Gia nhập NATO : Thụy Điển thắt chặt luật chống khủng bố

Thứ sáu - 18/11/2022 09:22
tải xuống (1)
tải xuống (1)

 

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại cuộc họp báo ở Helsinki, Phần Lan, ngày 01/11/2022. AP - Vesa Moilanen

Ngày 16/11/2022, Nghị Viện Thụy Điển đã thông qua một điểm sửa đổi Hiến Pháp để thắt chặt chống khủng bố và gia tăng trừng phạt các tội « gián điệp ». Đây là điều mà Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu để chấp thuận cho Thụy Điển gia nhập vào NATO và được thủ tướng Ulf Kristersson hứa thực hiện trong chuyến thăm Ankara tuần trước.

Được thông qua với 270 phiếu thuận, 37 phiếu chống, điểm sửa đổi Hiến pháp này cho phép hạn chế quyền tự do hội họp « đối với một nhóm tuyên bố hoặc hậu thuẫn khủng bố ». Luật mới có hiệu lực từ tháng 01/2023 và bị nhiều nghiệp đoàn nhà báo Thụy Điển đánh giá là « vô cùng nguy hiểm » cho tự do báo chí.

Thông tín viên RFI Carlotta Morteo tại Stockholm tường trình :

« Điểm sửa đổi Hiến Pháp này được thông qua quá dễ dàng. Theo ông Erik Halkjaer, chủ tịch phân ban Thụy Điển của tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), công dân và các nghị sĩ Quốc Hội không lường hết tầm mức.

Ông nói : « Các nghị sĩ nói rằng điểm sửa đổi này là nhằm bảo vệ quan hệ hợp tác của Thụy Điển với những nước khác, cũng như mối quan hệ của Stockholm trong NATO, Liên Hiệp Châu Âu hay Liên Hiệp Quốc. Thực ra, họ không biết rõ nội dung của điểm sửa đổi. Có một đoạn ghi là nếu một người có những thông tin bí mật hoặc nhạy cảm có thể gây phương hại cho những hợp tác đó thì không được tiết lộ ».

Những người cảnh báo hoặc các phóng viên có nguy cơ lĩnh án 4 năm tù. Điều mà người ta lo ngại bây giờ là sự tự kiểm duyệt, cũng như áp lực nước ngoài kể từ nay có thể tác động đến Thụy Điển.

Ông nói tiếp : « Hãy thử hình dung là vũ khí của Thụy Điển được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng để giết thường dân ở Syria. Nếu một nhà quan sát Thụy Điển của Liên Hiệp Quốc hoặc bất kỳ nhân chứng nào khác công bố thông tin này tại Thụy Điển, điều đó có thể gây tổn hại cho mối quan hệ giữa chính quyền Stockholm với Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì chỉ dựa trên điều luật đó, tổng thống Erdogan có thể từ chối để Thụy Điển gia nhập NATO. Vì vậy, một cơ quan truyền thông Thụy Điển sẽ không chuốc lấy rủi ro công bố một thông tin nhạy cảm liên quan đến chính sách nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ ».

Để trấn án báo chí, một điều khoản khác đã được bổ sung và nêu rõ là việc tiết lộ thông tin không phải là một tội nếu được xem là « chính đáng ». Theo một số luật sư, câu đó quá mơ hồ ».


 

Nguồn tin: Thu Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập131
  • Hôm nay23,151
  • Tháng hiện tại453,484
  • Tổng lượt truy cập32,437,207
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây