Người không giữ chữ Tín,  sao có chỗđứng ở thế gian?

Thứ sáu - 31/12/2021 09:29
tải xuống (4)
tải xuống (4)
Người xưa vô cùng coi trọng chữ Tín; lời một khi đã được nói ra, thì bằng mọi giá sẽ phải thực hiện. Người ngày nay cũng nói một chữ Tín, nhưng ý nghĩa thì đã sai khác ngàn dặm... Khổng  Tử  nói: “Vô  tín  nhi  bất  lập”,  ý  nói  rằng,  người  mà không  giữ  chữ  Tín  thì  sao  có  chỗ  sinh  tồn,  chỗđứng  trên  thếgian này đây? Cũng có người nói, chữ Tín là sinh mệnh thứ hai của con người. Câu nói này kỳ thực cũng rất có đạo lý. Người xưa coi trọng tín nghĩa Có  một  câu  chuyện “Ba  nghìn  dặm  không  mất  tín”,  kể  về  hai người bạn gặp nhau vào khoảng đầu mùa xuân. Trước khi chia tay,  chủ  nhà  hỏi  người  bạn  của  mình  rằng,  khi  nào  thì  lại đến chơi.  Người  bạn  kia hẹn  vào  tết Trung  thu  sẽ  tới để  hai  người cùng ngắm trăng. Đến  tết  Trung  thu,  chủ  nhà  mang  rượu  và  thức ăn  ra  sau  hoa viên,  không ăn  không  uống  mà  kiên  trì  ngồi  chờ  bạn đến. Đến lúc  gần  tới  canh  3,  người  bạn  kia  quả  nhiên đi đến, đứng ngoài cửa hoa viên hỏi: “Hiện tại chưa qua canh 3 nên vẫn tính là ngày rằm chứ?”.Chủ  nhà  trả  lời  bạn: “Chưa  qua,  chưa  qua, đương  nhiên vẫn là rằm tháng Tám rồi. Tôi biết rõ ngài nhất định sẽđến, bởi vì trong trí nhớ của tôi thì ngài chưa thất tín với tôi bao giờ. Xin mời,  mau  vào  cùng  tôi  uống  rượu  ngắm  trăng”. Chủ  nhà  nói xong liền chạy ra cổng mời bạn vào.
204Người bạn vội nói: “Xin ngài đừng qua đây! Vì gặp chuyện đặc biệt  nên  tôi  không  thể  gặp  ngài đúng  hẹn.  Tôi  từng  nghe  có người nói,  con  người  mà  trút  bỏđi  thân  thể  rồi  thì chỉ trong tích tắc, linh hồn có thểđi ngàn dặm đường. Cho nên, vào canh hai  tôi đã  trút  bỏđi  thân  thể  của  mình để  có  thểđi  ba  nghìn dặm đến đây trước canh ba. Giờ tôi đã ởđây rồi, xem ra lời ấy cũng  không  phải  hư  truyền.  Tôi  với  ngài  giờđã  là  Âm  Dương cách  biệt,  nhưng  dù  sao  thì  tôi  cũng đã  giữđược  lời  hứa  với ngài”. Người  bạn  trong  câu  chuyện  này đã đặt  chữ  tín ở  vị  trí  trọng yếu nhất, thậm chí còn cao hơn cả tính mạng của mình. Trong  cuốn: “Sử  ký-  Quý  bố  loan  bố  liệt  truyện” có  ghi chép rằng: “Đắc  thiên  lưỡng  hoàng  kim,  bất  nhưđắc  quý  bố  nhất nặc”. (Tạm  dịch: Được  trăm  cân  vàng  cũng  không  bằng  một tiếng ừ  của  Quý  Bố).  Thời Hán  Sở  phân  tranh,  Quý  Bố  là  tùy tướng của Hạng Võ, là một người rất coi trọng chữ tín. Mỗi khi ông đã hứa hẹn với ai điều gì thì không bao giờ ông để thất hứa. Cho nên người đời xem lời hứa của Quý Bố rất có giá trị, ví là quý  hơn  cả  trăm  nén  vàng  vậy.  Người đời  sau  nói:  “Lời  hứa đáng giá ngàn vàng“, đều có ý chỉ lời hứa có giá trị vô cùng to lớn. Ngày  nay  lời  hứa  không đáng  giá  một đồng.  Ngay  cả  hợp đồng lập ra cũng có hợp đồng giả, những thứ như công văn giả, văn bằng giả, giấy chứng nhận giả ... ở khắp nơi đều có. Người xưa khi nói thường hay dùng từ “tín nghĩa”, lời một khi đã nói ra thì cảđời sẽ phải thực hiện. Ngày nay, chữ “tín nghĩa” thường được  ghi  thành  “tín dự”  (tín  tâm  và  danh  dự),  chỉ  khác nhau  một  chữ,  nhưng  ý  nghĩa  thì đã  sai  khác ngàn  dặm. Đa  sốtừấy  ngày  nay  chỉđể  thỏa  mãn  ham  muốn  cá  nhân  của  mình chứ không hề nói tới đạo nghĩa.
205Nhân  vật  chính  trong  câu  chuyện  xưa,  vì  giữ  lời  hứa  mà  sẵn sàng trả giá bằng mạng sống của mình. Lời một khi nói ra thì có trời đất  chứng  giám,  cho  nên, đừng  vì  tùy  hứng  mà  lỡ  thất  tín với  người  khác.  Chúng  ta  cần  phải  noi  gương  người  xưa,  coi trọng chữ tín, như thế mới có thể khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn. “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” thực ra có đối ứng mật thiết với thân thể người Trong tư tưởng “Trung dung” của mình, Khổng Tử có đưa ra sựđối ứng giữ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” với thân thể con người: Nhân (nhân từ, nhân ái): thuộc Mộc, đối ứng với lá gan. Lễ (lễ phép, lễđộ): thuộc Hỏa, đối ứng với tim và máu. Trí (trí tuệ, kiến thức): thuộc Thủy, đối ứng với thận. Tín  (tin  tưởng,  chữ  tín):  thuộc  Thổ, đối ứng  tỳ (lá  lách)  và  vị(dạ dày). Trung y cho rằng: Con người có thể sống trên đời chính là dựa vào  “Tiên  thiên  chi  bản”  –  Thận,  hay  cũng  nói  thận  là  cái  gốc của  sự  sống  và  “Hậu  thiên  chi  bản”  –  Tỳ  vị.  Nói  thận  là  “tiên thiên  chi  bản”  tức  là  không  cách  nào  có  thể  dùng  thuốc để  bồi bổ  và  chữa  trị  mà  chỉ  có  thể  dùng  tiết  chế  sắc  dục,  thủđức  tu thân để bảo dưỡng. Cho nên, thận là phải dưỡng chứ chữa trị thì chỉ vô ích. Con người hiện đại tham dục vọng, sống buông thả phóng đãng, dùng  thuốc để  tu  bổ  thận  là  bỏ  gốc  lấy  ngọn,  càng  tu  bổ  càng trầm trọng. Tỳ vị là “hậu thiên chi bản”, tất cả dinh dưỡng cần thiết  của  toàn  thân  thểđều  là  do tỳ vị  chuyển  hóa để  nuôi dưỡng.
206Vì  vậy,  nếu ở  phương  diện  dục  vọng  mà  con  người  không  tiết chế,  háo  sắc  thì  sẽ  làm  tổn  thương đến  “tiên  thiên  chi  bản”  – Thận. Khi thận (thuộc Thủy) đã thiếu thốn nước thì gan (thuộc Mộc) sẽ chết khô và tất cả tạng phủ trong cơ thể người sẽ bị suy kiệt. Nếu  như  con  người  không  giữđược  chữ  tín  thì  “hậu  thiên  chi bản” là tỳ vị tất sẽ bị tổn thương trầm trọng. Nếu như thận và dạdày đều bị tổn thương thì tính mạng của người này cũng không thể tồn tại lâu được. Con người nếu không “tín” thì sẽ không có “nghĩa”, nói chi đến lòng biết ơn? Khi ấy, họ sẽđề phòng lẫn nhau, dẫn đến việc coi nhau như kẻđịch, quan hệ giữa người với người sẽ trở nên căng thẳng.  Cho  nên  nói:  “Tín  là  cầu  nối  giữa  con  người  với  con người,  là  nền  tảng,  cơ  sởđể  con  người  sống  chân  thành  với nhau”.Từđó có thể nhìn rộng ra, nếu một quốc gia mà ởđó dâm loạn khắp  nơi,  không  tin  tưởng  lẫn  nhau,  vô ơn  vô  nghĩa, đạo đức suy đồi  thì  thiên  tai ắt  sẽ  không  ngừng  xảy đến,  trăm  dân  lầm than. Do đó quốc gia cũng khó có thể giữ vững. Vì vậy, đề cao các giá trị “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” là một cách trực tiếp bảo vệ cho sinh mạng của mỗi người và mỗi một quốc gia!

Nguồn tin: Theo Đại Kỷ Nguyên  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập49
  • Hôm nay8,582
  • Tháng hiện tại341,193
  • Tổng lượt truy cập32,324,916
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây