Biden-Putin điện đàm về Ukraine: Biden đe trừng phạt, Putin doạ đoạn tuyệt ngoại giao

Chủ nhật - 02/01/2022 09:08
unnamed
unnamed
Trong ảnh do Nhà Trắng cung cấp, Tổng thống Joe Biden nói chuyện điện thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin từ tư dinh của ông ở Wilmington, Delaware, thứ Năm 30/12/2021. (Adam Schultz / Nhà Trắng qua AP)
Tổng thống Joe Biden cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Mỹ có thể áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga nếu Moscow có thêm hành động quân sự đối với Ukraine; và ông Putin đáp lại rằng động thái như vậy của Mỹ có thể dẫn đến tuyệt giao quan hệ giữa các quốc gia.
Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện thẳng thắn trong gần một giờ hôm thứ Năm 30/12, trong tình trạng báo động ngày càng tăng về việc Nga tăng cường quân đội gần Ukraine -- một cuộc khủng hoảng ngày càng lún sâu khi Điện Kremlin kiên quyết đòi hỏi bảo đảm an ninh biên giới và đẩy mạnh thử tên lửa siêu thanh dường như để nhấn mạnh các yêu cầu của họ.
Việc Mỹ đưa ra thêm các biện pháp trừng phạt “sẽ là một sai lầm khủng khiếp và sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng," Cố vấn đối ngoại của Tổng thống Putin, ông Yuri Ushakov nói với các phóng viên tại Moscow sau cuộc điện đàm. Ông cho biết thêm rằng Tổng thống Putin nói với ông Biden rằng Nga sẽ hành động giống như Mỹ nếu vũ khí tấn công được triển khai gần biên giới Mỹ.
Các giới chức Nhà Trắng đưa ra một thông báo ít hung hăng hơn nhiều, gợi ý rằng hai nhà lãnh đạo nhất trí với nhau là có những lĩnh vực mà hai bên có thể đạt được tiến bộ có ý nghĩa nhưng cũng có những khác biệt không thể giải quyết.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Tổng thống Biden “kêu gọi Nga giảm leo thang căng thẳng với Ukraine” và “nói rõ rằng Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác sẽ kiên quyết đáp trả nếu Nga tiếp tục xâm lược Ukraine.”
Tổng thống Putin đã yêu cầu cuộc điện đàm và đây là cuộc điện thoại thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo trong tháng này. Cuộc điện đàm này diễn ra trước cuộc hội đàm dự kiến giữa các quan chức cấp cao của Mỹ và Nga vào ngày 9 và 10/1 tại Geneva. Sau cuộc hội đàm tại Geneva sẽ là cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO vào ngày 12/1 và các cuộc đàm phán tại Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu ở Vienna vào ngày 13/1.
Các giới chức Nhà Trắng cho biết cuộc gọi hôm thứ Năm kéo dài 50 phút, kết thúc sau nửa đêm ở Moscow.
Tổng thống Biden nói với ông Putin rằng hai cường quốc hiện phải đối mặt với "hai con đường": hoặc là ngoại giao hoặc là sự ngăn chặn của Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt, theo một quan chức cấp cao của Nhà Trắng không muốn nêu tên. Giới chức này nói với các phóng viên rằng Tổng thống Biden nói con đường được chọn sẽ "tuỳ thuộc vào các hành động của Nga trong giai đoạn sắp tới."
Nga đã nói rõ rằng họ muốn có một cam kết bằng văn bản rằng Ukraine sẽ không bao giờ được phép gia nhập NATO và thiết bị quân sự của liên minh sẽ không được bố trí ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ – các yêu cầu mà chính quyền Biden bác bỏ.
Ông Biden nói với Tổng thống Putin rằng con đường ngoại giao vẫn rộng mở ngay cả khi Nga đưa khoảng 100.000 binh sĩ đến biên giới Ukraine và Điện Kremlin đã đẩy mạnh yêu cầu về những bảo đảm an ninh mới từ Mỹ và NATO.
Các quan chức Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden nói rõ rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đánh mạnh vào kinh tế thông qua các lệnh trừng phạt nếu ông Putin quyết định hành động quân sự ở Ukraine.
Tổng thống Putin phản ứng mạnh. Cố vấn đối ngoại của Tổng thống Nga, ông Yuri Ushakov cho biết ông Putin "lưu ý rằng đó sẽ là một sai lầm mà tổ tiên của chúng ta sẽ coi là một sai lầm nghiêm trọng. Rất nhiều sai lầm đã xảy ra trong 30 năm qua, và tốt hơn chúng ta nên tránh những sai lầm như vậy trong tình huống này."
Yêu cầu của Nga sẽ được thảo luận trong các cuộc đàm phán ở Geneva, nhưng vẫn chưa rõ liệu có bất cứ điều gì mà ông Biden sẽ sẵn sàng đề nghị với ông Putin để đổi lấy việc xoa dịu cuộc khủng hoảng.
Dự thảo các tài liệu an ninh mà Moscow đệ trình yêu cầu NATO không cho Ukraine và các nước thuộc Liên Xô cũ khác làm thành viên, đồng thời lùi các hoạt động triển khai quân sự ở Trung và Đông Âu.
Hoa Kỳ và các đồng minh từ chối trao cho Nga các đảm bảo về Ukraine mà ông Putin đòi hỏi, với lý do nguyên tắc của NATO là trao tư cách thành viên cho bất kỳ quốc gia nào đủ điều kiện. Tuy nhiên, họ đã đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán với Nga để thảo luận về các mối quan tâm của nước này.
Đề xuất an ninh của Moscow đặt ra câu hỏi liệu ông Putin có đang đưa ra những yêu cầu phi thực tế với kỳ vọng bị phương Tây từ chối để ông ta có cớ xâm lược hay không.



 

Nguồn tin: Tru Vu:::::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập25
  • Hôm nay7,918
  • Tháng hiện tại295,655
  • Tổng lượt truy cập35,942,000
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây