Thêm hàng chục lao động Việt tháo chạy từ Campuchia giữa tình trạng cưỡng bức lao động

Thứ ba - 20/09/2022 04:40
unnamed (1)
unnamed (1)
 

Một cặp nam nữ bị té ngã dưới cơn mưa và bị bắt lại trong khi tháo chạy khỏi một sòng bạc ở thành phố Bavet của Campuchia gần cửa khẩu Mộc Bài hôm 17/9. (Ảnh chụp màn hình Thanh Niên)

Sáu mươi người Việt Nam đã tháo chạy từ một casino ở Campuchia không lâu sau khi hàng chục lao động Việt cũng bỏ chốn khỏi một sòng bài tại nước này trước tình trạng nhiều người Việt bị lừa sang Campuchia làm việc trong các cơ sở cưỡng bức lao động được cho là của chủ Trung Quốc.

Thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam được truyền thông trong nước cho biết vào chiều ngày 17/9, 60 người Việt đã tháo chạy từ một cơ sở kinh doanh tại thành phố Bavet của tỉnh Svay Rieng về phía cửa khẩu Bavet (phía Campuchia) – Mộc Bài (phía Việt Nam).

Trích dẫn nguồn tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, Bộ Ngoại giao cho biết có 4 người đã bị phía cơ sở kinh doanh, theo truyền thông trong nước cho biết là một casino, bắt lại trong quá trình chạy chốn.

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Đại sứ quán đã liên hệ với các cơ quan chức năng của Campuchia để tiến hành công tác xác minh nhân thân, làm thủ tục tiếp nhận và đưa người về nước cũng như đề nghị phía Campuchia can thiệp và giải cứu những người còn lại, theo VietNamNet.

Cùng đưa tin về vụ việc, Dân Trí cho biết cảnh sát Campuchia sau đó trong ngày 17/9 đã yêu cầu công ty này giao nộp thêm 11 công dân Việt Nam. Hiện 67 lao động Việt vừa thoát ra khỏi casino kể trên đang được cảnh sát Campuchia bảo vệ và lấy lời khai, theo Dân Trí.

Một trong số những người tháo chạy khỏi cơ sở kinh doanh casino online có tên T.V.H. cho Thanh Niên biết do công ty này không trả lương đúng và có ý định bán lao động cho công ty khách nên các lao động đã bàn nhau bỏ trốn.

Bộ Ngoại giao cho biết họ đang phối hợp với các cơ quan chức năng Campuchia để đưa những công dân Việt về nước trong thời gian sớm nhất và cũng tiếp tục phối hợp với phía Campuchia rà soát khả năng còn công dân Việt Nam tại cơ sở trên cũng như yêu cầu điều tra nguyên nhân và xử lý vụ việc.

Vào tháng trước, 42 người Việt đã tháo chạy khỏi một sòng bạc ở tỉnh Kandal, được báo chí Việt Nam xác định là Casino Rich World trong khi tờ Khmer Times của Campuchia nêu tên là Golden Phoenix Entertainment Casino, và bơi qua sông Bình Di phân cách biên giới để về Việt Nam. Tuy nhiên, một người trong số họ bị bắt lại và một thiếu niên 17 tuổi đã bỏ mạng khi tìm cách bơi qua sông.

Cơ quan An ninh điều tra thuộc Công an tỉnh An Giang hôm 22/8 đã bắt giam 2 bị can về tội “Tổ chức vượt biên trái phép” liên quan đến vụ việc trong khi giới chức Campuchia đã bắt giữ người quản lý có quốc tịch Trung Quốc để điều tra về hành vi cưỡng bức lao động. Hiện công an Việt Nam đang điều tra vụ việc theo hướng buôn người.

Sau vụ tháo chạy của 60 người Việt Nam từ một sòng bạc ở Bavet hôm 17/9, số lượng người nhập cảnh đã tăng đột biến qua cửa khẩu Mộc Bài ở Tây Ninh khi hàng trăm lao động Việt từ Campuchia đến làm thủ tục nhập cảnh tại đây, theo Tuổi Trẻ.

Trạm trưởng trạm cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Hồ Trọng Mạnh, nói với Tuổi Trẻ rằng lượng người xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Mộc Bài lên đến 3.200 người/ngày và số lượng người nhập cảnh không có đủ giấy tờ tăng đột biến. Theo Đại úy Mạnh, riêng ngày 19/9 có khoảng 100 người không đủ giấy tờ theo quy định nhập cảnh từ Campuchia tại cửa khẩu Mộc Bài.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện đang phối hợp với phía Campuchia để rà soát, điều tra và giải cứu các công dân Việt bị lừa đảo, môi giới đi lao động bất hợp pháp tại Campuchia. Theo người phát ngôn BNG Lê Thị Thu Hằng cho biết trong cuộc họp báo hôm 8/9, Việt Nam đã đưa hơn 600 công dân về nước an toàn và hỗ trợ thủ tục cho hàng nghìn công dân khác.

Không chỉ người Việt, các lao động từ nhiều nước khách trong khu vực – gồm Malaysia, Đài Loan, Hong Hong, Macau và cả Trung Quốc – cũng là nạn nhân của các hoạt động lao động cưỡng bức qua hình thức tuyển dụng “việc làm nhẹ lương cao” qua mạng tới các cơ sở được cho là của chủ Trung Quốc tại Campuchia.

Các ghi nhận từ cả truyền thông quốc tế trong những tuần gần đây cho thấy những người được tuyển dụng chủ yếu làm việc công việc lừa đảo qua mạng và bị trích điện hoặc đánh đập nếu không đáp ứng chỉ tiêu được giao. Họ phải trả khoản tiền lên đến hàng chục nghìn đô la tiền chuộc nếu muốn được ra khỏi nơi đó.

 

Nguồn tin: Voa tiéng Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập54
  • Hôm nay11,421
  • Tháng hiện tại261,338
  • Tổng lượt truy cập32,727,863
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây