Điển cố “Lùi lại 90 dặm”

Thứ sáu - 31/12/2021 09:22
tải xuống (2)
tải xuống (2)
Người ta hay nói “thối tị tam xá” (tức lùi lại chín mươi dặm), ví von  là  do  gặp  phải đối  thủ  quá  mạnh,  vì để  tránh đối đầu  trực diện  làm  hao  tổn  quá  nhiều,  chính  là  chủđộng  nhượng  bộ, không  tranh  giành  với  người,  nguyên  là  lấy  từ  chuyện  “Tích quân  tam  xá”  trong  “Tả  truyện”.  Về  sau được  dùng để  chỉ  ý nhượng bộ không tranh giành. Vậy “Tam xá” là có ý tứ gì? Chữ “xá” trong “thối thị tam xá” là đơn vịđo  khoảng cách thời xưa. Thời xưa lấy ba  mươi dặm làm một xá, tam xá là chín mươi dặm (1 dặm = 0,5km). Khi hai phe đang giao chiến trên chiến trường  mà  muốn lui binh thì sẽlùi ra xa chín mươi dặm. Tại sao lại phải làm như vậy? Ở trong đó có chứa một câu chuyện lịch sử – Tích quân tam xá. Câu chuyện lịch sử này diễn ra vào thời Xuân Thu, chính là lời hứa  của  Tấn  Văn  Công đối  với  Sở  Thành  Vương.  Trên  chiến trường, khi hai bên giao chiến, sẽ chủđộng lui trước ra sau chín mươi dặm, làm vậy là có ý gì? Chính là để trảơn ngày xưa đã được tiếp đón nồng hậu. Tấn  Văn  Công  là  vị  vua  thứ  24  của  nước  Tấn  vào  thời  Xuân Thu,  họ  Cơ,  tên Trùng  Nhĩ,  ông  là  con  trai  trưởng  của  Tấn Hiến  Công  –  Vua  thứ  19  của  nước  Tấn.  Trùng  Nhĩ  tuy  về  mặt thứ  tự  là  con  trai  trưởng  nhưng  mẹ  ông  –  Hồ  Quý  Cơ  không phải là vợ chính của vua cha. Về sau Tấn Hiến Công rất sủng ái chị em Lý Cơ. Lý Cơ vì đểcon  trai  Hề  Tề  của  mình được  lập  làm  thái  tử, đã  giết  thái  tửThân  Sinh,  Trùng  Nhĩ  phải  bỏ  trốn  ra  nước  ngoài  mười  chín năm, luôn bị khinh thường. Về sau lại đến nước Sở, đã được SởThành Vương dùng lễ của chư hầu đểđối đãi.
213Sở Thành Vương quan sát Trùng Nhĩ, biết rõ ông là một người đức hạnh tài năng, cho nên có một ngày đặc biệt hỏi thăm ông một chút, để xem thử hoài bão và khí phách của Trùng Nhĩđến đâu.  Ông  hỏi  Trùng  Nhĩ,  về  sau  nếu  ông  có  thể  trở  về  Tấn Quốc, ông sẽ báo đáp ta như thế nào? Trùng   Nhĩ   nói: “Mỹ   nữ,   ngọc   ngà   tơ   lụa,   chim   thú   quý hiếm,.v.v..những thứ quý giá này thì quý quốc đều đã có, nhiều thứ còn được nhập vào nước Tấn, tôi còn có thể dùng báu vật gì để báo đáp ngài đây?” Sở  Thành  Vương  dò  hỏi  ông  sâu  thêm một bước nói: “Có rất nhiều biện pháp mà!”. Trùng Nhĩ ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Nếu  lỡ  sau  này  nước  Sở  và  nước Tấn gặp nhau giao chiến, tôi sẽđể cho quân lùi lại chín mươi dặm”. Trùng  Nhĩ  tiếp  tục  nói: “Nếu  như  ngài không dừng binh của mình lại được, thì tôi  sẽ  cưỡi  ngựa  xông  lên,  cầm  cung tên ứng  chiến,  quyết  thắng  thua  cùng ngài một phen”. Đúng lúc này bề tôi của Sở Thành Vương là Tử Ngọc thỉnh cầu giết chết Trùng Nhĩ. Sở Thành Vương là một bậc quân tử rộng lượng,  ông  không  nghe  theo  mà  còn  khen  ngợi  Trùng  Nhĩnói: “Tấn  công  tử  ý  chí  to  lớn  mà  lại  giản  dị,  tài  văn  chương chói sáng  mà không ngạo  mạn, người đi theo ông ta (Giới  Chi Thôi cũng ở trong đó) tôn kính mà khoan dung, vừa trung thành lại có năng lực, bọn họ cũng không phải là người tầm thường”. Ông  còn  nói: “Họ  Cơ  (Trùng  Nhĩ  họ  Cơ)  là  con  của  Chu  VũVương,  hậu  sinh  của Đường  Thúc  Ngu  –  em  trai  của  Chu Thành  Vương.  Xem  ra  từ  nay  về  sau  Tấn  công  tử  (Trùng  Nhĩ) Trùng Nhĩ ngẫm nghĩmột lúc rồi nói: “Nếu lỡ sau này nước Sở và nước Tấn gặp nhau giao chiến, tôi sẽđểcho quân lùi lại chín mươi dặm”. (Ảnh: Kknews)
214sẽ  chấn  hưng được  cục  diện  suy  yếu.  Trời  cho  nước  Tấn được hưng thịnh, ai có thể phá được? Làm trái với thiên ý tất sẽ gặp đại  họa!”.  Vì  vậy  Sở  Vương  tiễn đưa  Trùng  Nhĩđến  sát  ranh giới nước Tần và nước Tấn. Về  sau  Trùng  Nhĩđã được  nước  Tần  trợ  giúp để  trở  lại  nước Tấn  và  lên  ngôi,  trở  thành  một  trong  năm  vị  bá  chủ  thời  kỳXuân Thu nổi tiếng trong lịch sử. Năm thứ 28 thời Lỗ Hi Công (năm 632 TCN), tháng tư năm KỷTỵ,  bởi  vì  nước  Sở  vây  Tống,  Tống  cho  người  báo  cho  nước Tấn  biết,  quân đội  của  nước  Sở  và  nước  Tấn  gặp  nhau  trên chiến trường. Tấn Văn Công đã thực hiện lời hứa, trước hết đểcho quân đội thối lui chín mươi dặm vào bên trong để trảơn. Quân đội  nước  Sở  muốn  dừng  binh  lại,  nhưng  chủ  soái  TửNgọc Dục thừa cơđuổi vào, hai quân đánh nhau ở Thành Bộc, chính  là  cuộc  chiến ở  Thành  Bộc  nổi  tiếng  thời  kỳ  Xuân  Thu. Kết  quả  quân đội  của  Sở  bịđánh  cho đại  bại,  Tấn  Văn  Công nhờ trận chiến ở Thành Bộc, uy danh lừng lẫy, đặt cơ sở vững chắc cho sự thống trị. Quả  thật,  người  có  chữ  tín  mới  có  thể  thành  công.  Tấn  Văn Công đã thực hiện nhượng bộ lui binh nhưđã hứa và xứng đáng giành thắng lợi. Chân Chân


 

Nguồn tin: (Theo NTDTV)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập42
  • Hôm nay8,509
  • Tháng hiện tại284,459
  • Tổng lượt truy cập35,550,740
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây