đã đồng ý ngay và với sự hợp tác của cha
Giuse Trần Hữu Thanh, DCCT, cho thu gọn cuốn Tân Ước, uốn nắn lại
một số câu văn cho dễ đọc hơn, và cho in theo khổ sách bỏ túi. Kết
quả là anh chị em quân nhân có thể từ nay mang theo và tự đọc Lời
Chúa mỗi khi thuận tiện. Các cha đã giữ đúng tôn chỉ của Dòng Chúa
Cứu Thế là noi gương Chúa Giê-su Cứu Thế, rao giảng Lời Chúa cho
người thiếu thốn khó nghèo.(Luca 4:18. Chữ Hy lạp πτωχός, Ptóchos, có
nghĩa: poor, destitute, khó nghèo, thiếu thốn mọi bề; không nên giới hạn theo nghiã
nghèo tiền mà thôi.
Qua các đợt in , tổng số khoảng 300.000 cuốn “Mỗi Quân Nhân
Một Tân Ước” đã được in ra và phân phát hết. Sách in khổ nhỏ nhắn
cầm tay, khoảng 500 trang gồm đủ bộ Tân Ước, có khoảng 20 trang
chú thích, do Đức cha Giuse Lê Văn Ấn Đặc trách Tổng Tuyên úy Công
giáo QL VNCH ban imprimatur và ngài khuyến khích anh chị em quân
nhân đọc và cho mở thêm các buổi học hỏi về Tân Ước. Anh chị em
quân nhân VNCH trong thời chinh chiến, vẫn có chút thời giờ đọc Lời
Chúa in gọn ghẽ trong cuốn sách “Phúc Âm bỏ túi”.

7 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn
Thật là một niềm vui cho các anh chị quân nhân được biếu tặng
300.000 cuốn Tân Ước “bỏ túi” và họ luôn mang trong túi áo mình.
Cũng là một phần thưởng lớn lao cho Nhà Dòng và cha Thuấn khi thấy
Lời Chúa được chuyền tay nhau qua 300.000 cuốn Tân Ước như một
“phép lạ”. Theo một số “hồi ký cải tạo”, có những anh chị ngoài Công
Giáo cũng thích thú với món quà đặc biệt này. Sau thời gian Đất Nước
đổi thay với biến cố 30 Tháng Tư năm 1975, tuy anh chị em quân nhân
VNCH bị giam cầm trong các trai tù song Lời Chúa vẫn “đi chui để ở tù
chung với họ:” để nuôi họ. Họ xé từng trang cuốn MQNMTU để dễ
chuyền tay nhau mỗi ngày mà đọc. Nhiều anh đã đón nhận Đức Tin
trong giai đoạn bị giam cầm.
Cha Nguyễn Tự Do, DCCT, Tuyên Úy Quân Đội, giữ trọng trách
in và phân phối sách “Mỗi Quân Nhân Một Tân Ước”, đã kể lại một
vài khó khăn và trắc trở trong thiện ý in biếu 300.000 cuốn Tân Ước
trong tập Hồi Ký 50 Năm linh mục của ngài. (Xin xem cước chú 3).
Xin trích một đoan ngắn: “Thế nhưng, sau này, tôi cũng được niềm vui
nhận được chứng tá của những người lính đã “dấu” cuốn Tân Ước gọn
gàng ấy trong thời gian ở tù tại các trại cải tạo và Lời Chúa đã đem lại
niềm vui, tin tưởng cho những anh em trong thử thách. Ý định của
Thiên Chúa đã biết từ lâu rằng: Lời Chúa sẽ là sức mạnh cho con cái
khi mọi nguồn hy vọng tự nhiên trên cõi đời này đã không có lối thoát
qua những năm dài tù đầy chỉ vì hoàn cảnh và không hề có tội, có nợ
gì khi đã làm tròn bổn phận của mình. “
https://www.vanthoconggiao.net/2019/03/hoi-ky-50-nam-linh-muc-cua-lm-
nguyen-tu- do-p1.html

Lần in III.

THÊM 40.000 CUỐN TÂN ƯỚC của Cha Thuấn,
ĐƯỢC IN RA NĂM 2015 LÀM QUÀ TẶNG TIN MỪNG

BIẾU TẶNG GIÁO DÂN VIỆT NAM

Ngày 6 tháng Tư năm 2014, ĐTC PhanXiCô có sáng kiến lấy TIN
MỪNG LÀM QUÀ TẶNG cho giáo dân. Vì thấy chưa có Bản Tiếng Việt
cho nên Nhóm Công Giáo Việt Nam ConggiaoVietnam.net. đã xin
các cha DCCT cho phép họ đánh máy in lại cuốn Tin Mừng của Cha
Thuấn, túc là cuốn MỖI QUÂN NHÂN MỘT TÂN ƯỚC sẵn có (song đã đi
vào lịch sử) để tái xuất hiện thành cuốn “QUÀ TẶNG TIN MỪNG
TIẾNG VIỆT” biếu không cho giáo dân Việt Nam đang trong tình trạng
khó khăn, thiếu thốn mọi bề kể cả thời giờ. Tựa như MQNMTU, sách
QTTM in năm 2015 mang IMPRIMATUR của Đúc Cha Lê Văn Ấn, khổ
nhỏ nhắn cầm tay, gọn ghẽ, kích thước 14.5 x10x2cm- 550 trang, kể
cả khoảng 20 trang phần chú thich.

8 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn
Tạ Ơn Chúa TIN MỪNG LỜI CHÚA, qua tay Cha Yuse Thuấn, và nay
qua cố gắng của mọi người chúng ta, được tiếp tục reo vang cho giáo
dân Việt Nam. Từ năm 1969 đến những năm Đất Nước đổi thay đã có
300.000 cuốn MQNMTU và nay là 40.000 cuốn Tân Ước QTTM như men
trong bột. Phải nói là Lời Chúa vẫn thực sự hiện diện và được rao
truyền giữa chúng ta. Đó là Ơn Của Chúa ban.
Chính Chúa Giêsu đã truyền lệnh cho các môn đệ: “Anh chị em hãy đi
khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.”
(Mc 16,15-16). Ai ai cũng có quyền đọc Kinh Thánh để được nghe,
đươc hiểu và đón nhận Tin Mừng của Chúa. Lời Chúa dành cho hết
thảy mọi người, mọi lứa tuổi, mọi dân tộc và quốc gia. Kinh Thánh là
Tin Mừng Lời Chúa, để cho những ai đón nhận Lời của Chúa; thì họ
được cứu độ. Không thể giới hạn việc đọc Kinh Thánh cho một thành
phần nào đó. Không thể nói rằng rằng Kinh Thánh chỉ dành cho người
tin vào Chúa Giêsu mà thôi. Kinh Thánh dành cho từng người và cho
cả những người chưa tin vào Chúa. Thật tốt để chúng ta lấy KINH
THÁNH LỜI CHÚA làm QUÀ TẶNG TIN MỪNG cho càng nhiều người
càng tốt.
Cha PX Hoàng Đình Mai (1947-2018) là trưởng nhóm
ConggiaoVietnam.net. đã có công hô hào các anh chị em khởi xướng
công tác in ấn QUÀ TẶNG TIN MỪNG và biếu tặng Lời Chúa. Nhóm đã
phát hành được trong các đợt đầu tổng cộng là 40.000 cuốn Lời
Chúa vào năm 2015 . Tuy nhận được sự giúp đỡ rất han chế song anh
chị em ConggiaoVietnam.net đã tìm mọi cách để trang trải chi phí ấn
hành và bưu phí. 40.000 cuốn Lời Chúa đã được biếu tăng hết song
nhu cầu vẫn cao.

9 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn
Năm 2018 sau khi cha Mai mất thì cha Micae Phaolô Trần Minh Huy,
pss đã tiếp tục hướng dẫn anh em tiếp tục công tác in biếu sách rao
truyền Lời Chúa. Nhóm đã phát hành được thêm 40.000 cuốn QUÀ
TẶNG TIN MỪNG nữa trong đợt hai và số sách này đã được biếu tăng
hết. Đợt thứ ba đang được tiến hành. Ngoài tốn phí in sách, chi phí gửi
sách qua bưu điện rất nặng. Chúng tôi luôn mong được quý vị rộng tay
giúp đỡ. 
\    Phone: 408-420-0040
Quý vị muốn nhận sách QUÀ TẶNG TIN MỪNG, (miễn phí)
nhất là muốn giúp đỡ Chương Trình để Lời Chúa được tới tay mọi người
chúng tôi thật lòng biết ơn. Xin vào website
Ban Biên www.conggiaovietnam.net “Quà Tặng TIN MỪNG”,
hoặc http://www.conggiaovietnam.net/Qua_tang_Tin_Mung_2020.htm
hoặc liên lạc theo các emails sau:
conggiaovietnam@gmail.com - quatangtinmung@gmail.com
(Cha Huy) mptmh0205@gmail.com
sandyvu@yahoo.com   Phone: 408-420-0040
ncbinh702@gmail.com hay lsnguyencongbinh@gmail.com
Ngoài ra Nhóm cũng tổ chức thêm Chương trình Cơm Yêu Thương -
Rice Of Love để chia sẻ miếng cơm với các ông bà chẳng may bị ung
thư đang điều trị trong vài nhà thương Saigon và xin quý vị rộng tay
giúp cho.

Lần IV.

Xin vào trang web Kinh Thánh Tiếng Việt để đọc
Kinh Thánh Cựu Ước (Bản dịch của LM Nguyễn Thế Thuấn)
Kinh Thánh Tân Ước (Bản dịch của LM Nguyễn Thế Thuấn)
https://vntaiwan.catholic.org.tw/vietbibl.htm

NHÓM CHỦ TRƯƠNG WEBSITE:
VIETNAMESE MISSIONARIES IN ASIA
Vietnamese Missionaries in Asia Home Page

since November 01, 1996.

10 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn
Thật mừng vì ngành truyền thong kỹ thuật số phát triển tới đâu thì
Chúa cho Tân Ước và Cựu Ước cha Thuấn dịch cũng đi đến đó. Website
nghe nói đã mở từ năm 1996, nay đã gần 30 năm. Số người truy cập
nghe nói la 31311 tính đến cuối năm 2022. Phải nói riêng cá nhân
người viết truy cập trang mạng này mỗi ngày và tuy không biết tên
song tôi rất mang ơn các vị sáng lập ra website tốt đẹp và tiện dụng
này.
Theo kinh nghiệm riêng , tôi thấy đọc Tân Ước Cha Thuấn với
internet thì thoải mái lắm vì tôi mắt kém. Các sách Cựu Ước và Phúc
Âm được website chia theo sách, chương, và câu rất mạch lạc và dễ
đọc. Quý vị có thể thay đổi fonts, phóng lớn, thu nhỏ theo ý cho thoải
mái. Xin đưa một ví dụ để chứng minh. Ta cùng đọc Kinh Lạy Cha
http://vntaiwan.catholic.org.tw/vnbible2/mattheu/mattheu06.htm

Kinh Thánh Tân Ước
Tin Mừng Theo Thánh Matthêô

Bản dịch Việt Ngữ của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR.
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
Chương :  | | 01 | | 02 | | 03 | | 04 | | 05 | | 06 | | 07 | | 08 | | 09 | v.v…

- Chương 06 -
 
Về việc cầu nguyện
9 Vậy các ngươi hãy cầu nguyện thế này:
Lạy Cha chúng tôi, Ðấng ngự trên trời,
ước gì Danh Cha hiển thánh,
10 Nước Cha trị đến,
Ý Cha thành sự, dưới đất cũng như trên trời.
11 Xin cho chúng tôi hôm nay có bánh ngày này.
12 Xin tha tội nợ chúng tôi,
như chúng tôi cũng tha khách nợ.
13 Và chớ để chúng tôi sa cơn thử thách nhưng
xin cứu lấy chúng tôi thoát khỏi quỉ dữ.

Chú thích: Vì có vị khen cha Thuấn dịch Tân Ước theo bản Hy Lạp
song sợ nói suông khó hiểu, nên tôi mạn phép chứng minh sơ lược vấn
đề cách gọn ghẽ qua Kinh Lạy Cha. Xin sẽ viết một bài riêng cho rõ
hơn khi có cơ hội. Mong được bổ túc.

11 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn
Nếu quý vi vào cuốn MỖI QUÂN NHÂN MỘT TÂN ƯỚC hay QUÀ TẶNG
TIN MỪNG trang 25 hay cuốn Sách trọn bộ Kinh Thánh Cựu Ước &
Kinh Thánh Tân Ước in năm 1976 trang 22, 23 sẽ thấy Cha Thuấn đã
dùng chữ “khách nợ” và “quỉ dữ” gây thắc mắc cho nhiều vị không
nghe quen mấy chữ ấy.
(1) Người Việt phân biệt 2 chữ chủ/khách: người cho vay là “chủ nợ”,
người thiếu nợ là “khách nợ” hay “con nợ” tuy nay ít dùng.
(2) Vào thời ngài, ta xưng hô với bậc trên, cả với Thiên Chuá là “chúng
tôi” thay vì “chúng con”. Chúng tôi là bề tôi, là tôi tá Chúa.
(3) Vì theo sát câu Hy Lạp Mat 6:13, nhất là thấy liên hệ của Mat
6:13 với 2 câu Gioan 17:11 & 15, là lời cầu của chính Chúa Giê Su cho
các tông đồ của Ngài cho nên Cha Thuấn cho rằng cần dịch sang tiếng
Việt, theo bản Hy Lạp, như chính Chúa Giê Su dạy ta cầu xin Cha Trên
Trời che chở ta khỏi Satan và đám quỉ dữ. Rằng:
(câu Hy Lạp) ἀλλὰ ῥῦσαι ἡμᾶς ἀπὸ τοῦ πονηροῦ.
(phiên âm) alla rhysai hēmas apo tou ponērou.
nhưng xin cứu lấy chúng tôi thoát khỏi *quỉ dữ.
(alla nhưng) (rhysai xin hãy cứu lấy) (hēmas chúng tôi)
( apo thoát khỏi ) ( tou tên/ kẻ/) ( ponērou quỉ dữ )
Cha dịch câu này vào thập niên 50, 60 nên nhiều người e dè thắc mắc
vì các sách Tân Ước Việt Anh Pháp thời ấy (kể cả bây giờ) đa số theo
câu Mat 6:13 trong bản Vulgata Cổ đều dịch rằng
(câu Latin) 13 sed libera nos a malo .
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
(chữ malo không viết hoa, mà viết thường)
Để tránh ồn ào song vẫn giữ thâm tín riêng của mình, Cha Thuấn giữ
nguyên bản dịch song đành cho chú thích rằng:
`13 “ *quỉ dữ: “Cũng có thể đọc là “sự dữ “
(Xin xem trang chú giải 23 * Phần Tân Ước trong Sách trọn bộ
Kinh Thánh Cựu Ước & Kinh Thánh Tân Ước In năm 1976)
Đến năm 1979 thì vấn đề đã được Mẹ Hội Thánh làm cho sáng tỏ.
Trong bản Nova Vulgata của Mẹ Hội Thánh do ĐTC Gioan Phaolo II
ban hành năm 1979 & 1986 để thay thế Bản Vulgata Cổ, ngài đã
truyền ta đọc Kinh Lạy Cha câu Mat 6:13 rằng:

12 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn
(câu Latinh) 13 et ne inducas nos in tentationem,
Sed libera nos a Malo (ĐTC cho viết hoa chữ M)
(dịch) nhưng xin cứu lấy chúng tôi thoát khỏi Quỉ Dữ.
(Xin xem Nova Vulgata Evangelium Secundum Matthaeum, Mt 6:
10-27, trang 1857 Libreria Editrice Vaticana)
Xin chú ý là chữ a malo trong Vulgata Cổ nay Mẹ Hội Thánh chuyển ra
a Malo (M viết hoa) và không còn nghĩa “sự dữ” trừu tượng vu vơ
mà chính là “ tên/kẻ Dữ, Thần Dữ, the Evil One, tức nhân vật sống
động tên là Satan quỉ dữ, gôc nguồn mọi sự dữ.
Ðức Chủ Chăn Benedicto XVI trong bài giáo lý về Kinh Lạy Cha đã chỉ
rõ khi ta xin “a Malo“ chính là xin Chúa Cha cứu khỏi tên Satan Quỉ
Dữ. Các lời ĐTC giải thích được ghi rõ trong CUỐN GIÁO LÝ CÔNG
GIÁO, khoản 2759 cho đến 2865 –
Một vài vị nay dịch “Malo” là “Sự Dữ” tuy viết hoa song e còn khó
hiểu. Sự事chỉ sự vật hay biến cố / Latin là “Res”, không để chỉ
“nhân vật/người”, Cuốn Kinh Thánh New American Bible (Revised
Edition) gọi tắt là NABRE cúa Hội Đông Giam Mục Hoa Kỳ đã theo lời
yêu cầu của Mẹ Hội Thánh, điều chỉnh câu văn Mat 6:13 đúng với Bản
KINH LAY CHA trong Cuốn Giáo Lý Công Giáo như sau:
USCCB 1983 https://www.usccb.org/ The Lord’s Prayer.
9 * “This is how you are to pray: c
Our Father in heaven, *
hallowed be your name,
10 your kingdom come, *
your will be done, on earth as in heaven. d
11 * e Give us today our daily bread;
12 and forgive us our debts, *
as we forgive our debtors; f
13 and do not subject us to the final test, *
but deliver us from the evil one. g
(debtors là khách nợ (số nhiều)
The evil one là Kẻ Dữ, Quỉ Dữ. evil la sự dữ)

Bản KINH LAY CHA tiếng Việt chưa thấy có thay đổi song Bản

của Cha Thuấn (như trích trên) thì quá rõ ràng.
13 Và chớ để chúng tôi sa cơn thử thách
nhưng xin cứu lấy chúng tôi thoát khỏi quỉ dữ.

Sách Giáo Lý đã được dịch sang tiếng Việt, mong giới hữu trách sẽ
mau ban hành Bản Kinh Mới cho Giáo Hội Việt Nam.
Tôi xin được cơ hội trở lại vấn đề đầy hứng khởi này.

13 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn
CHÚ THÍCH: Xin tạm coi bài LẠY CHA TRỜI CỦA ÐOÀN CON DƯỚI THẾ
(1)
Kinh Lạy CHA- PATER NOSTER
http://www.conggiaovietnam.net/upload/article/f__1542983873.pdf

Lần V. Cuốn sách trọn bộ và đầy đủ nhất
Kinh Thánh Cựu Ước & Kinh Thánh Tân Ước
In năm 1976 & 1980 (sau khi Cha Thuấn đã mất)
Cuốn Kinh Thánh Trọn Bộ Cựu Ước và Tân Ước in năm 1976.
là một đại công trình dịch thuật của Cha Yuse Nguyễn Thế Thuấn,
Dòng Chúa Cứu Thế. Đây là cuốn quan trong nhất vì ngài đã bỏ nhiều
công sức không những cho từng câu dịch mà nhất là cho cả phần chú
giải
Phần dịch và chú giải Cựu Ước tuy cũng tạm xong, song cha
chưa vội cho ra mắt vì cha muốn thêm thời gian để tiếp tục học hỏi các
bản cổ mới khám phá ra tại Qumran Do thái. Anh em Hoc Viện cảm
phục ngài ngồi hàng giờ, ngày ngày đọc những tấm slide, là loại phim
đen trắng nhỏ bé song mỗi tấm chứa hàng chục trang Kinh Thánh, cần
đọc với máy phóng đại. Ngài đọc như thế với thích thú không biết mệt.
Song đại công trình chưa hoàn thành thì sinh mạng của cha bị kẻ
gian ác tước đoạt cách vô lý và dã man khi ngài đi giảng đại phúc Mùa
Chay 1975 tại Di Linh, Lâm Đồng, trùng với thời gian lịch sử 30 Tháng
Tư, 1975. Vì thế Cuốn Kinh Thánh của cha Thuấn được DCCT tiếp tục
cho in tuy không hoàn hảo như cha mong muốn.

14 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn
Sách phát hành năm 1976 dù gặp nhiều nghịch cảnh. Dòng Chúa
Cứu Thế đã cho in 10.000 cuốn tại Saigon và cho in lại cũng khoảng
ngần ấy cuốn tại California vào năm 1980.
Vì in chung Tân Ước và Cựu Ước, cho nên cuốn sách quá dầy.
Sách năng 2.98 lbs tức cả hơn 1.35 kg nên khó xách theo mà phải cần
cả hai tay mà nâng lên. Không kể phần Tiểu dẫn khoảng 50 trang,
Phần Cựu Ước dày 2318 trang. Phần Tân Ước 632 trang song chữ nhỏ
li ti khó đọc lắm.
Cha có công dịch thẳng từ các nguyên ngữ Kinh Thánh song cha
sáng tạo nhiều chữ Việt “mới” cho phù hợp với ngôn ngữ Sách Thánh,
nên dùng nhiều từ Hán Việt giới bình dân không quen làm cho câu văn
đôi khi khó hiểu. Song đây là một công trình khoa học uyên bác, rất có
ích cho người nghiên cứu. Sách của cha là nguồn tài liệu tham khảo
quan trọng đối với các chủng sinh Đại Chủng viện, Học viện của các
Dòng Tu. Tôi cũng thấy nhiều anh chị bên Tin Lành cảm phục cha,
khen và trích dẫn Bản Dịch của ngài.
Nhận xét thứ nhất của riêng tôi là cuốn Kinh Thánh Tân Ước xuất
bản năm 1960 song sau đó kết quả bất ngờ là cuốn Mỗi Quân Nhân
Một Tân Ước và cuốn Quà Tặng Tin Mừng xuất hiện vào đúng thời
điêm cần ích để Rao Truyền Lời Chúa. Nay cuốn Tân Ước lại được trình
bầy đẹp hơn. Cha Thuấn có công lớn. Sách đáng mua.
Nhận xét thứ hai thì Bản dịch của cha Thuấn thuộc thập niên 69-
76 song đi sát với các đòi hỏi mới của Hội Thánh nhất là dựa vào bản
gốc Hy Lạp nên cách đọc “cao hơn” với những đặc sắc khác thường so
với các bản trước đó của các dịch giả khác, nhất là các bản chỉ dựa vào
Bản Latinh Vulgata Cổ. Vì Bản Nova Vulgata (1979 & 1986) của Mẹ
Hội Thánh chưa được Hội Thánh Việt Nam dịch hoặc nghiên cứu xong
nên ta có thể dùng Bản Tân và Cựu Ước của Cha Thuấn và nói rằng
tuy Bản này không hẳn ngang giá trị với Bản Nova Vulgata (1979 &
1986) song ít ra là Bản Chuẩn Bị và Bổ Túc cho Bản Nova Vulgata
Ta cùng tạ ơn Chúa và nhớ ơn cha Thuấn. Kình chúc Năm Mới .
Jan 14, 2023 Nguyễn Công Bình
PHẦN CƯỚC CHÚ:

Cước chú # 1: Tông Hiến Divino Afflante Spiritu (September 30,
1943) | ĐTC PIUS XII (September 30, 1943) |
www.vatican.va › content › pius-xii

15 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn
Divino afflante Spiritu ("By the inspiration of the Spirit") is a papal
encyclical letter issued by Pope Pius XII on 30 September 1943 calling
for new translations of the Bible into vernacular languages using the
original languages (Greek and Old Testament languages) as a source
instead of the Latin Vulgate . The Vulgate, completed by Jerome and
revised multiple times, had formed the textual basis for all Catholic
vernacular translations until then.
ĐTC Pio XII nêu ra 2 khía cạnh thiếu sót tiêu biểu sau đây của cac học
giả Kinh Thanh
14. The Fathers of the Church in their time, especially Augustine,
warmly recommended to the Catholic scholar, who undertook the
investigation and explanation of the Sacred Scriptures, the study of
the ancient languages and recourse to the original texts.[22] However,
such was the state of letters in those times, that not many - and these
few but imperfectly - knew the Hebrew language. In the middle ages,
when Scholastic Theology was at the height of its vigor, the knowledge
of even the Greek language had long since become so rare in the
West, that even the greatest Doctors of that time, in their exposition
of the Sacred Text, had recourse only to the Latin version, known as
the Vulgate.
15. On the contrary in this our time, not only the Greek language,
which since the humanistic renaissance has been, as it were, restored
to new life, is familiar to almost all students of antiquity and letters,
but the knowledge of Hebrew also and of their oriental languages has
spread far and wide among literary men. Moreover there are now such
abundant aids to the study of these languages that the biblical scholar,
who by neglecting them would deprive himself of access to the original
texts, could in no wise escape the stigma of levity and sloth. For it is
the duty of the exegete to lay hold, so to speak, with the greatest care
and reverence of the very least expressions which, under the
inspiration of the Divine Spirit, have flowed from the pen of the sacred
writer, so as to arrive at a deeper and fuller knowledge of his meaning.
ĐTC cũng nhắc đến các khám phá mới về khoa học Thánh Kinh
Cước chú # 2: Xin đọc bài “ÍT LỜI THANH MINH
CÙNG ĐỘC GIẢ QUYỂN TÂN ƯỚC của Linh Mục Nguyễn Thế Thuấn
DCCT. Trích báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp số 191 tháng 4 năm 1965
Có đăng trong vietnamcongiao.net
-----------------------------------------

16 Chào mừng cuốn Tân Ước của Cha Nguyễn Thế Thuấn
Cước chú # 3: Linh mục Nguyễn Tự Do, DCCT, Tuyên Úy Quân Đội,
chịu trách nhiệm in và phân phối Mỗi Quân Nhân Một Tân Ước , đã kể
lại một vài khó khăn và trắc trở trong công việc in biếu 300.000 cuốn
Tân Ước trong tập Hồi Ký 50 Năm linh mục của ngài. Xin trích vài
hàng:
Trước đó, tôi (LM Nguyễn Tự Do, DCCT), đã nhận phân phối Tân
Ước cho các cha tuyên úy, theo tỷ lệ số quân nhân mà các ngài đã báo
cáo. Những người không báo cáo được lãnh 100 cuốn. … …Nhưng ở đây
một lần nữa, tôi lại chạm trán với một số khó khăn do những suy nghĩ
hay cách làm của những người phải “phát tặng Tân Ước cho quân
nhân”, khi tổ chức các cuộc xuất phát tại địa phương. Một số phiếu
“Nhận Tân Ước” được gửi về văn phòng, nói lên niềm vui hiên ngang
của họ được có cuốn Tân Ước “của quân nhân”.. …
Không phải hết mọi người đều hưởng ứng và hợp tác. Chiến dịch
phải đương đầu với bao khó khăn, nhiều “cám dỗ”. Nhiều lời nói xuyên
tạc, nhiều lập trường khác luôn tạo nhũng khó khăn lắm khi khó vượt
khỏi: “Người Công Giáo Việt Nam không thể đọc Kinh Thánh được, họ
chưa đủ trình độ...; mấy ông DCCT chỉ bày trò” “làm tiền”, ”Họ sẽ in
sách nhưng vài ngàn cuốn thôi còn tiền thì... Trong những lời phê
phán, suy đoán có tính cách “bất đồng nhuốm mầu phá hoại đó”, có
những điều xúc phạm đến cá nhân tôi, đến các cha hợp tác và đến cả
DCCT, cả tập thể Linh Mục. Đáng lẽ mọi sự đã “xuôi chèo” khi nhiều
lần Nha Tuyên Úy Công Giáo “đòi” bộ Tổng Tham Mưu giải ngũ tôi hay
ít là đưa tôi đi một đơn vị tác chiến xa Sài-gòn. Đức Cha Giu-se Lê Văn
Ấn đã tự tay viết thư cho trung tướng tổng cục trưởng Tổng Cục Chiến
Tranh Chính Trị Trần Văn Trung với chỉ thị: “Không được giải ngũ Linh
Mục Nguyễn Tụ Do nếu không có sự đồng ý của Giám Mục đặc trách”.
Bức tượng (kỷ niệm) Quân Nhân Tân Ước, sau 30.4.1975
được sửa lại là Giáo Dân Tân Ước, để trong khoảng sân trước Nhà
Thờ Đồng Tiến bị “xung công” làm nhà máy sấy chuối và bức tượng
cũng không còn.

Thế nhưng, về sau này, tôi cũng được niềm vui nhận được
chứng tá của những người lính đã “dấu” cuốn Tân Ước gọn gàng ấy
trong thời gian ở tù tại các trại cải tạo và Lời Chúa đã đem lại niềm
vui, tin tưởng cho những anh em trong thử thách. Ý định của Thiên
Chúa đã biết từ lâu rằng: Lời Chúa sẽ là sức mạnh cho con cái khi mọi
nguồn hy vọng tự nhiên trên cõi đời này đã không có lối thoát qua
những năm dài tù đầy chỉ vì hoàn cảnh và không hề có tội, có nợ gì
khi đã làm tròn bổn phận của mình.
Hồi ký 50 năm linh mục của Lm Nguyễn Tự Do, DCCT. Muốn
Xem trọn xin vào:
https://www.vanthoconggiao.net/2019/03/hoi-ky-50-nam-linh-

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập21
  • Hôm nay7,562
  • Tháng hiện tại72,218
  • Tổng lượt truy cập35,718,563
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây