Myanmar tính thắt chặt quan hệ với Trung Quốc nhờ thanh toán bằng Nhân dân tệ

Thứ năm - 23/12/2021 08:27
unnamed (4)
unnamed (4)

Xe tải giao hàng tại biên giới Myanmar-Trung Quốc.
Myanmar nói hôm thứ Tư 22/12 rằng họ sẽ bắt đầu chấp nhận đồng Nhân dân tệ là một đồng tiền thanh toán chính thức vào năm tới cho hoạt động thương mại với Trung Quốc, giữa lúc Myanmar chuẩn bị khởi động lại một số dự án chung và củng cố quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Bắc Kinh.
Chính quyền quân sự Myanmar, đã giành quyền lực bằng cuộc đảo chính hôm 1/2, cho biết trong một tuyên bố rằng họ có "mối quan hệ thân tình" đặc biệt với Trung Quốc, là quốc gia đã hỗ trợ về tài chính và vắc xin COVID-19.
Tuyên bố do các bộ thông tin và đầu tư phát ra cũng xác định rằng các dự án cơ sở hạ tầng với Trung Quốc được Myanmar dành cho "ưu tiên lớn" để phục hồi kinh tế của đất nước, bao gồm các kế hoạch về đường sắt và cảng.
Hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc Global Times (Hoàn cầu Thời báo) trước đó đã đưa tin về kế hoạch của Myanmar chấp nhận đồng Nhân dân tệ, nói rằng động thái này nhằm giải quyết tình trạng Myanmar bị thiếu đô la Mỹ và các ngoại tệ khác trong thời kỳ kinh tế bất ổn.
Cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar và một cuộc đàn áp theo sau đó nhằm vào những người biểu tình, trong đó hàng trăm người đã thiệt mạng, đã bị phương Tây chỉ trích trên diện rộng và dẫn đến các lệnh trừng phạt quốc tế đối với các quan chức quân đội và các doanh nghiệp có liên hệ với quân đội.
Các nhà phân tích cho rằng sự cô lập quốc tế ngày càng tăng đối với Myanmar có thể khiến nước này xích lại gần Trung Quốc, nước không công khai chỉ trích cuộc đảo chính song cũng đã liên tục thúc giục các bên khác nhau ở Myanmar "thu hẹp sự khác biệt" và "thúc đẩy quá trình chuyển đổi dân chủ".
Trong tuyên bố của mình, Myanmar cho biết dự án tiền tệ thí điểm sẽ "cải thiện hơn nữa hợp tác song phương" với Bắc Kinh và sẽ "cải thiện đáng kể thương mại vùng biên giới", đặc biệt là đối với các sản phẩm nông nghiệp.
Hai bộ thông tin và đầu tư cũng cho rằng suy thoái kinh tế của Myanmar trong năm nay "ít nghiêm trọng hơn nhiều so với dự báo của một số nhà kinh tế quốc tế" và nước này dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn trong giai đoạn 2021-2022.
Liên Hiệp Quốc ước tính gần một nửa dân số Myanmar, từng là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á, sẽ bị đẩy xuống dưới mức nghèo khổ vào năm tới do tác động kép của cuộc đảo chính và đại dịch.
(Reuters)

 

Nguồn tin: tru Vu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập111
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay18,576
  • Tháng hiện tại285,814
  • Tổng lượt truy cập32,752,339
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây