Siêu công trình không gian của Trung Quốc

Thứ hai - 13/09/2021 00:40
unnamed (3)
unnamed (3)

Tổ chức Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc (NSFC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ nước này đã kêu gọi các nhà khoa học tham gia một dự án kéo dài 5 năm để nghiên cứu cơ học cho một "siêu công trình cực lớn kéo dài hàng nghìn mét" trên quỹ đạo Trái Đất.


SIÊU CÔNG TRÌNH NGHÌN MÉT CỦA TRUNG QUỐC NGOÀI KHÔNG GIAN
"Một siêu công trình kiến trúc trong gian như vậy là một thiết bị hàng không vũ trụ chiến lược chính cho Trung Quốc trong việc sử dụng tài nguyên không gian trong tương lai; khám phá những bí ẩn của vũ trụ; và cho con người sinh sống trong quỹ đạo lâu dài" - Bản phác thảo của dự án của NSFC công bố.
'Siêu công trình' rộng hàng nghìn mét trên quỹ đạo Trái Đất sẽ bao gồm các nhà máy điện Mặt trời, khu liên hợp du lịch, trạm nhiên liệu và thậm chí cả các cơ sở khai thác tiểu hành tinh.
Đây là dự án cho thấy 'nhu cầu khẩn cấp' của chính phủ Trung Quốc về các siêu dự án trong không gian, đòi hỏi công nghệ Trung Quốc phải có tính đột phá.
Trung Quốc đang tỏ rõ tham vọng xây dựng công trình kiến trúc khổng lồ, bao phủ hàng nghìn mét, 'đè bẹp' Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) - với chiều ngang dài nhất chỉ 107 mét - và khiến công trình mà Mỹ và Liên Xô chung tay xây dựng trở nên bé nhỏ hơn nhiều.
Học viện Công nghệ Trung Quốc đã tiết lộ một lộ trình mang tính phỏng đoán rằng, siêu công trình này là bệ phóng cho chuyến thám hiểm đến sao Hỏa.

Theo bản phác thảo của NSFC, siêu công trình sẽ phải được phóng nhiều lần và lắp ráp trong không gian, vì nó sẽ quá nặng và khổng lồ nếu được phóng trong một chuyến bay. Bài toán đặt ra cho Trung Quốc là giảm số lần phóng và chi phí xây dựng.
Trước mắt, NSFC kêu gọi các nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc dành nửa thập kỷ để nghĩ cách giảm thiểu trọng lượng của tàu vũ trụ và vật liệu xây dựng nhằm phù hợp với khả năng chuyên chở của tên lửa vũ trụ. Việc tìm kiếm vật liệu mới, trọng lượng nhẹ hơn nhưng bền, có thể giảm số lượng chuyến đi và tiết kiệm chi phí hơn.
Zhihui Xue, một nhà chế tạo robot tại Học viện Khoa học Trung Quốc, cho biết: 'Khi hoạt động khám phá không gian của con người tiếp tục vượt qua quỹ đạo Trái Đất, việc chế tạo và lắp ráp các cấu trúc không gian lớn trong không gian là điều cần thiết cho hoạt động khám phá bền vững của con người'.
2,3 TRIỆU USD CHO DỰ ÁN CÓ 1-0-2
Một nghiên cứu năm 2020 do Học viện Khoa học Trung Quốc công bố cho thấy cấu trúc dựa trên không gian là điều cần thiết để thúc đẩy công nghệ dựa trên không gian phát triển.
Báo cáo cho biết: "Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ vũ trụ và nhu cầu ngày càng tăng cho các sứ mệnh không gian, các phương pháp chế tạo, triển khai và phóng tàu vũ trụ truyền thống đã không thể đáp ứng được nhu cầu hiện có. Công nghệ lắp ráp trong không gian (ISA) có thể thích ứng hiệu quả với việc lắp ráp các cấu trúc không gian lớn, cải thiện hiệu suất tàu vũ trụ và giảm chi phí vận hành".
 
Điều này cho phép tạo ra 'các cấu trúc cố định như cơ sở hạ tầng không gian, trạm nhiên liệu, cơ sở sản xuất vũ trụ, khu phức hợp du lịch vũ trụ, và các trạm khai thác tiểu hành tinh. Nhưng để đạt được giai đoạn này, một số công nghệ mới cần được phát triển - không chỉ là vật liệu mới, mà còn là những tiến bộ trong robot và trí tuệ nhân tạo (AI).
Chính phủ Trung Quốc dự kiến ​​sẽ chi khoảng 2,3 triệu USD cho 5 dự án nghiên cứu các cấu trúc lớn trên quỹ đạo và làm thế nào để biến chúng thành khả thi.
- Dự án đầu tiên thuộc siêu công trình này sẽ là một trạm năng lượng Mặt trời rộng 1.600 mét trên vùng quỹ đạo tầm cao, và 'truyền' điện trở lại một trạm gốc ở Trung Quốc để nạp vào lưới điện năm 2035.
Dự kiến, vào năm 2050, trạm năng lượng Mặt trời này sẽ tăng lên một megawatt (1.000.000 watt) điện.

Học viện Công nghệ Không gian Trung Quốc (CAST) hiện đang xây dựng một cơ sở thử nghiệm ở Trùng Khánh, cơ sở này cuối cùng sẽ nhận năng lượng từ các trạm năng lượng Mặt trời trên quỹ đạo - với các thử nghiệm quy mô nhỏ bắt đầu vào năm 2022.

Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch dần dần mở rộng quy mô của mình trong những năm tới, với các mô-đun nghiên cứu mới và thậm chí cả kính viễn vọng không gian khổng lồ.
- Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc (NSFC) không tiết lộ chi tiết về các siêu cấu trúc này. Tuy nhiên, tờ SCMP cho biết, Trung Quốc đang hợp tác với Đại học Surrey ở Anh để cùng phát triển dự án xây dựng kính viễn vọng khổng lồ và nó sẽ được xây dựng trong không gian từ các bộ phận được vận chuyển lên từ mặt đất, thay vì hoàn thành trên Trái Đất rồi phóng vào không gian (như Mỹ thường làm).
Siêu công trình không gian của Trung Quốc: Rộng nghìn mét, đè bẹp niềm tự hào của Mỹ, Nga - Ảnh 3.
Kính viễn vọng không gian có tên "Dự án lắp ráp trên quỹ đạo có khẩu độ cực lớn" chính là "mắt thần của Trung Quốc". Ảnh: CIOMP
Được biết đến với tên gọi Dự án lắp ráp trên quỹ đạo có khẩu độ cực lớn, trọng tâm hiện tại của việc xây dựng kính viễn vọng không gian này là làm thế nào để tự động hóa việc lắp ráp trên quỹ đạo một cách thông minh.
Kính viễn vọng không gian này sẽ có khẩu độ 10 mét, lớn hơn gấp đôi so với khẩu độ của Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA và ESA chung tay thực hiện và dự kiến ​​phóng vào cuối năm 2021.
TRUNG QUỐC ĐANG LÀM RẤT TỐT NGOÀI KHÔNG GIAN
Chưa hết, hiện tại, Trung Quốc đang xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình (có tên là Thiên Cung). Dự kiến, cuối năm 2022, Thiên Cung sẽ đi vào hoạt động. Thiên Cung có khối lượng khoảng 100 tấn. Chỉ riêng tham vọng xây dựng Thiên Cung của riêng mình, Trung Quốc đã khiến Mỹ - đối thủ số 1 của Trung Quốc trong không gian - phải lo lắng bội phần.
Trung Quốc cũng đang nghiên cứu một động cơ tên lửa siêu nặng được thiết kế cho tên lửa hàng không thế hệ tiếp theo Long March 9 (CZ-9, hay Trường Chinh 9), dự kiến ​​sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2030. Nó dự kiến ​​có thể nâng tối đa 140 tấn lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp (LEO) hoặc 50 tấn đến Mặt Trăng.
Ngoài ra, kế hoạch gần nhất của Trung Quốc là phóng một tàu vũ trụ chở hàng tới trạm vũ trụ Thiên Cung là Shenzhou-13 (Thần châu 13) vào tháng 10/2021, đưa ba phi hành gia vào quỹ đạo rồi quay trở lại mặt đất cùng với phi hành đoàn hiện tại, tờ Post đưa tin tức tuần trước.
Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào chương trình không gian và đạt được rất nhiều thành tựu khiến Mỹ, các nước phương Tây và châu Á ngưỡng mộ. Vào tháng 5/2021, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai đưa một tàu thám hiểm chức năng lên sao Hỏa (sau Mỹ) - 2 năm sau khi họ đưa tàu vũ trụ đổ bộ phía xa của Mặt Trăng lần đầu tiên trong lịch sử.

 

Nguồn tin: Bài viết sử dụng nguồn: SCMP, DM, VICE

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập30
  • Hôm nay13,181
  • Tháng hiện tại350,867
  • Tổng lượt truy cập35,997,212
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây