Việt Nam: Thí điểm chuyến bay 'hộ chiếu vaccine' mở ra triển vọng gì?

Thứ ba - 07/09/2021 09:01
unnamed (8)
unnamed (8)

Nối lại bình thường các hoạt động vận tải hành khách là một thách thách thức không nhỏ đối với các hãng hàng không hoạt động tại Việt Nam trong thời đại dịch Covid-19

 

Tin cho hay một chuyến bay đầu tiên có thí điểm "Hộ chiếu vaccine" ở Việt Nam đã tới sân bay Vân Đồn, thuộc tỉnh Quảng Ninh trong cuối tuần.

Hôm thứ Bảy, Thời Báo Kinh tế Online đưa tin cho biết chiều ngày 04/9/2021 theo giờ địa phương, một chuyến bay chở công dân Việt Nam từ Nhật Bản đã hạ cánh an toàn tại Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn, thuộc tỉnh Quảng Ninh, ở miền Bắc Việt Nam.

Trên chuyến bay thí điểm này, các hành khách đã tiêm đủ liều vaccine phòng chống Covid-19 và đây là chuyến bay đầu tiên áp dụng thí điểm chương trình cách ly y tế 7 ngày của Bộ Y tế Việt Nam.

 

"Toàn bộ hành khách trên chuyến bay cần đáp ứng đủ hai điều kiện là vừa phải tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh)," Thời Báo Kinh tế Việt Nam cho hay.

"Đồng thời phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận."

Sau khi nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn, vẫn theo tờ báo mạng này, các hành khách đã di chuyển về một khách sạn thuộc tỉnh Quảng Ninh và thực hiện cách ly y tế tập trung 7 ngày, rút ngắn 7 đến 14 ngày so với quy trình bình thường, tùy thuộc vào chủng biến thể Covid-19 nơi hành khách xuất cảnh.

"Sau các chuyến bay thí điểm đầu tiên, Chính phủ cùng với tỉnh Quảng Ninh sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm trước khi triển khai rộng. Dự kiến, ngày 12/9, sân bay Vân Đồn sẽ đón chuyến bay tiếp theo đưa các công dân hồi hương từ Hoa Kỳ," Thời Báo Kinh tế Việt Nam cho biết thêm.

'Một giải pháp nên được tiến hành và đã có thông lệ'


Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh,

Nối lại và duy trì tốt giao thông, vận tải là điều rất quan trọng để tái khởi động nền kinh tế của Việt Nam hiện nay

Hôm 06/9 từ Hội An, kinh tế gia Bùi Kiến Thành, người từng có nhiều năm tư vấn về quản lý và hội nhập kinh tế, thương mại và tài chính cho chính phủ Việt Nam trước đây, đưa ra bình luận với BBC:

"Tôi thấy rằng đây là một giải pháp tạo điều kiện cho mọi người, trong đó có công dân Việt Nam và những người khác có thể di chuyển, đi lại dễ dàng hơn, trong khi đảm bảo rằng các hành khách và những người đi lại đã có những bảo đảm về mặt dịch tễ, y tế, sức khỏe cộng đồng giúp tránh hay giảm thiểu, giới hạn việc lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Do đó, tôi nghĩ đây là một việc các ngành hữu quan của Việt Nam cần tổ chức làm.

"Hộ chiếu vaccine cũng đã được thí điểm và áp dụng ở nhiều nước khác trên thế giới, nhất là như một giải pháp đa mục tiêu giúp cho giao thông, vận chuyển hành khách, cũng như giúp cho thúc đẩy kinh tế, thúc đẩy trở lại một số ngành công nghiệp, trong đó có chính ngành hàng không và các ngành khác như là du lịch.

"Hình thức hộ chiếu vaccine này, trước đây Liên Hợp Quốc cũng đã áp dụng nhiều, để hành khách đi từ quốc gia này đến quốc gia khác trong các mùa dịch, đều có thể trưng ra các bằng chứng để kiểm tra, giám sát, theo dõi đã được trích ngừa ra sao, một giấy chứng nhận như vậy là một thông lệ, một điều tốt, tích cực.

"Nhân đây tôi muốn nói thêm rằng hiện nay tại Việt Nam đang làm hai việc, một và là ưu tiên là phải chống dịch, hai là phải tiếp tục vận hành nền kinh tế để có những tăng trưởng, phát triển, mục đích kép này tới hơn một năm nay đã là chính sách của nhà nước Việt Nam, trên cơ sở đó người ta đã đặt ra câu hỏi là tìm phương án nào để chống dịch tốt, cách ly tốt, nhưng không làm xáo trộn quá đáng sinh hoạt sống và hoạt động kinh tế, giao thông, đi lại của người dân, đảm bảo các quyền cơ bản của họ.


Việt Nam

Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh,

Nhiều ngành kinh tế, trong đó có du lịch, có thể được hưởng lợi nhờ 'hộ chiếu Vaccine' được áp dụng trong vận tải hàng không dân dụng tại Việt Nam tới đây, theo ý kiến kinh tế gia

"Rút kinh nghiệm thời gian qua, những ngày gần đây một loạt địa phương đã thấy nhiều biện pháp phong tỏa, cách ly là quá mức, không phù hợp, nay đang tìm phương thức mới để thay đổi, sao cho cuộc sống của dân chúng không bị xáo trộn, đảo lộn hay ảnh hưởng quá mức.

"Việt Nam qua hai năm bị dịch Covid-19 tấn công, thì năm nay tức là năm 2021 là một năm bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Năm trước, toàn quốc chỉ có vài nghìn ca mà nhà nước công bố là bị nhiễm, nhưng bây giờ riêng như ở Sài Gòn, có ngày các số liệu cho biết các ca bị mắc lên tới bảy, tám nghìn ca, trong khi ở cả nước lên tới mười mấy nghìn ca mỗi ngày, thì điều đó rõ ràng là ảnh hưởng rất là nhiều.

"Và việc không kiểm soát được sự lây lan vì nhiều lý do, trong đó có việc nhân dân không có đủ sức chịu đựng hơn nữa và buộc phải phá rào, trong khi nhà nước chưa làm hết được những điều được kỳ vọng, yêu cầu để tránh tốt hơn sự lây lan đó, thì hệ quả là nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, việc này phải thẳng thắn nhìn nhận, công nhận để từ đó tìm cách tháo gỡ, để có thể vẫn có hoạt động, vẫn làm việc mà kiểm soát không để dịch gây quá nhiều thêm những thiệt hại to lớn cho đất nước về người và của, trong đó có kinh tế.

"Trở lại với việc thí điểm những chuyến bay với 'hộ chiếu vaccine' mà Việt Nam tiến hành ở Vân Đồn, Quảng Ninh, tôi thấy rằng đây là phương thức có thể giúp bảo vệ cho hành khách và mọi người trước sự lây lan của Covid-19, và đồng thời giúp cho bản thân ngành hàng không, các hãng hàng không ở Việt Nam có thể dần dần hoạt động trở lại được một cách tương đối ổn, thì đó là một phương cách tốt cho cả đi lại, lưu chuyển của hành khách, tốt cho hàng không ở Việt Nam và các ngành kinh tế khác, đó theo tôi là một việc nên làm với Việt Nam," ông Bùi Kiến Thành nói với BBC hôm thứ Hai.


 

Nguồn tin: tru Vu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập61
  • Hôm nay8,611
  • Tháng hiện tại271,310
  • Tổng lượt truy cập35,537,591
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây